I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, Hs cần đạt được
1. Biết nguyên nhân hình thành, tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu.
2. Biết nguyên nhân hình thành , một số tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
3. Có ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường đất.
II. NỘI DUNG CHUẨN BỊ
1. Sưu tầm một số tranh ảnh về những vùng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Tranh ảnh về rừng bị tàn phá gây lũ lụt, xói mòn đất . Tranh ảnh về ruộng bậc thang, trồng cây theo đường đồng mức quanh đồi , .
2. Nếu có điều kiện có thể sưu tầm băng đĩa hình nói về đất xám bạc màu và đất xói mạnh trơ sỏi đá ( băng đĩa của đài truyền hình Trung ương, địa phương .) và chiếu cho Hs xem trong quá trình thực hiện bài giảng. Trường hợp này cần chuẩn bị thêm T.V, đầu băng đĩa.
3. Nếu địa phương trường đóng nằm trên vùng đất nêu trên, Gv có thể thu nhập một số mẫu đất của hai loại đất này để Hs quan sát nhận xét trong khi học.
4. Nếu trường nằm ở vùng có đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, Gv có thể yêu cầu Hs sưu tầm trước ở nhà một số điểm sau:
20 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 7 đến tiết 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7
Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng
Đất xám bạc, màu đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, Hs cần đạt được
1. Biết nguyên nhân hình thành, tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu.
2. Biết nguyên nhân hình thành , một số tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
3. Có ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường đất.
II. Nội dung chuẩn bị
1. Sưu tầm một số tranh ảnh về những vùng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Tranh ảnh về rừng bị tàn phá gây lũ lụt, xói mòn đất . Tranh ảnh về ruộng bậc thang, trồng cây theo đường đồng mức quanh đồi , ...
2. Nếu có điều kiện có thể sưu tầm băng đĩa hình nói về đất xám bạc màu và đất xói mạnh trơ sỏi đá ( băng đĩa của đài truyền hình Trung ương, địa phương ...) và chiếu cho Hs xem trong quá trình thực hiện bài giảng. Trường hợp này cần chuẩn bị thêm T.V, đầu băng đĩa.
3. Nếu địa phương trường đóng nằm trên vùng đất nêu trên, Gv có thể thu nhập một số mẫu đất của hai loại đất này để Hs quan sát nhận xét trong khi học.
4. Nếu trường nằm ở vùng có đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, Gv có thể yêu cầu Hs sưu tầm trước ở nhà một số điểm sau:
- Bằng quan sát thực tế, hãy mô tả và nêu một số đặc điểm chính của từng loại đất ( màu sắc, độ mịn của tầng đất canh tác, độ dốc của vùng đất nơi quan sát, những cây trồng trên đó).
- Các biện pháp cải tạo đất mà nhân dân địa phương đã làm. Kết quả sưu tầm được yêu cầu Hs viết thành bản thu hoạch nhằm phục vụ cho việc thảo luận bài học ở lớp.
III. thực hiện bài dạy
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Đồ dùng thiết bị
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học:
- Giáo viên có thể giới thiệu bài học như phần mở đầu của bài trong SGK. Tiếp đó nêu mục tiêu bài học.
- Nếu trường ở địa bàn có 2 loại đất nêu trong bài học, giáo viên có thể đưa thêm yêu cầu gắn nội dung bài học với thực tế địa phương.
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs ( kết quả sưu tầm thực tế của địa phương)
- Chú ý lắng nghe Gv giới thiệu bài học để nắm được nội dung bài và mục tiêu phải đạt được sau bài học
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đất xám bạc màu
- Giới thiệu một số tranh ảnh về đất xám bạc màu. Gợi ý cho Hs quan sát: cây trồng trên đất xám bạc màu, nguyên nhân hình thành ...
- Nêu câu hỏi thảo luận.
+ Đất xám bạc màu thường phân bố nhiều ở những vùng nào, vì sao?
+ Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu ?
+ Vì sao đất xám bạc màu có những tính chất bất lợi cho sản xuất như vậy? ( có tính chất nêu trong SGK). Yêu cầu Hs giải thích lần lượt từng tính chất. Kết hợp với số liệu sưu tầm được trong quá trình thảo luận.
