Giáo án Công nghệ 10 - Trần Minh Trung

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục.

- Hiểu được nội dung cơ bản và ý nghĩa thực tiễn của các qui luật sinh trưởng và phát dục.

- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.

3. Thái độ:

- Có ý thức tạo điều kiện tốt để thu được năng suất cao trong chăn nuôi đồng thời bảo vệ được môi trường.

II. Trọng tâm:

Nội dung các qui luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

III. Chuẩn bị:

GV: Các sơ đồ hình 22.1, 22.2, 22.3 sgk

HS: các kiến thức trả lời câu hỏi lệnh sgk

 

doc36 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Trần Minh Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 22 Tiết: 01 Tuần: 01 Ngày dạy: Chương II. CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG § QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục. - Hiểu được nội dung cơ bản và ý nghĩa thực tiễn của các qui luật sinh trưởng và phát dục. - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích. 3. Thái độ: - Có ý thức tạo điều kiện tốt để thu được năng suất cao trong chăn nuôi đồng thời bảo vệ được môi trường. II. Trọng tâm: Nội dung các qui luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi III. Chuẩn bị: GV: Các sơ đồ hình 22.1, 22.2, 22.3 sgk HS: các kiến thức trả lời câu hỏi lệnh sgk IV. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định tổ chức- kiểm diện: kiểm tra sĩ số học sinh. 2.Kiểm tra miệng: không có, thay bằng giới thiệu sơ lược chương trình Công nghệ 10 3.Bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học * Hoạt động 1:Vào bài Trong chăn nuôi, sự phát triển của cơ thể vật nuôi được hiểu như thế nào và tuân theo những qui luật nào? * Hoạt động 2: HS biết được sinh trưởng (ST) và phát dục (PD) là gì. Phân biệt được ST và PD, mối quan hệ ST và PD Hướng dẫn học sinh về nhà đọc trong SGK * Hoạt động 3: HS phát biểu được nội dung, ý nghĩa thực tiễn của các quy luật ST và PD. GV: nhấn mạnh cho học sinh sự phát triển của vật nuôi theo giai đoạn biểu hiện sự phát triển tuần tự, kế tiếp, không bỏ qua giai đoạn nào cũng như không đảo ngược lại. - Muốn tác động vào vật nuôi phải nắm được đặc điểm riêng của từng thời kỳ, từng giai đoạn hiệu quả cao GV: hỏi HS vì cần biết được qui luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều. HS :Sự sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều GV: nhận xét và bổ sung GV: qui luật sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ là gì? HS:Trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kỳ GV: nhận xét và bổ sung HS: nêu ví dụ về trao đổi chất của cơ thể lúc tăng, lúc giảm. GV: Qui luật ST-PD của vật nuôi có ý nghĩa như thế nào? HS: Để nuôi dưỡng vật nuôi phát triển tốt GV: nhận xét và bổ sung * Hoạt động 4:: HS biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục để phát triển chăn nuôi. - GV:Yêu cầu học sinh quan sát hình 22.3 sgk và trả lời. Để vật nuôi và cá sinh trưởng, phát dục tốt cần tác động vào những yếu tố nào? HS:(Di truyền, tự nhiên và nuôi dưỡng) GV: nhận xét và bổ sung ** Tích hợp: - Môi trường sống ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi như thế nào? (đặc biệt các ĐV thuỷ sản) - Trong chăn nuôi, cần có ý thức tạo điều kiện tốt để tăng năng suất và bảo vệ môi trường. GV: nhận xét và bổ sung I. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục. Chương trình giảm tải II. Quy luật sinh trưởng và phát dục 1. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn. * Giai đoạn phôi thai gồm: thời kì tiền phôi (hợp tử)àphôi àthai. * Giai đoạn sau phôi thai: thời kì bú sữa, thời kì sau bú sữa. Ví dụ: sgk 2. Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều: Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều, tuỳ từng thời kỳ, có lúc nhanh, lúc chậm. Ví dụ: sgk 3. