Giáo án Công nghệ 12 bài 3: Thực hành Điện trở -Tụ điện - cuộn cảm

Mục tiêu

1- Nhận biết được hình dạng, số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

2- Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện và cuộn cảm.

3- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.

Nội dung và hoạt động dạy - học

 - Gồm 2 nội dung chính

 1. Quan sát, nhận biết các linh kiện.

 2. Đọc và đo số liệu kĩ thuật các linh kiện

 - Các hoạt động của thày và trò:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 bài 3: Thực hành Điện trở -Tụ điện - cuộn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành ĐIỆN TRỞ -TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM Tiết 2 Ngày soạn: 22-8-2011 Bài 3 Mục tiêu 1- Nhận biết được hình dạng, số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.. 2- Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện và cuộn cảm. 3- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. Nội dung và hoạt động dạy - học - Gồm 2 nội dung chính 1. Quan sát, nhận biết các linh kiện. 2. Đọc và đo số liệu kĩ thuật các linh kiện - Các hoạt động của thày và trò: HĐ1 Chuẩn bị: GV phân nhóm, phát vật liệu, dụng cụ thực hành theo nhóm, nhắc nhở HS thực hiện nội quy. Ôn các kiến thức có liên quan, hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ đo và kiểm tra các linh kiện. HĐ2 Tổ chức thực hành: HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV tiến hành quan sát, nhận biết, đo kiểm tra các linh kiện ghi bảng báo cáo theo mẫu. HĐ3: Tổng kết, đánh giá - GV cho HS hoàn thiện báo cáo, tự đánh giá và nộp cho GV. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. Chuẩn bị - Soạn bài - Các dụng cụ, vật liệu thực hành cho từng nhóm. (kiểm tra chất lượng đồng hồ đo) Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện (1phút) Bước 2: Kiểm tra : (7phút) ?1 Nêu kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở ?2 Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần Bước 3: Bài mới (34 Phút) HOẠT ĐỘNG THÀY-TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành GV Tiến hành các công việc sau: - Nêu mục đích, yêu cầu bài thực hành - Chia nhóm thực hành, cử nhóm trưởng: Mỗi bàn một nhóm - Phát phiếu báo cáo thực hành theo mẫu bảng 1,2,3. - Học sinh nhận dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành theo nhóm. - Ôn lại những kiến thức liên quan Hình 1.1 Các vạch màu điện trở Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 GV lấy VD minh hoạ, cho học sinh tập đọc trị số điện trở (theo nhóm) - Tìm vòng màu điện trở1K (nâu-đen-đỏ) - Tìm vòng màu điện trở 1,5K (nâu - xanh lá - đỏ) - Tìm vòng màu điện trở 4,7K (vàng - tím - đỏ) Đọc trị số điện trở có vòng màu sau: -Vàng - tím - vàng - kim nhũ (470K sai số 5%) -Nâu - đen - nâu - xanh lục (100 sai số 0,5%) GV: -Hướng dẫn HS cách sử dụng đồng hồ đo A-V- - Hướng dẫn HS cách dùng đồng hồ đo và kiểm tra điện trở, tụ điện và cuộn cảm. (Chọn thang đo, chỉnh kim, cách đọc trị số đo...) Hoạt động 2; Tổ chức thực hành HS:Các nhóm tiến hành: - Quan sát, nhận biết các loại linh kiện: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. - Đọc, đo trị số điện trở (tối thiểu 5 điện trở) và ghi vào bảng theo mẫu 1 - Tìm hiểu 3 cuộn cảm ghi bảng 2 - Tìm hiểu số liệu kĩ thuật ghi trên tụ (1 tụ thường và 1 tụ hoá ghi bảng 3) ( Mẫu báo cáo thực hành:SGK) GV: Kiểm tra, hướng dẫn HS thực hành, giải đáp các thắc mắc Hoạt động 3; Tổng kết, đánh giá HS: hoàn thành báo cáo, tự đánh giá kết quả, nộp cho GV. - GV: Nhận xét đánh giá kết quả bài thực hành. I/.Chuẩn bị 1. Dụng cụ, vật liệu (cho một nhóm học sinh) - Đồng hồ vạn năng: 01 chiếc - Các loại điện trở cố định, công suất nhỏ, công suất lớn cả tốt và xấu: 20 chiếc. - Các loại cuộn cảm: Lõi không khí, lõi ferít, lõi sắt từ loại tốt và xấu: 06 chiếc 2. Những kiến thức có liên quan a) Ôn lại bài 2 b) Quy ước màu để ghi và đọc trị số điện trở - Ý nghĩa các vòng màu: +Vòng 1 chỉ chữ số thứ nhất +Vòng 2 chỉ chữ số thứ hai +Vòng 3 chỉ số số không thêm vào +Vòng 4 chỉ sai số Không ghi: sai số 20% Ngân nhũ (nhũ bạc) sai số 10% Kim nhũ (nhũ vàng) sai số 5% Nâu: sai số 1% Đỏ: sai số 2% Xanh lục: sai số 0,5% Bảng màu: Đen 0 Xanh lục 5 Nâu 1 Xanh lam 6 Đỏ 2 Tím 7 Cam 3 Xám 8 Vàng 4 Trắng 9 VD: (SGK) Thân điện trở có vạch màu: Nâu - đen - nâu - kim nhũ: 100 5% Đỏ - tím - vàng - ngân nhũ: 270K10% II/ Nội dung và quy trình thực hành Bước 1 Quan sát nhận biết các loại linh kiện Bước 2 Chọn ra 5 điện trở màu. Lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc và đo trị số điền vào bảng 1 Bước 3 Chọn 3 cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 2 Bước 4 Chọn ra một tụ điện có cực tính và một tụ không có cực tính để ghi các số liệu kĩ thuật của từng tụ điện vào bảng 3. III/ Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành 1. Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá kết quả 2. Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh.. Bước 4: Củng cố (2phút) Bước 5: Dặn ôn bài, xem trước bài 4 Linh kiện bán dẫn (1phút) Mẫu báo cáo CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ TỤ ĐIỆN CUỘN CẢM HỌ VÀ TÊN. LỚP Tìm hiểu về điện trở STT Vạch màu trên thân điện trở Trị số đọc Trị số đo Nhận xét 1 2 3 4 5 Tìm hiểu về cuộn cảm STT Loại cuộn cảm Kí hiệu và vật liệu lõi Nhận xét 1 Cuộn cảm cao tần 2 Cuộn cảm trung tần 3 Cuộn cảm âm tần Tìm hiểu về tụ điện STT Loại tụ điện Số liệu kỹ thuật ghi trên tụ Giải thích số liệu 1 Tụ không có cực tính 2 Tụ có cực tính Rút kinh nghiệm bài dạy: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 3 Thuc hanh dien tro tu dien cuon cam.doc