Chương II: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN.
Bài 10:THỰC HÀNH - MẠCH NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU.
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Nhận dạng được các linh kiện và vẽ được sơ đồ nguyên lý từ mạch nguồn thực tế.
Phân tích được nguyên lý làm việc của mạch điện.
Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.
II./ CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu bài 4, 7, 9 và bài 10 trong SGK, SGV, và đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng.
Giáo viên làm bài thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng dẫn cho HS.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Bài 10 Tiết 9: Thực hành - Mạch nguồn điện một chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 9 Số giờ đã giảng: 8
Thực hiện ngày 13 tháng 10 năm 2009
Chương II: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN.
Bài 10:THỰC HÀNH - MẠCH NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU.
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Nhận dạng được các linh kiện và vẽ được sơ đồ nguyên lý từ mạch nguồn thực tế.
Phân tích được nguyên lý làm việc của mạch điện.
Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.
II./ CHUẨN BỊ.
Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu bài 4, 7, 9 và bài 10 trong SGK, SGV, và đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng.
Giáo viên làm bài thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng dẫn cho HS.
Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh.
+ Đồng hồ vạn năng : 1 chiếc.
+ Mạch nguồn một chiều đã lắp sẵn trên bảng mạch bao gồm biến áp nguồn, chỉnh lưu cầu, lọc hình П hoặc lọc tụ C, ổn áp dung IC7812: 1 chiếc.
+ Học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu.
MẠCH NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU.
Họ và tên: ..
Lớp: ...
Sơ đồ nguyên lý của mạch nguồn thực tế.
Kết quả đo điện áp ở các vị trí theo trình tự thí nghiệm và rút ra nhận xét, kết luận:
Tỉ số của biến áp nguồn.
Trị số hiệu dụng và trị số đỉnh của điện áp xoay chiều ở cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY THỰC HÀNH.
1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp và chia lớp ra làm 6 nhóm học sinh.
2/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút
Vẽ sơ đồ khối và nêu chức năng của các khối trong nguồn 1 chiều.
3/.Giảng bài mới. Thời gian: 41 phút
3.1/. Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút
Chúng ta đã được nghiên cứu một số mạch điện tử cơ bản. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành quan sát, nhận dạng các linh kiện trên mạch nguồn thực tế và vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện thực tế.
3.2/.Tiến trình thực hành..
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu. Thời gian: 6 phút
a./ Giới thiệu mục tiêu tiết học.
Trong thời gian 45 phút mỗi nhóm học sinh phải quan sát, nhận dạng được các linh kiện trên mạch nguồn thực tế, từ mạch nguồn thực tế vẽ lại sơ đồ nguyên lý của mạch điện và kiểm tra điện áp tại các vị trí theo yêu cầu.
b./ Giới thiệu nội dung và quy trình thực hành.
c./ Phân chia dụng cụ thực hành cho các nhóm học sinh.
Hoạt động 2: Thực hành.
Hoạt động của học sinh
TG
Hoạt động của giáo viên
1./ Quan sát, tìm hiểu các linh kiện trên mạch nguồn thực tế.
Nhận linh kiện do giáo viên giao. Chú ý xem và nghe giáo viên hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều và một chiều và cách đọc trị số theo các thang đo.
- Đưa ra các thắc mắc nếu chưa hiểu bài.
- Quan sát hình dạng, nhận biết các linh kiện trên mạch nguồn thực tế.
5
- Giáo viên phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm học sinh. Hướng dẫn học sinh các dung đồng hồ vạn năng đo điện áp 1 chiều và điện áp xoay chiều. Cách đọc trị số theo các thang đo.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu các linh kiện trên mạch thực tế bắt đầu từ nguồn vào bên trái, lần lượt qua các khối, kết thúc ở đầu ra bên phải.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của học sinh.
2. Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện.
- Chú ý nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch.
- Học sinh trong nhóm thảo luận, vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch một cách chính xác.
- Báo cáo kết quả htực hành để giáo viên kiểm tra.
- Vẽ lại sơ đồ nguyên lý của mạch nếu chưa đạt yêu cầu.
- Vẽ sơ đồ nguyê n lý vào báo cáo.
15
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch thực tế theo trình tự từ đầu nguồn vào bên trái, qua các khối cho đến đầu ra bên phải.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của học sinh; có thể ghi nhật ký về quá trình và kết quả đọc được của các nhómChỉ can thiệp khi học sinh gặp khó khăn hoặc khi học sinh yêu cầu
3. Nối mạch thí nghiệm vào nguồn điện xoay chiều.
- Theo dõi giáo viên hướng dẫn cách dùng đồng hồ vạn năng đo đo điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp nguồn, hai đầu cuộn thứ cấp của máy biấn áp nguồn, hai đầu ra sau mạch lọc, điện áp ở đầu ra sau mạch ổn áp
- Quan sát quá trình làm mẫu của giáo viên.
- Lần lượt từng học sinh dung đồng hồ vạn năng tiến hành đo điện áp tại các vị trí theo yêu cầu.
- Ghi trị số điện áp đo được vào báo cáo thực hành .
10
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng đồng hồ vạn năng đo đo điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp nguồn, hai đầu cuộn thứ cấp của máy biấn áp nguồn, hai đầu ra sau mạch lọc, điện áp ở đầu ra sau mạch ổn áp
- Tiến hành làm mẫu để học sinh quan sát.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của học sinh; có thể ghi nhật ký về quá trình và kết quả đọc được của các nhómChỉ can thiệp khi học sinh gặp khó khăn hoặc khi học sinh yêu cầu
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. Thơì gian: 4 phút
- Yêu cầu đại diện các nhóm học sinh lên trình bày kết quả thực hành của nhóm và tự đánh giá.Có thể gải thích vấn đề do học sinh nêu ra:
+ Tại sao điện áp một chiều đo trên đồng hồ khi có tụ lọc lại cao hơn khi không có tụ lọc?
Vì tụ lọc đã được nạp điện và duy trì ở trị số đỉnh của điện áp xoay chiều nên trị số điện áp khi có tụ cao hơn trị số hiệu dụng lần.
+ Làm thế nào để có điện áp bằng phẳng? và có điện áp một chiều ổn định?
Để có điện áp một chiều bằng phẳng dung mạch lọc, để có điện áp một chiều ổn định dung mạch ổn áp.
- Giáo viên thu báo cáo thực hành của các nhóm và nhận xét chung về quá trình thực hành.
- Học sinh thu dọn dụng cụ và vệ sinh lớp học
3.3/.Giao bài.
Học sinh về nhà đọc và chuẩn bị cho bài thực hành số 11.
3.6/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 12 Tiet 9.doc