- Ngoài tranh ảnh , khi hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất đất, Gv có thể đưa ra các mẫu đất xám bạc màu cho Hs quan sát, nhận biết.
- Giáo viên nêu tiếp câu hỏi để Hs tìm hiểu các biện pháp cải tạo và hướng dẫn sử dụng đất xám bạc màu.
+ Căn cứ vào đâu để đưa ra các biện pháp cải tạo đất xám bạc mùa?
+ Địa phương em đã áp dụng những biện pháp gì để cải tạo đất xám bạc màu ?
- Quan sát kỹ tranh ảnh Gv giới thiệu, chú ý những điểm gợi ý của Gv.
- Đọc kỹ nội dung phần I bài 9 ( SGK). Trao đổi nhóm về những nội dung Gv nêu ra. Lấy dẫn chứng thực tế địa phương ( nếu địa phương có đất xám bạc màu) để minh hoạ cho nội dung trao đổi.
- Tham gia thảo luận chung cả lớp về những câu hỏi của Gv.
- Lưu ý : giữa nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và những tính chất đất có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy trong khi học các em cần thì tìm ra mối quan hệ này.
- Ghi chép một số ý chính vào vở.
- Đọc lỹ trong SGK phần biện pháp cải tạo và hướng dẫn sử dụng đất xám bạc màu.
- Trao đổi trong nhóm để giải thích cơ sở khoa học của từng biện pháp.
- Tham gia thảo luận chung những vấn đề Gv đặt ra. Lưu ý gắn nội dung bài học với thực tế sản xuất địa phương ( nếu là vùng đất bạc màu)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- Giới thiệu một số tranh ảnh về đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Gợi ý cho Hs những điểm cần lưu ý: cây trồng trên loại đất này, nguyên nhân hình thành.
- Nêu câu hỏi thảo luận:
+ Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá thường phân bổ ở những vùng nào ? cho ví dụ minh hoạ.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
+ Tính chất của loại đất này có gì giống và khác với đất xám bạc màu?
( xem xét từ nguyên nhân hình thành 2 loại đất này để phân tích) Giáo viên có thể cho HS quan sát các mẫu đất của 2 loại để so sánh.
- Sau khi cho Hs thảo luận , giáo viên tổng kết và nhấn mạnh một số ý:
+ Đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá đều do sự rửa trôi các chất dinh dưỡng, hạt sét, hạt keo. Vì vậy đất chua, nghèo dinh dưỡng, vi sinh vật đất vừa thiếu vừa hoạt động yếu.
Sự rửa sôi này ở đất xám bạc màu nhẹ hơn ở đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
+ Nguyên nhân chính là do mưa lớn, địa hình dốc, gây rửa trôi xói mòn. Vùng miền núi đất dốc hơn, triền dốc, dài nên hiện tượng rửa trôi xói mòn mạnh, làm cho đất trơ sỏi đá. Còn những vùng giữa đồng bằng và trung du dốc ít hơn, sự rửa trôi xói mòn làm cho đất trở nên bạc màu.
- Từ nguyên nhân hình thành và tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, Gv nêu câu hỏi gợi ý cho Hs tìm hiểu các biện pháp cải tạo và hạn chế xói mòn mạnh.
+ Làm ruộng bậc thang và trồng thêm cây ăn quả trên đất dốc có tác dụng như thế nào trong việc cải tạo đất xói mòn mạnh ?
+ Nêu tác dụng của các biện pháp canh tác đối với đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
- Sau khi cho Hs thảo luận các câu hỏi. Gv bổ sung các ý còn thiếu của Hs và nhấn mạnh một số ý chính của loại đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá để Hs nắm và ghi chép cho đầy đủ.
- Quan sát tranh ảnh, theo hướng dẫn của Gv.
- Đọc kỹ phần II bài 9 SGK để tìm hiểu nguyên nhân hình thành từ đó suy ra vùng phân bố của loại đất này.
Từ nguyên nhân hình thành dẫn đến tính chất của đất. So sánh với đất cát bạc màu để thấy mức độ nguy hại của loại đất này
- Quan sát mẫu 2 loại đất để so sánh tìm ra những điểm khác nhau giữa chúng.
