Bài 9: BẢN VẼ CƠ KHÍ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu lên dược nội dung chính của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.
Phân tích và trình bày được cách lập bản vẽ chi tiết.
2. Kỹ năng:
Lập được bản vẽ chi tiết của một số chi tiết đơn giản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Nghiên cứu bài 9 SGK, tham khảo SGV.
Tham khảo thêm những thông tin liên quan đến bản vẽ cơ khí.
Chuẩn bị tranh giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước bài ở nhà.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 Bài 9: Bản vẽ cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:........................................... Ngày soạn: ........................
Lớp:................................................ Ngày dạy: ..........................
GVHD: Nguyễn Hoàng Anh Tiết phân phối CT:.............
SVTH: Dương Thị Hồng Duyên Bộ môn: Công nghệ11
Bài 9: BẢN VẼ CƠ KHÍ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nêu lên dược nội dung chính của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.
Phân tích và trình bày được cách lập bản vẽ chi tiết.
Kỹ năng:
Lập được bản vẽ chi tiết của một số chi tiết đơn giản.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nghiên cứu bài 9 SGK, tham khảo SGV.
Tham khảo thêm những thông tin liên quan đến bản vẽ cơ khí.
Chuẩn bị tranh giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh:
Đọc trước bài ở nhà.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp – Kiểm tra sỉ số:
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày các nội dung cơ bản của công việc thiết kế?
Câu 2: Vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với thiết kế?
Xây dựng bài mới:
Đặt vấn đề:
Hãy kể một số sản phẩm cơ khí mà em biết?
® Gía đỡ, trục khuỷu........
Theo các em tài liệu kỹ thuật nào được xem là quan trọng trong thiết kế và chế tạo các sản phẩm cơ khí?
® Bản vẽ cơ khí.
Em nào nhắc lại thế nào là bản vẽ cơ khí, đã học ở bài 8?
® Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng......các máy móc và thiết bị.
Þ Bản vẽ là tài liệu kĩ thuật quan trọng dùng trong thiết kế cũng như trong sản xuất. Muốn làm ra một cỗ máy, trước hết phải chế tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các chi tiết đó thành cỗ máy. Trong thiết kế và chế tạo cơ khí, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là hai bản vẽ quan trọng. Nội dung và công dụng của hai bản vẽ đó là gì, các xây dựng các bản vẽ đó ra sao? Để hiểu rõ hơn nội dung và cách lập bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ta sẽ nghiên cứu bài 9.
Vào bài mới:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu bản vẽ chi tiết.
I.BẢN VẼ CHI TIẾT:
1. Nội dung bản vẽ chi tiết:
*Bản vẽ chi tiết cho biết:
Hình dạng của chi tiết.
Kích thước của chi tiết.
Các yêu cầu kỹ thuật.
*Bản vẽ chi tiết dùng để:
Chế tạo chi tiết.
Kiểm tra chi tiết.
2. Cách lập bản vẽ chi tiết:
Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung.
Bố trí các hình biểu diễn trên bản vẽ bằng các
đường trục và đường bao hình biểu diễn.
Bước 2: Vẽ mờ.
Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt và mặt mắt
Bước 3: Tô đậm.
Kiểm tra, sửa chữa sai sót, tẩy xóa những nét không cần thiết, kí hiệu vật liệu, ghi kích thước và tô đậm.
Bước 4: Ghi phần chữ.
Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tênKiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.
* Cho học sinh quan sát hình 9.2.
Sản phẩm giá đỡ có liền một khối không?
Nó được cấu tạo từ những chi tiết nào?
* Cho học sinh quan sát hình 9.1
Hãy quan sát BVCT của giḠđỡ và cho biết nội dung, công dụng của bản vẽ này?
- Theo các em, để lập bản vẽ chi tiết, trước hết chúng ta cần làm gì ?
- Sau khi nghiên cứu tài liệu thì chúng ta cần làm gì tiếp theo?
* Chia lớp ra 4 nhóm tiến hành thảo luận các bước lập bản vẽ chi tiết trong 3 phút.
- Gọi đại diện từng nhóm trả lời kết quả thảo luận, lên bảng trình bày cách vẽ.
- Nhận xét, kết luận, gọi học sinh nhắc lại các bước lập bản vẽ để ghi vào tập.
Không liền một khối, do nhiều khối lắp ráp lại.
Được chế tạo từ 6 chi tiết: tấm đế, giá đỡ, vít, trục, đai ốc, con lăn.
*Bản vẽ chi tiết cho biết:
+ Nội dung:
Hình dạng của chi tiết.
Kích thước của chi tiết.
Các yêu cầu kỹ thuật.
+ Công dụng:
Chế tạo chi tiết.
Kiểm tra chi tiết.
- Cần nghiên cứu, đọc tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kỹ thuật...
- Dựa trên kết quả phân tích hình dạng, kết cấu chi tiết. Chọn phương án biểu diễn. Chọn khổ giấy, tỉ lệ; lập bản vẽ.
- N1: Trình bày bước 1
- N2: Trình bày bước 2
- N3: Trình bày bước 3
- N4: Trình bày bước 4
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ lắp.
II. BẢN VẼ LẮP
* Nội dung:
-Trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
* Công dụng:
- Để lắp ráp các chi tiết.
- Nếu các chi tiết sau khi được chế tạo lắp sai vị trí hoặc sai trình tự thì sao?.
® Vậy cần bản vẽ để đảm bảo việc lắp ráp đúng qui trình là bản vẽ lắp.
* Cho học sinh quan sát hình 9.4 SGK
- Bản vẽ lắp trình bày nội dung gì ?
- Bản vẽ lắp dùng để làm gì ?
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung.
- Sẽ làm hỏng, sai lệch các chi tiết.
- Trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
-Để lắp ráp các chi tiết.
Cũng cố, dặn dò:
Cũng cố:
* Bản vẽ chi tiết thể hiện:
A. Hình dạng và kích thước.
B. Hình dạng và yêu cầu kỹ thuật.
C. Hình dạng, kích thước, khung tên.
D. Hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật.
* Nối A và B:
A
B
Bước 1
Sửa sai sót, dùng bút chì cứng kẻ đường gạch của mặt cắt, đường gióng, đường ghi kich thước, dùng bút chì mềm vẽ nét đậm.
Bước 2
Bố trí các hình biểu diễn, khung tên trên bản vẽ bằng các đường trục, đường bao hình biểu diễn.
Bước 3
Ghi kích thước, yêu cầu kỹ thuật và nội dung khung tên. Kiểm tra, hoàn thiện bản vẽ chi tiết.
Bước 4
Vẽ bằng nét mãnh hình dạng bên ngoài và bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt,mặt cắt.
Dặn dò:
Học bài và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Chuẩn bị Bài 10: Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản.
File đính kèm:
- ban ve co khi.doc