Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

I/ MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

- Nêu được khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

- Trình bài được các nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

- Trình bài được các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

2- Kỹ năng:

- Ứng dụng kiến thức vè phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng vào trong sản xuất ở gia đình.

- Vận dụng vào thực tế đề ra các giải pháp hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.

3- Thái độ:

- Biết cách phòng, trừ các loại bệnh hại cây trồng.

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh đồng ruộng.

- Có ý thức để hạn chế tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng bằng những hành động cụ thể.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 17594 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT ˜&™ Môn: CÔNG NGHỆ 10 Lớp: 10A Ngày dạy: 11/2010 Số tiết dạy: 1 Tên bài giảng: Bài 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG I/ MỤC TIÊU 1- Kiến thức: - Nêu được khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. - Trình bài được các nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. - Trình bài được các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. 2- Kỹ năng: - Ứng dụng kiến thức vè phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng vào trong sản xuất ở gia đình. - Vận dụng vào thực tế đề ra các giải pháp hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại. 3- Thái độ: - Biết cách phòng, trừ các loại bệnh hại cây trồng. - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh đồng ruộng. - Có ý thức để hạn chế tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng bằng những hành động cụ thể. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK công nghệ 10 - Tranh ảnh một số loại dịch hại và phòng trừ dịch hại cây trồng. - Phiếu học tập 2 và 3 để tổ chức thảo luận nhóm: Phiếu học tập 2: NỘI DUNG NGUYÊN LÍ MỤC ĐÍCH A B Trồng cây khoẻ d. Nông dân nắm vững kiến thức BVTV vận dụng vào thực tiễn sản xuất Bảo tồn thiên địch b. Phát hiện sâu bệnh kịp thời, hạn chế thiệt hại Thăm đồng thường xuyên a. Khống chế sâu bệnh Nông dân trở thành chuyên gia c. Sức đề kháng tốt, thích nghi cao với môi trường. Phiếu học tập 3: Biện pháp Nội dung Ưu điểm Nhược điểm Kĩ thuật Sinh học SD giống chống chịu sâu bệnh Hoá học Cơ giới, vật lí Điều hoà III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Hỏi đáp diễn giảng. - Học tập tích cực. IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần I, III trong bài V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph) 2- Kiểm tra bài cũ:(4ph) Phiếu học tập 1: Câu 1: a. Nguồn sâu, bệnh hại. b. Điều kiện khí hậu, đất đai. c. Giống cây trồng và chế độ chăm sóc. d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Nguồn sâu, bệnh hại xuất hiện trên đồng ruộng là do: Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng. Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu bệnh. Ý a và b đúng. Ý a và b sai. Câu 3: Ổ dịch là: Nơi có nhiều sâu, bệnh Nơi phát sinh, phát triển của sâu, bệnh và có thể lây lan nhanh. Nơi sâu, bệnh phá hại mạnh trên cây trồng. Tất cả các ý trên. Câu 4: Theo em ta phải làm gì khi phát hiện ổ dịch rầy nâu trên ruộng lúa: Dùng thuốc hoá học để diệt rầy. Bón thêm phân cho lúa. Nhổ và tiêu huỷ phần lúa bị rầy. Ý a và b đúng. Ý a và c đúng. 3- Dạy bài mới: Ở bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại cây trồng các em đã biết được các điều kiện phát sinh và lây lan của dịch hại cây trồng. Vậy chúng ta phải làm gì để phòng trừ và ngăn chặng dịch hại cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường. Chúng ta cùng vào bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng để tìm hiểu. Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào những yếu tố nào: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 7’ Đặt câu hỏi: Qua báo đài hoặc các em đã thấy cha mẹ thường dùng những cách nào để phòng trừ và tiêu diệt dịch hại cho cây trồng? Gọi 2 hoặc 3 học sinh đứng lên trả lời. Dẫn vào khái niệm: những biện pháp trên nếu phối hợp lại cùng thực hiện để bảo vệ cây trồng ta gọi là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Hỏi: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Nhận xét và giải thích. Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Nhận xét và giải thích. - Nhắc nhở học sinh ghi bài vào tập. Đọc SGK và trao đổi với nhau. Trả lời. Trả lời. Lắng nghe, ghi chép. Trả lời. Lắng nghe, ghi chép. I. KHÁI NIỆM VỀ PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HAI CÂY TRỒNG: 1- Khái niệm: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí. 2- Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Mỗi biện pháp phòng trừ đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. - Vì vậy cần phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. + Giảm ô nhiểm môi trường do thuốc hoá học gây ra 8’ - Hỏi:có bao nhiêu nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Nhận xét, bổ sung. Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm trong 2 phút và hoàn thành PHT2 (nối cột A với cột B trong PHT2 sao cho nội dung thích hợp nhất): Gọi các học sinh đại diện 4 nhóm lên bảng hoàn thành nội dung ghi trong bảng 1. Chỉnh sửa hoàn thành nội dung PHT1 và giải thích thêm về 4 nguyên lí trên. Nhắc nhở học sinh ghi bài vào tập. Trả lời. - Lắng nghe và ghi chép. - Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1. - Lên bảng hoàn thành nội dung bảng. - Lắng nghe và ghi chép. II. NGUYÊN LÍ CƠ BẢN PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG: Trồng cây khoẻ để cây có khả năng chóng chịu sâu bệnh cao. Bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu, bệnh. Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu, bệnh để kip thời có biện pháp phòng trừ. Nông dân trở thành chuyên gia: Bồi dưỡng kiến thức bảo vệ thực vật cho người nông dân để họ vận dụng vào thực tế sản xuất. Yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm trong 4 phút và điền vào PHT3 nội dung thích hợp. Gọi 3 HS lên bảng trình bày lại kết quả của mình. Chỉnh sửa bổ sung PHT2, hệ thống lại kiến thức mục III. Giáo dục bảo vệ môi trường. Nhắc nhở học sinh ghi bài vào tập. - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên bảng ghi lại kết quả. - Nghe và ghi chép. III. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CỦA PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG: 1- Biện pháp kỹ thuật: - Gồm các biện pháp: cày bừa, tiêu huỷ tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lý, luân canh cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ. - Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, dể làm, không ảnh hưởng đến sưc khoẻ người và gia súc. 2- Biện pháp sinh học: - Dùng các sinh vật có ích hoặc các sản phẩm của chúng để hạn chế, tiêu diệt sâu hại. - Ưu điểm: không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả cao. 3- Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh: - Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại. - Ưu điểm: Cây trồng có sức đề kháng cao. 4- Biện pháp hoá học: - Sử dụng thuốc hoá học để trừ dịch hại cây trồng. - Ưu điểm: Tiêu diệt được sâu bệnh một cách nhanh chóng, chặn đứng sự lan tràn dịch hại. - Nhược điểm: ô nhiểm môi trường, dễ gây ngộ đôc cho người, gia súc, dễ phát sinh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. 5- Biện pháp cơ giới, vật lý: - Dùng các yếu tố vật lý, nhiệt học cơ học để trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt sâu bệnh. VD: bẫy đèn, bả độc, bắt bằng vợt, ngắt bỏ trứng sâu, dùng tia phóng xạ.. - Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém. 6- Biện pháp điều hoà: - Sử dụng phối hợp các biện pháp trên để giữ cho dịch hại cây trồng chỉ phát triển ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái. 4- Củng cố: cho học sinh chơi trò chơi cờ caro. a) Luật chơi: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - Chia lớp ra làm 2 đội: A và B. - Đại diện 2 đội bốc thăm xem đội nào chơi trước. - Trò chơi trong 5 phút, hết 5 phút đội nào trả lời được nhiều câu hỏi hơn là đội thắng. - Đội thắng được thưởng 2 viên kẹo, thua được 1 viên. b) Hệ thống câu hỏi: 1. Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? 2. Trình bày nguyên lí thứ 3 của phòng trù tổng hợp dịch hại cây trồng. 3. Kể tên những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. 4. Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? 5. Trình bày ưu điểm của biện pháp kĩ thuật. 6. Trình bày ưu điểm của biện pháp sinh học. 7. Trình bày khuyết điểm của biện pháp hoá học. 8. Trình bày nội dung của phương pháp điều hoà. 9. Kể tên những nguyên lý cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch cây trồng. 5. - Dặn dò: - Ghi bài 17 vào tập và học bài. - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Sưu tầm tranh ảnh về các loài thiên địch (ít nhất 10 loài). - Đọc trước bài thực hành bài 18.

File đính kèm:

  • docBai 17.doc