- Thảo luận chung ở lớp. Hs kết hợp làm việc với SGK, quan sát tranh ảnh mẫu vật, sự tìm hiểu thực tế ( nếu có) và những hiểu biết đã được học trước đây ( ở lớp 7) để tích cực thảo luận xung quanh các câu hỏi gợi ý của Gv.
-Ghi chép các ý chính của bài học vào vở. Lưu ý một số điểm Gv đã chốt lại.
- Đọc kỹ nội dung cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá trong SGK, liên hệ thực tế địa phương( nếu có) để trao đổi nhóm và thảo luận chung ở lớp về các câu hỏi của Gv đưa ra.
- Mỗi biện pháp cải toạ loại đất này đềi có quan hệ đến nguyên nhân và tính chất đất. Vì vậy khi phân tích các biện pháp cải tạo và sử dụng đất này cần lưu ý tới tính chất và nguyên nhân hình thành của nó.
Tranh ảnh về đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Các mẫu đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất xám bạc màu.
Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra đánh giá
- So sánh một số điểm cơ bản của 2 loại đất:
+ Cả 2 loại đất đều bị rửa trôi mạnh lớp đất mặt, chất dinh dưỡng rất nghèo, thành phần cơ giới nhẹ, đất chua ( rất chua) vi sinh vật trong đất ít và hoạt động yếu.
+ Đất xói mòn mạnh do địa hình dốc cao và kéo dài nên bị rửa trôi mạnh hơn, đặc biệt lớp đất mặt ( trơ sỏi đá)
+ Cả hai loại đất muốn cải tạo trước hết chống sự xói mòn rửa trôi tầng đất canh tác bằng nhiều biện pháp ( làm ruộng bậc thang, bờ vừng bờ thửa, đảm bảo tưới tiêu hợp lý, bón phân hưu cơ kết hợp NPK, bón vôi, ...
- Nêu câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Hs.
+ Nguyên nhân hình thành 2 loại đất có điểm nào giống nhau và khác nhau?
+ Tính chất 2 loại đất có điểm nào giống nhau và khác nhau?
+ Nêu các biện pháp cải tạo và sử dụng 2 loại đất đã học.
+ Liên hệ thực tế sản xuất địa phương, em hãy cho biết các biện pháp của tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh của bà con nông dân đã dúng chưa, cần bổ sung biện pháp nào nữa ?
- Chỉ định một số Hs trả lời và góp ý bổ sung . Có chỗ nào sai sót Gv cần làm rõ.
- Ghi chép những ý chính GV tổng kết thông qua sự so sánh 2 loại đất được học.
- Lắng nghe Gv nêu câu hỏi kiểm tra, suy nghĩ trả lời. Góp ý bổ sung nếu bạn trả lời chưa đủ hoặc chưa đúng.
Tiết 8.
Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn - đất phèn
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, hs cần đạt được
1. Biết nguyên nhân hình thành, một số tính chất cơ bản và biện pháp cải tạo sử dụng hai loại đất mặn và đất phèn.
2. Có ý thức gắn nội dung bài học với thực tiễn sản xuất ở địa phương để làm phong phú hơn sự hiểu biết trong học tập.
II. Nội dung chuẩn bị
1. Đọc kỹ bài trong SGK và tham khảo thêm các tài liệu về nông hoá thổ nhưỡng, về đất mặn và đất phèn ở nước ta ( tài liệu do NXB Nông thôn ấn hành).
2. Một số tranh ảnh về đất mặn, đất phèn phục vụ nội dùng bài học.
3. Hướng dẫn trước cho Hs sưu tầm tìm hiểu một số nội dung sau, qua thực tiễn sản xuất ở địa phương ( vùng đất có mặn, đất phèn):
+ Các biện pháp cải tạo đất mặn, đất phèn đã áp dụng ở địa phương, còn thiếu biện pháp nào chưa được làm ?
+ Những loại cây nào trồng trên đất mặn, đất phèn ở địa phương ?