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ. Trong quá trình phát triển của vật nuôi, các hoạt động sinh lí, trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kỳ. Ví dụ: sgk * Ý nghĩa của qui luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi: Để con người có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục - Yếu tố di truyền - Yếu tố tự nhiên - Yếu tố nuôi dưỡng. 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: Câu 1: Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo những qui luật nào? Câu 2: Vì sao phải biết các qui luật ST_PD của vật nuôi? * Đáp án: Câu 1: + Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn. + Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ. + Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều. Câu 2: Biết các qui luật ST-PD của vật nuôi để có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi phát triển tốt nhất. 5.Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết này: + Hiểu được nội dung các qui luật sinh trưởng, phát dục + Biết được ý nghĩa của qui luật sinh trưởng, phát dục - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Chuẩn bị trước bài mới: “Chọn lọc giống vật nuôi.” V.Rút kinh nghiệm: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Bài 23 Tuần 02 Tiết: 02 Ngày dạy: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu:Học xong bài này học sinh cần - Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chon lọc vật nuôi - Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử sụng phổ biến ở nước ta. - Quan sát, so sánh, phân tích, chọn lọc - Có ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn lọc giống khi tiến hành chăn nuôi. II. Chuẩn bị GV: hình 23 SGK Trang 68 HS: kiến thức cũ trả lời câu hỏi lệnh sgk III. Phương pháp: trực quan, so sánh, phân tích, vấn đáp. IV. Tiến trình Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, Kiểm tra vệ sinh lớp. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy qui luật sinh trưởng và phát dục? Nêu nội dung và cho VD các qui luật đó?(7 đ) - Yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trường và phát dục của vật nuôi? (3đ) * Đáp án - Có 3 qui luật (1đ). - Qui luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn + Giai đoạn trong thai (0,5đ) + Giai đoạn ngoài thai (0,5đ) VD: Giai đoạn trong thai hợp tử (0,5đ) VD: Giai đoạn thai sinh ra (0,5đ) - Qui luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều là: trong quá trình phát triển 1đ VD: về sinh trưởng và phát dục không đồng đều. (1đ) - Qui luật về sinh trưởng và phát dục theo chu kì trong quá trình . Tính chu kì(1đ) VD: SGK hoặc thực tế. - Yếu tố di truyền(1đ) - Yếu tố tự nhiên(1đ) - Yếu tố chăm sóc(1đ) 3. BaØi mới Hoạt động của GV_HS Nội dung bày học * Hoạt động 1: vào bài Muốn có vật nuôi tốt , khâu quan trọng là chọn lọc giống vật nuôi. muốn biết chọn lọc giống vật nuôi là gì. Đó là nội dung bài học hôm nay * Hoạt động 2: Tìm hiểu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi. GV: theo em tiêu chuẩn nào để chọn vật nuôi tốt? HS :ngoại hình, thể chất, khả năng sinh trưởng, phát dục; sức sản xuất của con vật. GV: Nhận xét bổ xung GV : Quan sát hình 23 và cho biết ngoại hình của bò hướng thịt và hướng sữa có đặc điểm gì liên quan đến hướng sản xuất của chúng? HS: (bò lấy sữa có bầu sữa to, bò lấy thịt thì mập nhiều thịt hơn). GV: Nhận xét bổ xung GV: yêu cầu học sinh thảo luận theo 3 nhóm mỗi nhóm 1 chỉ tiêu: nhóm 1 ngoại hình thể chất; nhóm 2 khả năng sinh trưởng, phát dục; nhóm 3: sức sản xuất. GV: gợi ý à bổ sung nếu thiếu ý sau khi các em trả lời. * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi * Tiến hành: GV: yêu cầu HS dọc kỹ SGK 69 tổng hợp, so sánh những đặc điểm chính của 2 phương pháp bằng cách kẻ 1 bảng tổng hợp theo mẫu sau. GV: treo bảng phụ có kẻ sẳn mẫu HS dựa vào đó để tổng hợp so sánh. GV: chỉ định từng HS 1 đứng lên trả lời câu hỏi theo các tiêu chí GV: Đối tượng của chọn lọc hàng loạt là gì? Của