III. Hướng dẫn thực hiện bài dạy
Có thể thiết kế các hoạt động của bài học này như sau:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Đồ dùng thiết bị
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
- Gv nêu vấn đề của bài học: Trong các loại đất canh tác ở nước ta, ngoài đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá tập trung ở các vùng trung du miền núi cần phải cải tạo trong quá trình sản xuất, còn 2 loại đất khác tập trung ở vùng đồng bằng ven biển ( đất mặn và đất phèn) cũng cần cải tạo mới sử dụng tốt được.
- Nguyên nhân nào dẫn đến đất bị mặn và nhiễm phèn, tính chất của nó thế nào, bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
- Nêu mục tiêu bài học và kiểm tra sự chuẩn bị của Hs ( tìm hiểu thực tiễn địa phương nếu có đất mặn và đất phèn)
- Chú ý lắng nghe Gv giới thiệu bài học mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đất mặn
- Hướng dẫn hs đọc SGK bài 10, tóm tắt các ý chính để thảo luận ở lớp.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Nguyên nhân nào làm cho đất mặn?
+ Đất mặn có những đặc điểm, tính chất nào cần chú ý?
+ Để cải tạo đất mặn cần áp dụng những biện pháp nào? Địa phương em có làm đúng như vậy không (nếu là vùng có đất mặn)?
- Giới thiệu tranh ảnh về vùng đất mặn.
- Sau khi cho Hs đọc xong SGK và ghi chép các ý chính Gv cho cả lớp thảo luận chung những vấn đề nêu ra trong 3 câu hỏi trên.
Câu hỏi 1: nêu chỉ định một Hs trung bình hoặc yếu trả lời ( vì câu hỏi này dễ) để động viên các em.
Câu hỏi 2-3 dành cho các Hs khá và tự giác muốn trình bày.
- Trong quá trình thảo luận, Gv cần lưu ý Hs một điều là giữa đặc điểm tính chất với các biện pháp cải toạ đất mặn có quan hệ với nhau.
- Sau thảo luận, giáo viên chốt lại những ý chính để Hs dễ ghi chép vào vở.
- Đọc bài 10 SGK phần cải tạo và sử dụng đất mặn.
- Ghi tóm tắt các ý chính chuẩn bị cho thảo luận ở lớp.
Nếu địa phương là vùng đất mặn cần liên hệ thực tế về các biện pháp cải tạo và đưa ra thảo luận chung.
-Lưu ý: Khi tìm hiểu các biện pháp cải tạo cần có giải thích vì sao làm như vậy ( dựa vào tính chất đặc điểm của loại đất mặn)
- Tham gia thảo luận chung cả lớp theo câu hỏi gợi ý Gv đã nêu ra.
Lắng nghe các bạn trình bày trả lời câu hỏi, có chỗ nào sai hay còn thiếu xin bổ sung.
- Trình bày kết quả điều tra các biện pháp cải tạo đất mặn ở địa phương. Cố gắng đối chiếu với kiến thức đã học để chỉ ra những biện pháp làm đúng và những biện pháp cần bổ sung.
- Ghi chép những ý chính giáo viên đã tổng kết vào vở.
Tranh ảnh vùng đất mặn
Hoạt động 3: Tìm hiểu đất phèn
- Giới thiệu một số tranh ảnh về vùng đất phèn, sơ đồ làm liếp cải tạo đất phèn, giúp Hs hiểu khái quát về đất phèn trước khi đi sâu tìm hiểu các tính chất của nó.
- Nêu câu hỏi cho Hs thảo luận:
Nguyên nhân gây nên đất phèn?
- Lưu ý một số điểm sau:
+ Nơi ( vùng) phân bố
+ Có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
+ Quá trình từ S đ FeS2 đ H2SO4
- Sau khi Hs thảo luận tìm ra nguyên nhân gây đất phèn giáo viên tóm tắt lại và nhấn mạnh những điều kiện trong quá trình hình thành đất phèn.
- Chuyển tiếp phần 2: Do đất phèn được hình thành trong những điều kiện như vậy ( vừa thảo luận) nên có những đặc điểm và tính chất không thuận lợi cho sản xuất trồng trọt.
- Nêu câu hỏi gợi ý để Hs tìm hiểu những đặc điểm, tính chất của đất phèn:
+ Đất phèn có đặc điểm gì bất lợi cho sản xuất ?
+ Tính chất cơ bản của đất phèn?
+ Vì sao nói đất phèn là loại đất xấu, cần cải tạo ?
+ Tính chất của đất phèn có điểm nào giống với đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh ? ( đất chua, độ phì nhiêu thấp, vi sinh vật đất hoạt động yếu). Gv hướng dẫn Hs đọc SGK, trao đổi nhóm về những câu hỏi đã nêu để chuẩn bị thảo luận chung cả lớp.
- Điều kiện cả lớp thảo luận lần lượt các câu hỏi. Có chỗ nào Hs chưa nắm vững hoặc không tự giải thích được, Gv cần bổ sung cho đầy đủ.
- Lưu ý Hs khi so sánh với các loại đất khác đã học ( đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh ) cần chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( đặc biệt về tính chất đất).
Ví dụ: Cả 3 loại đất ( xám bạc màu, xói mòn mạnh và đất phèn) đều có tính chua, do vậy đều cần bón vôi để cải tạo.
- Gv chuyển tiếp nội dung tìm hiểu của Hs vào phần 3 của bài ( biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn)
Câu hỏi gợi ý:
+ Nêu hệ thống các biện pháp cải tạo đất phèn?
+ Giải thích tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất phèn?
+ ở địa phương em, người ta cải tạo đất phèn bằng những biện pháp nào ? Theo em cần bổ sung thêm biện pháp nào nữa ? ( Nếu trường ở vùng có đất phèn)
- Hướng dẫn Hs đọc phần 3 bài 10- SGK ( biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn).
- Hướng dẫn thảo luận cả lớp, lần lượt từng câu hỏi.
- Mỗi câu hỏi cho 1 Hs trình bày và cả lớp thảo luận góp ý. Gv tóm tắt và bổ sung cho đủ ý.
Riêng biện pháp bón vôi, Gv cần phân tích kỹ vai trò làm giảm độ độc hại của nhóm tự do trong đất qua phản ứng hoá học ( SGK). Nếu vùng có đất phèn Gv cần giải thích rõ hơn biện pháp lên tiếp cải tạo đất phèn ( thông qua Sơ hồ H. 10.3)
- Quan sát tranh ảnh về các mặt:
+ Những cây trồng trên đất phèn, độ tốt xấu của chúng.
+ Mặt cắt ( các lớp đất) phẩm diện đất phèn.
- Đọc phần II bài 10 SGK về cải tạo và sử dụng đất phèn để tìm hiểu nguyên nhân hình thành loại đất này.
- Thảo luận ở lớp về nguyên nhân hình thành đất phèn.
- Lưu ý: quá trình S đ FeS2 có điều kiện là yếm khí. Cũng như quá trình từ FeS2 đ H2SO4 có điều kiện là đất thoát nước và thoáng khí. Những điều kiện này có liên quan đến các biện pháp cải tạo.
- Ghi chép tóm tắt nguyên nhân hình thành.
Đọc phần đặc điểm, tính chất của đất phèn trong SGK, trao đổi trong nhóm về những câu hỏi của GV nêu ra, ghi chép một số ý chính vào giấy nháp để chuẩn bị cho thảo luận chung ở lớp.
- Tham gia thảo luận về đặc điểm tính chất đất phèn qua các câu hỏi gợi ý của Gv.
- Khi thảo luận câu hỏi 4, Hs nhớ lại bài học trước để so sánh và nhận xét những điểm giống và khác nhau giữa 4 loại đất.
- Chú ý lắng nghe Gv gợi ý việc tìm hiểu các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn.
Ghi tóm tắt các câu hỏi cần trao đổi thảo luận vào giấy nháp ( hoặc phiếu học tập) để tiện làm việc.
- Đọc kỹ phần 3: Biện pháp cải tạo và hướng dẫn sử dụng đất phèn.
- Gghi chép các ý chính theo yêu cầu của từng câu hỏi để chuẩn bị thảo luận.
- Tham gia thảo luận theo hướng dẫn của Gv. Ghi chép các ý chính Gv đã tóm tắt vào vở học.
Nếu còn chỗ nào chưa hiểu có thể nêu để Gv giải đáp.