chọn lọc cá thể là gì? HS :Tiểu gia súc, CLCT: gia cầm cái sinh sản GV: Nhận xét bổ xung GV: Thường áp dụng chọn lọc hàng loạt khi nào? Và cá thể khi nào? HS :Chọn nhiều vật nuôi cùng lúc,CLCT Chọn vật nuôi có chất lượng giống cao GV: Nhận xét bổ xung GV: Đối với chọn lọc hàng loạt thì CL theo tổ tiên có được tiến hành không?Chọn lọc cá thể có tiến hành không? HS: Không, CLCT: Có GV: Đối với chọn lọc hàng loạ tthì chọn lọc theo đặc điểm bản thân có được tiến hành không? Chọn lọc theo cá thể tiến hành được không. HS: Không, CLCT:Có GV: Điều khiển chọn lọc ở chọn lọc hàng loạt như thế nào? Cá thể như thế nào? HS: Ngay trong điều kiện sản xuất, CLCT:Trong điều kiện tiêu chuẩn GV: Nhận xét bổ xung GV: Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp CL hàng loạt và CL cá thể HS: nghiên cứu SGK GV: Nhận xét bổ xung - Sau đó GV nhấn mạnh sự khác nhau cơ bảngiữa 2 phương pháp: CL hàng loạt dựa trên KH của bản thân cá thể, trong khi đó CL cá thể kiểm tra được cả kiểu di truyền của cá thể về các tính trạng CL . - Dựa vào đâu ta có thể đánh giá được phẩm chất ở đời bố mẹ . I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi. - Khi chọn giống ta căn cứ vào: ngoại hình, thể chất, khả năng sinh trưởng, phát dục; sức sản xuất của con vật. 1. Ngoại hình, thể chất: a. Ngoại hình: hình dáng ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống. b.Thể chất: là chất lượng bên trong cơ thể của vật nuôi. 2. Khả năng sinh trưởng và phát dục. -Lớn nhanh, mức tốn thức ăn thấp, phát triển hoàn thiện, sự thành thục tính dục biểu hiện rõ. 3. Sức sản xuất: Khả năng làm việc, sinh sản của vật nuôi. II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi. Nội dung so sánh CL hàng loạt CL cá thể Đối tượng chọn lọc Vật nuôi cái sinh sản Đực giống Thường áp dụng khi Chọn nhiều vật nuôi cùng lúc Chọn vật nuôi có chất lượng giống cao Cách tiến hành : -Chọn lọc theo tổ tiên -Chọn lọc theo đặc điểm bản thân -Kiểm tra qua đời sau Không Có Không Có Có Có -Điều kiện chọn lọc Ngay trong điều kiện sản xuất Trong điều kiện tiêu chuẩn -Ưu điểm Đơn giản, dễ làm, áp dụng rộng rãi. Kiểm tra được KG và KH - Nhược điểm Không kết hợp được chọn lọc KH_KG Phức tạp, khó làm, tốt kém nhiều. 4. Củng cố và bài tập củng cố: - Dựa vào chỉ tiêu cơ bản nào để đánh giá chọn lọc vật nuôi làm giống? - Trình bày phương pháp CL hàng loạt, CL cá thể, ứng dụng, ưu và nhược điểm ? 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Xem lại nội dung của bài học - Trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị bài thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi V.Rút kinh nghiệm: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Bài: 24 Tiết : 03 Tuần : 03 Ngày dạy § THỰC HÀNH: QUAN SÁT, NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUƠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết quan sát, so sánh đặc điểm ngoại hình của các vật nuơi cĩ hướng sản xuất khác nhau. - Nhận dạng được một số giống vật nuơi phổ biến trong nước(hoặc sẵn cĩ ở địa phương) và phương hướng sản xuất của chúng. - Nhận thức được vai trị của các giống vật nuơi nhập nội và địa phương trong sản xuất. - Thực hiện đúng qui trình, đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh mơi trường. 2. Kĩ năng: Nhận dạng được một số giống vật nuơi phổ biến trong nước và hướng sản xuất của chúng. 3. Thái độ: Quan tâm đến cơng tác giống vật nuơi II. Trọng tâm: Nhận dạng được một số giống vật nuơi III. Chuẩn bị: GV: Tranh, ảnh về các giống vật nuơi. Hình 24 sgk. HS: kiến thức địa phương IV. Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức- kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 2.Kiểm tra miệng: khơng cĩ, gv chia lớp thành 4 nhĩm. Nhĩm 1: Thực hành về bị. Nhĩm 2: Thực hành về lợn. Nhĩm 3: Thực hành về gà. Nhĩm 4: Thực hành về vịt. 3.Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Vào bài Để nhận dạng được ngoại hình giống vật nuơi, người ta thường dựa vào các đặc điểm nào? * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách quan sát ngoại hình giống vật nuơi GV: Nêu lại mục tiêu của bài học. + Nội dung, qui trình thực hành như sgk. + Hướng dẫn các em cách ghi kết quả thực hành và nhận xét vào bảng ghi kết quả. Gọi hs nhắc lại qui trình cụ thể. GV: Phân cơng cụ thể. Nhĩm 1: Quan sát nhận dạng ngoại hình của các giống bị theo qui trình thực hành như: - Đặc điểm: ngoại hình đặc trưng dễ nhận biết của giống: màu sắc lơng, da của giống, đầu, cổ,sừng, GV: theo dõi giải quyết các vấn đề nếu học sinh cĩ yêu cầu. Nhĩm 2: Quan sát nhận dạng ngoại hình các giống lợn theo yêu cầu của qui trình: màu lơng, da của giống, đầu, cổ, tai,mỗm... GV: Bám sát học sinh để giải đáp thắc mắc kịp thời HS: theo dõi yêu cầu của gv đưa ra để thực hiện cho đúng. Nhĩm 3: Quan sát, ngoại hình của các giống gà về: Màu lơng, da của giống, đầu, cổ,mỏ, mào, chân GV: Theo dõi để giúp mỗi khi học sinh thắc mắc. Nhĩm 4: Quan sát, ngoại hình của các giống vịt về:Màu lơng,da,đầu,cổ mõ,mào * Hoạt động 3: HS trình bày kết quả quan sát được GV: Sau khi hs quan sát thảo luận xong, gv hướng dẫn các em ghi kết quả vào bảng nhận xét đặc điểm ngoại hình các giống vật nuơi và tự đánh giá kết quả thực hành và lên trình bày trước lớp. I. Quan sát: 1. Quan sát, nhận dạng ngoại hình của bị: - Giống nội: bị vàng Việt Nam. - Giống nội: bị Lai Sin - Giống nhập nội Bị Hà Lan. - Bị Lai: Bị đực Hà Lan X Bị cái Lai Sin. 2. Quan sát, nhận dạng ngoại hình của giống lợn: - Giống nội: lợn Mĩng Cái. - Giống nội: lợn Ba Xuyên. - Giống nhập nội: lợn Yĩoc – Sai. - Giống nhập nội: lợn Lan đơ rat. 3. Quan sát, nhận dạng ngoại hình của giống gà: - Giống nội: Gà Ri - Giống nội:Tàu vàng. - Giống nhập nội: Gà Tam Hồng + Hai Lai. - Giống nhập nội: Gà Lan Phượng + Hu bát. 4.Quan sát, nhận dạng ngoại hình của các giống vịt: -Giống nội:Vịt cỏ -Giống nội: Vịt bầu. -Giống nhập nội: Vịt KaKi -Giống nhập nội:vịt siêu thịt. II. Nhận xét và trình bày kết quả của từng nhĩm: - Gv hướng dẫn ghi kết quả vào bảng mẫu: Giống vật nuơi Nguồn gốc Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết Hướng sản xuất Vídụ:gà nhập nội Giống nhập nội Màu lơng đa dạng, phức tạp cĩ nhiều đốm đen, nâu hay màu cà cuống, trên nền vàng, mào cờ, màu đỏ, thể hình, hưởng kiêm dụng thịt và trứng Nuơi để lấy thịt và trứng. 4. Câu hỏi và bài tập củng cố: GV: Tổng kết, nhận xét đánh giá kết quả học tập của tiết thực hành theo nhĩm căn cứ vào: - Quá trình thực hành của các nhĩm. - Kết quả của các em điền vào bảng mẫu gv hướng dẫn. 5. Hướng dẫn HS tự học : - Đối với bài học ở tiết này: + Xem lại các bước thực hành. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Chuẩn bị trước bài mới: “Các phương pháp nhân giống vật nuơi và thủy sản” V.Rút kinh nghiệm: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Bài: 25 Tiết: 04 Tuần: 04 Ngày dạy § CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích, phương pháp, quy trình nhân giống thuần chủng của vật nuơi và thủy sản. - HS biết được khái niệm, mục đích của lai giống và biết được 1 số phương pháp lai thườngsử dụng trong chăn nuôi thuỷ sản. 2. Kĩ năng: - Hình thành kỹ năng tư duy có định hướng về sử dụng biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển giống vật nuôi. 3. Thái độ: - Thận trọng, chính xác khi nhân giống. II. Trọng tâm: - Khái niệm, mục đích của nhân giống thuần chủng và lai giống - Một số phương pháp lai giống III. Chuẩn bị: 1. GV: Hình 25.1=> H. 25.5 phóng to ở SGK/74,75,76. 