Tranh ảnh về đất phèn
Sơ đồ H.10.3 lên tiếp
Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra đánh giá
- Gv sử dụng các câu hỏi ở cuối bài ( SGK) để kiểm tra đánh giá kết quả học của Hs.
- Chỉ định 3 Hs trình bày 3 nội dung.
- Cuối cùng , Gv tổng kết bài học thông qua nội dung trả lời 3 câu hỏi. Qua đây Gv có nhận xét đánh giá chung về kiến thức và tinh thần thái độ học tập
- Suy nghĩ các ý trả lời cho 3 câu hỏi cuối bài ( SGK)
- Chú ý nghe bạn trả lời câu hỏi tự đánh giá xem bạn trả lời đã đủ chưa, nếu thiếu cần bổ sung
-------------------------------
Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
( Thời gian: 1 tiết)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, Hs cần đạt được:
1. Phân biệt được các tầng trên phẫu diễn đất.
2. Quan sát, nhận xét các tầng trên phẫu diễn đất.
3. Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, nghiêm túc trong hoạt động khoa học.
II. Nội dung chuẩn bị
1. Tranh vẽ (in) phẫu diện đất của vài loại đất diễn hình: đất lúa, đất đồi núi, đất trồng hoa màu ( không ngập nước).
2.Đào sẵn một phẫu diện đất, có bề mặt lát cắt dễ quan sát
3.Dao, thước, xẻng ( thổng), dùng trong trường hợp có phẫu diện đất để quan sát.
III. Hướng dẫn thực hiện bài giảng
Bài thực hành này có 2 hình thức thực hiện phụ thuộc vào việc có phẫu diễn đất để quan sát hay không. Nếu trường học ở vùng thành phố, không có điều kiện đào phẫu diện để Hs thực hành quan sát, Gv có thể tổ chức bài này ở trong lớp với những tranh ảnh về cấu tạo mặt cắt của phẫu diện một vài loại đất điển hình giúp Hs tập quan sát nhận xét phẫu diện đất theo yêu cầu của bài học.
Bài thực hành này có thể thực hiện như sau:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Phương
tiện dạy
và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
- Giới thiệu nội dung bài học
+ Chuẩn bị bề mặt phẫu diện để quan sát tốt nhất.
+ Xác định các tầng của phẫu diện đất
+ Mô tả quan sát phẫu diện đất
- Giới thiệu mục tiêu bài học
- Nghe và ghi chép tóm tắt nội dung bài học.
- Nắm mục tiêu bài học để định hướng cho hoạt động của bản thân trong giờ học.
Hoạt động 2: Gv trình diễn kỹ năng
- Nếu thực hành ngoài trời ( có phẫu diện đất để quan sát)
+ Cầm dao ( xẻng) cào nhẹ lớp đất mặt của phẩu diện từ trên bề mặt xuống đáy, làm rõ bề mặt quan sát.
+ Xác định tầng đất. Căn cứ màu sắc, độ xốp, thành phần cấu tạo của từng tầng đất để xác định các tầng. Dùng thước đo bề dày mỗi tầng.
Gv vừa giảng giải vừa dùng thước đo tượng trưng một tầng nào đó ( nên đo tầng trên cùng, hs dễ quan sát).
+ Mô tả đặc điểm phẫu diện.
Gv chỉ cho Hs thấy và cùng quan sát tầng trên cùng của phẫu diện. Ví dụ: ở tầng canh tác có nhiều rễ cây, nhiều chất hữu cơ chưa phân giải, có giun thành phần cơ giới trung bình, đất tơi xốp.
- Nếu thực hành tại lớp với những tranh ảnh mô tả phẫu diện một số loại đất điển hành.
+ Gv giới thiệu nội dung quan sát ở từng bước của quy trình thực hành. Gv dùng một tranh phẫu diện và tiến hành quan sát cụ thể, đo độ dày từng tầng đất, mô tả chi tiết những đặc điểm của các tầng đất. Vừa quan sát, vừa hướng dẫn chi tiết để Hs thấy được những đặc điẻm trên phẫu diện ( qua bức tranh).
+ Sau khi quan sát , mô tả xong, Gv lưu ý Hs phải vẽ lại phẫu diện, ghi chép đầy đủ, chi tiết.
- Quan sát từng thao tác của Gv cũng như quan sát mặt cắt phẫu diện.
- Nghe những lời chỉ dẫn những nội dung cần làm ở từng bước trong quy trình quan sát phẫu diện đất.
- Theo dõi cách làm của Gv và những lời mô tả phẫu diện trên bức tranh.
Dao, xẻng, thước đo, giấy bút
Tranh ảnh mô tả các phẫu diện đất.
Hoạt động 3: Thực hành quan sát mô tả phẫu diện đất
- Nếu thực hành ngoài trời: Gv bố trí lần lượt các nhóm quan sát phẫu diện đất. Tuỳ theo số nhóm mà bố trí thời gian thích hợp cho mỗi nhóm. Lưu ý các nhóm Hs quan sát kỹ theo nội dung Gv hướng dẫn và ghi chép đầy đủ.
Theo dõi quan sát hoạt động của từng nhóm, có điều gì cần uốn nắn, chỉnh sửa, nhắc nhở luôn để Hs thực hiện đúng.
-Nếu phải thực hành trong lớp học:
+ Giới thiệu một số tranh mô tả các phẫu diện đất điển hình.
+ Yêu cầu các nhóm tiến hành các bước trong quy trình thực hành như đã hướng dẫn ( chỉ khác là quan sát phẫu diện đất qua hình vẽ)
- Các nhóm tuần tự quan sát phẫu diện đất theo hướng dẫn của Gv. Trong khi quan sát nhớ ghi chép cẩn thận những nội dung đã được hướng dẫn cụ thể là:
+ Đo độ sâu mỗi tầng đất
+ Mô tả , nhận xét kỹ từ mầu sắc, độ chặt, thành phần cơ giới, các thành phần chủ yếu trong mỗi tầng sinh vật, xác hữu cơ, đất sỏi đá.
Các nhóm có thể bố trí: một thư ký để ghi chép, một quan sát chính, số còn lại vừa quan sát, vừa phát hiện bổ sung ý kiến của quan sát chính vừa thông báo cho thư ký ghi chép.
- Quan sát phẫu diện đất qua tranh vẽ theo các nội dung:
+ Xác định các tầng, đo chiều sâu mỗi tầng.
+ Mô tả chi tiết đặc điểm mỗi tầng đất ( màu sắc, các thành phần trong đất: đất sỏi cát, rễ cây, ...)
- Ghi chép đầy đủ vào các mẫu bảng cho trong SGK.
- Mỗi nhóm thực hành quan sát 2 phẫu diện đất khác nhau ( qua tranh ảnh)
Tranh ảnh mô tả các phẫu diện đất
Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra đánh giá
- Hướng dẫn các nhóm tự kiểm tra đánh giá kết quả:
+ Quan sát tỉ mỉ, chính xác, chi tiết phẫu diện (6 điểm)
+ Thực hiện đúng quy trình quan sát phẫu diện đất (2 điểm).
+ Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc (2 điểm)
- Căn cứ kết quả tự đánh giá của hs, Gv xem xét và cho điểm bài thực hành.
- Các nhóm chỉnh sửa phần báo cáo kết quả quan sát phẫu diện đất của nhóm mình.
- Kiểm tra đánh giá chéo giữa các nhóm.
- Nộp báo cáo thực hành cho Gv đánh giá.
------------------------------
Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng
một số loại phân bón thông thường
( Thời gian: 1 tiết)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, hs cần đạt được
1. Biết khái niệm các loại phân bón thường dùng trong sản xuất.
2. Biết một số đặc điểm chủ yếu, một số tính chất chính và kỹ thuật sử dụng các loại phân thường gặp ( Phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh)
3. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Nội dung chuẩn bị
1. Một số mẫu thuẫn phân bón thường dùng trong sản xuất nông lâm ( đạm các loại, lân các loại, ka li, hỗn hợp, phân vi sinh các loại ...). Các mẫu phân đựng trong lọ thuỷ tinh trắng để dễ quan sát từ bên ngoài, có nắp đậy kín, dán nhãn mác.
2.Tổ chức cho Hs sưu tầm tìm hiểu tình hình sử dụng phân bón ở địa phương trước khi học bài này.