2. HS: trả lời các câu hỏi lệnh sgk IV. Tiến trình dạy học: Ổn định tổ chức- kiểm diện: kiểm tra sỉ số, kiểm tra vệ sinh lớp học. Kiểm tra miệng: không có Bài mới: Hoạt động của GV_HS Nội dung bài học * Hoạt động 1:Vào bài Trong chăn nuôi, thủy sản, người ta thường sử dụng các phương pháp nào để nhân giống vật nuôi và thủy sản? * Hoạt động 2: HS trình bày được khái niệm nhân giống thuần chủng và mục đích của nó. GV: Nêu VD gọi HS hình thành khái niệm. P:Lợn Móng Cái đực X Lợn Móng Cái cái $ F1: Lợn Móng Cái -Vậy thế nào là nhân giống thuần chủng? HS :là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể (đực) và (cái) cùng giống. GV: nhận xét và bổ sung GV: nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì? HS: + Phát triển về số lượng. + Duy trì, củng cố, nâng cao về chất lượng của giống. GV: nhận xét và bổ sung GV: Nhân giống thuần chủng được ứng dụng trong trường hợp nào? HS: (-Phục hồi và duy trì các giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng. -Phát triển đối với các giống nhập nội. -Phát triển về số lượng và củng cố các đặt tính mong muốn của các giống mới gây thành). GV nhận xét và bổ sung * Hoạt động 3: HS biết được lai giống là gì, mục đích của lai giống và một số phương pháp lai giống GV: lai giống là gì? Cho ví dụ. HS :cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống, con lai mang những tính trạng DT mới, tốt hơn bố mẹ. GV nhận xét và bổ sung GV: Lai giống nhằm mục đích gì? HS :Làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con GV; nhận xét và bổ sung GV: yêu cầu HS quan sát hình 25.2, 25.3. Ở bảng phụ GV giải thích 2 sơ đồ lai sau đó yêu cầu HS quan sát tiếp H25.4 SGK và đọc mục (a) trả lời lai kinh tế là gì? HS: Lai giữa 2 cá thể khác giống,con lai làm sản phẩm, không làm giống. GV :nhận xét và kết luận. GV: chỉ định một vài em cho ví dụ về những công thức lai kinh tế mà em biết trong sản xuất ở địa phương. HS: lai lợn Yoocsai(đực) X lợn Ba xuyên (cái) F1: lợn Yoocsai- Ba xuyên GV: nhận xét và bổ sung GV: lai gây thành là gì?ưu điểm lai gây thành so với lai kinh tế? HS : ưu điểm lai gây thành so với lai kinh tế: Thu được nhiều vốn gen tốt của nhiều giống. Sử dụng con lai làm giống GV nhận xét và bổ sung I. Nhân giống thuần chủng 1. Khái niệm: là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể (đực) và (cái) cùng giống, thu được đời con mang đặc tính di truyền của giống đó. 2. Mục đích - Phát triển về số lượng. - Duy trì, củng cố, nâng cao về chất lượng của giống. II. Lai giống 1. Khái niệm - Lai giống là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống, nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng DT mới, tốt hơn bố mẹ. 2. Mục đích Sử dụng ưu thế lai, làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con, thu được hiệu quả cao. 3. Các phương pháp lai a. Lai kinh tế Là lai giữa 2 cá thể khác giống tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn. Sử dụng con lai làm sản phẩm, không làm giống. b. Lai gây thành (lai tổ hợp): Là lai hai hay nhiều giống sau đó chọn lọc các đời lai tốt để nhân lên tạo thành giống mới. 4. Câu hỏi và bài tập củng cố: Câu 1: Trình bày khái niệm, mục đích của việc nhân giống TC, lai giống. * Đáp án: - Nhân giống thuần chủng: là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể (đực) và (cái) cùng giống - Mục đích: Phát triển về số lượng. Duy trì, củng cố, nâng cao về chất lượng của giống. - Lai giống là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống - Mục đích: Sử dụng ưu thế lai Câu 2: Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai. * Đáp án: - Là lai giữa 2 cá thể khác giống tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn - Sơ đồ lai: HS tự viết 5. Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Phân biệt nhân giống thuần chủng và lai giống + Trả lời các câu hỏi sgk - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài mới: “Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản” V.Rút kinh nghiệm: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Bài: 26 Tiết: 05 Tuần: 05 Ngày dạy: § SẢN XUẤT GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ THUỶ SẢN 1. Mục tiêu : 1.1 Kiến thức: - HS biết được tổ chức đàn giống của hệ thống nhân giống hình tháp. Qua mô hình, giải thích được đặc điểm của các đàn giống trong hệ thống. - HS nêu được hai đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp. - HS Trình bày được các bước của qui trình sản xuất con giống trong chăn nuôi và thuỷ sản. 1.2 Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng so sánh, quan sát 1.3 Thái độ: - Có ý thức về cách tổ chức và tiến hành công tác giống trong chăn nuôi ở gia đình và địa phương. 2. Nội dung học tập: - Tổ chức đàn giống của hệ thống nhân giống hình tháp - Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp 3. Chuẩn bị: 3.1. GV: Hình 26.1 phóng to. 3.2. HS: trả lời câu hỏi lệnh sgk 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức- kiểm diện: Kiểm tra sỉ số học sinh 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1: Lai kinh tế là gì? cho ví dụ ( 5đ) Câu 2: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa lai kinh tế và lai gây thành? (5đ) * Đáp án Câu 1: Lai kinh tế là lai giữa 2 cá thể khác giống, tạo ra con lai có sức snả xuất cao hơn, sử dụng con lai làm sản phẩm, không làm giống (3đ) VD: P: con đực lợn Đại Bạch x con cái lợn Bông Ba Xuyên F1: con lai ĐB-BBX (2đ) Câu 2: Khác nhau về mục đích sử dụng con lai (2đ) - Để tạo được giống mới, các đời lai tốt củalai gây thành còn phải được chọn lọc, nhân thuần nhiều thế hệ (3đ). 4.3 Tiến trình bài học: * Hoạt động 1: HS biết được nhân giống vật nuôi theo đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thương phẩm là gì.(20 phút) (1) Mục tiêu - Kiến thức: giúp học sinh hiểu được các các đàn giống, giải thích được mơ hình tháp - Kĩ năng: học sinh cĩ thể so sánh được các đàn giống trong hệ thống nhân giống (2). Phương pháp, phương tiện dạy học: vấn đáp gợi mở (3). Các bước hoạt động: Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp, từ đó củng cố và nâng cao hiệu quả trong sản xuất giống vật nuôi. - Buớc 1: GV: yêu cầu HS đọc SGK. Thảo luận nhóm theo bàn và trả lời: Trình bày cách tổ chức các đàn giống trong hệ thống nhân giống? HS:Đàn hạt nhân, Đàn nhân giống, Đàn thương phẩm - Bước2: Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp. GV: Nêu đặc điểm của từng đàn giống trong hệ thống nhân giống? HS:Đàn hạt nhân Có phẩm chất cao nhất được nuôi trong điều kiện tốt nhất GV: nhận xét và bổ sung HS:Đàn nhân giống có năng suất, nuôi dưỡng, CL và di truyền thấp hơn đàn hạt nhân GV: nhận xét và bổ sung HS:Đàn thương phẩm thường có năng suất, mức nuôi dưỡng và CL thấp nhưng số lượng nhiều nhất GV: nhận xét và bổ sung GV: cho HS theo giỏi SGK hình 26.1 GV giải thích. GV: Nếu 3 đàn giống thuần chủng năng suất được sắp xếp như thế nào? HS: Đàn hạt nhân > đàn nhân giống > đàn thương phẩm GV: nhận xét và bổ sung GV: Nếu 3 đàn giống là con lai năng suất được sắp xếp như thế nào? HS: Đàn hạt nhân < đàn nhân giống < đàn thương phẩm GV: nhận xét và bổ sung GV: vì sao trong mô hình tháp đàn hạt nhân được thể hiện ở phẩn đỉnh tháp? Vị trí và kích thước của phần này tượng trưng cho phần gì? HS: chọn lọc khắc khe và nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất và có số lượng ít. Tạo sao? Chi phí tạo dòng thuần là rất tốn kém, giá giống cao GV: nhận xét và bổ sung GV: theo em, năng suất của chúng tăng dần từ chân tháp lên đỉnh tháp hay theo chiều ngược lại? HS: tăng từ chân tháp lên đỉnh tháp GV: nhận xét và bổ sung I. Hệ thống nhân giống vật nuôi: Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thương phẩm. 1. Tổ chức các đàn giống trong hệ thống nhân giống a) Đàn hạt nhân Có phẩm chất cao nhất được nuôi trong điều kiện tốt nhất, CL khắc khe nhất có tiến bộ di truyền lớn nhất số lượng ít. b) Đàn nhân giống Do đàn hạt nhân sinh ra để nhân giống, nên năng suất, nuôi dưỡng, CL và di truyền thấp hơn đàn hạt nhân, nhưng số lượng nhiều hơn. c) Đàn th

File đính kèm:

  • dochoc ki 1.doc