Nội dung tìm hiểu
+ Những loại phân địa phương đang dùng trong sản xuất
+ Cách sử dụng từng loại . Lưu ý các điểm sau:
Phân chuồng có ủ kỹ trước khi bón không
Có dùng phân tươi để tưới cho rau màu không
Có sử dụng phân vi sinh không ? Hình thức sử dụng?
+ Trong cách sử dung phân bón còn chỗ nào chưa đúng ( ví dụ: sử dụng phân hoá học tuỳ tiện, sử dụng phân hữu cơ không qua chế biến ...)
Những nội dung tìm hiểu này có thể tiến hành độc lập từng HS cũng có theo làm theo nhóm học tập. Kết quả tìm hiểu, yêu cầu hs viết thành bản báo cáo phục vụ cho bài học ở lớp, Gv có thể dựa vào báo cáo này mà cho điểm như một bài tập về nhà.
3. Gv có thể chuẩn bị phiếu học tập của giờ học này cho Hs. Nội dung phiếu học tập có thể như sau:
Phiếu học tập
Tên bài học: Đặc điểm tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.
Mục tiêu hoạt động:
a) Phân biệt khái niệm 3 loại phân bón
- Phân hoá học:
- Phân hữu cơ:
- Phân vi sinh:
b) Phân biệt được đặc điểm, tính chất phân hoá học với phân hữu cơ qua so sánh ( lập bảng so sánh)
TT
Phân hoá học
Phân hữu cơ
Phân vi sinh
1
Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng
Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
................
2
............................
.................................
................
3
.............................
............................
...............
4
...........................
.............................
...............
5
...........................
...........................
............
c) Biết cách sử dụng từng loại phân bón
- Phân hoá học:
- Phân hữu cơ:
- Phân vi sinh:
Họ tên Hs ( nhóm Hs)
Lớp:
III. Hướng dẫn thực hiện bài dạy
Bài này ít nhiều hs đã được học qua môn công nghệ lớp 7. Mặt khác, kiến thức trong bài này không khó đối với hs lớp 10 và rất gần gũi với các em ( đặc biệt là Hs vùng nông thôn). Vì vậy khi dạy bài này, Gv tập trung hướng dẫn cho hs độc lập làm việc với SGK, phiếu học tập và báo cáo tìm hiểu thực tế cho Hs.
Có thể tổ chức theo các hoạt động sau:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Đồ dùng thiết bị
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
- Nêu vấn đề của bài học:
Qua bao đời, người nông dân nước ta đã biết vai trò quan trọng của phân bón trong sản xuất trồng trọt:
+ Nhất nước
+ Nhì phân
+Tam cần
+ Tứ giống
Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, đòi hỏi chúng ta phải nắm được những đặc điểm, tính chất và cách sử dụng của từng loại phân bón.
Những nội dung này trước đây môn công nghệ lớp 7 đã đề cập tới, đây cũng là những điều ít nhiều các em đã biết qua thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương. Bài học này giúp ta củng cố, hệ thống hoá lại những hiểu biết cần thiết nhất về phân bón.
- Nêu mục tiêu cần phải đạt được sau khi học bài này.
- Chú ý lắng nghe Gv giới thiệu bài học để biết được nội dung của bài học và cách thức tiếp cận với kiến thức mới của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, tính chất một số loại phân bón thông thường.
- Hướng dẫn Hs cách thức tìm hiểu những đặc điểm và tính chất của phân bón các loại.
+ Đọc kỹ bài trong SGK.
+ Phân biệt các khái niệm về từng loại phân.
+ So sánh sự khác nhau về đặc điểm, tính chất của phân hoá học với phân hữu cơ.
+ Ghi chép đầy đủ kết quả tìm hiểu được vào phiếu học tập ( theo mẫu phiếu).
- Phát phiếu học tập cho Hs ( mỗi Hs một phiếu)
- Dành thời gian thoả đáng cho phần hoạt động này của hs ( khoảng 10-12 phút).
- Quán xuyến hoạt động của Hs, theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn sai sót Hs nếu thấy cần lưu ý chung:
- Nêu câu hỏi gợi ý cho phần thảo luận chung.
+ Vì sao gọi là phân h
File đính kèm:
- Giao an cong nghe 10 tiet 7 10.doc