Giáo án Công nghệ 12 Bài 6: Thực hành tranzito

Bài 6 THỰC HÀNH TRANZITO

MỤC TIÊU

1- Nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần công suất nhỏ, công suất lớn.

2- Đo được điện trở thuận, ngược giữa các chân của tranzito PNP, NPN. Phân biệt loại tốt, xấu và xác định được cực B của tranzito

3- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Bài 6: Thực hành tranzito, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranzito.o gvo cỏonh: kiện nhỳmTiết 6 Ngày soạn: 23-9-2008 Bài 6 THỰC HÀNH TRANZITO MỤC TIÊU 1- Nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần công suất nhỏ, công suất lớn. 2- Đo được điện trở thuận, ngược giữa các chân của tranzito PNP, NPN. Phân biệt loại tốt, xấu và xác định được cực B của tranzito 3- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn. CÁC HOẠT ĐỘNG HĐI - Chuẩn bị: GV chia nhóm, phát vật liệu, dụng cụ thực hành theo nhóm, nhắc nhở HS thực hiện nội quy. ôn các kiến thức có liên quan ở bài 4. HĐ2 - Tổ chức thực hành : HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV, tiến hành quan sát, nhận dạng, phân loại tranzito, đo kiểm tra xác định chất lượng và phân biệt cực tính của tranzito, ghi bảng báo cáo theo mẫu trang 35 SGK. HĐ3- Tổng kết, đánh giá : GV cho HS hoàn thiện báo cáo, tự đánh giá và nộp cho GV. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. CHUẨN BỊ - Soạn bài - Các dụng cụ và vật liệu thực hành theo yêu cầu TIẾN TRÌNH Bước 1: Ổn định lớp , kiểm diện (1phút) Bước 2: Kiểm tra : Không Bước 3: Bài mới (42 phút) HOẠT ĐỘNG THÀỶ- TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành GV: - Nêu mục tiêu, yêu cầu bài thực hành. - Chia nhóm, phát vật liệu và dụng cụ thực hành. - Vấn đáp, ôn lại bài 4 về công dụng, phân loại, cấu tạo tranzito. - Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng dùng thang đo điện trở để đo, kiểm tra chất lượng và xác định cực tranzito. - Hướng dẫn HS cách nhận biết các loại tranzito (Nhật), cách đo xác định cực tính (chân) của tranzito bằng đồng hồ vặn năng để thang đo ôm.. GV phân tích để HS hiểu - Xác định chân B (cực gốc) và loại Tranzito. + Xác định chân B và loại tran zito: Để đồng hồ thang x1Ω , đặt cố định một que đo vào từng chân , que kia chuyển sang hai chân còn lại, nếu kim lên = nhau  thì chân có que đặt cố định là chân B, nếu que đồng hồ cố định là que đen thì là Transistor ngược, là que đỏ thì là Transistor thuận (Lưu ý HS để thang đo x1Ω để dòng điện qua tranzito nhỏ không làm hỏng đồng hồ) + xác định chân E (cực phát) và C (cực gốc). (Nêu thêm) Lần lượt đo điện trở hai chân còn lại, có một lần điện trở nhỏ và một lần điện trở lớn hơn. Lấy lần có điện trở nhỏ để xác định, nếu tranzito PNP thì que đen đặt vào chân nào chân đó là chân E, chân còn lại là chân C. Tranzito NPN que đỏ đặt vào chân nào chân đó là chân E, chân còn lại là chân C. - Xác định chất lượng tranzito Với tranzito PNP đặt que đỏ (cực âm) vào chân B, lần lượt đo điện trở thuân với hai chân còn lại, nếu kim càng lên nhiều thì tranzito càng tốt và có HSKĐ cao. Làm tương tự với tranzito NPN (que đen (cực +) đặt vào chân B) Hoạt động 2: Tổ chức thực hành GV hướng dẫn HS làm thứ tự theo các bước -Bước 1: Quan sát, nhận dạng Bước 2. Chuẩn bị đồng hồ đo GV hướng dẫn cách chuyển và chỉnh đồng hồ Bước3: Xác định loại và cực tính, chất lượng của tranzito. - Đo xác định loại và cực tính tranzito. So sánh với kí hiệu ghi trên vỏ tranzito. - Đo điện trở các cực của tranzito PNP và NPN cao tần và âm tần Ghi kết quả vào báo cáo thực hành GV nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành, thu báo cáo. Que đen (+) I/ CHUẨN BỊ 1. Dụng cụ, vật liệu (cho một nhóm học sinh) - Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. - Tranzito các loại: PNP, NPN công suất lớn, nhỏ (loại tốt, xấu) của Nhật: 8 chiếc. 2. Những kiến thức có liên quan a) Ôn bài 4. - Cấu tạo: Là linh kiện bán dẫn có 3 lớp bán dẫn tạo thành 2 lớp tiếp giáp P-N, 3 cực E,B,C. - Phân loại: căn cứ cấu tạo có 2 loại PNP và NPN b) Cách đặt tên và kí hiệu Tranzito Nhật: 2SAxxx 2SBxxx 2SCxxx 2 là tranzito có 2 lớp tiếp giáp. S là chất bán dẫn (semi conductor) A là tranzito cao tần loại PNP, làm việc ở tần số cao B là tranzito âm tần loại PNP, chỉ làm việc ở tần số thấp. xxxx là các con số đi sau chỉ thông số của tran zito c) Cách đo để tìm ra chân cực bazơ và phân biệt được hai loại tranzito PNP và NPN Tranzito PNP E B C Que đen (+) Que đen (+) Que đỏ (-) * Khi que đỏ đặt vào cực nào mà que đen đặt vào hai cực còn lại , thấy điện trở đều nhỏ; đó chính là cực B của tranzito PNP. Tran zito NPN B C E Que đỏ (-) Que đen (+) Que đỏ (-) *Khi que đen đặt vào cực nào mà que đỏ đặt vào hai cực còn lại , thấy điện trở đều nhỏ; đó chính là cực B của tranzito NPN. II/ NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HÀNH Bước 1. Quan sát, nhận biết tranzito Nhật (có thể có thêm một số loại tranzito khác để so sánh) Bước 2. Chuẩn bị đồng hồ đo - Chuyển về thang đo x1Ω, khi đo nếu kim lên ít thì chuyển sang x10Ω, x100Ω nhưng không nên để mức cao quá dễ hỏng tranzito. - Chập que đo chỉnh kim về 0 (chỉnh nhanh để tránh hết pin) Bước3: Xác định loại và cực tính, chất lượng của tranzito. - Thực hiện đo điện trở các chân với loại tranzito mới và đã cũ. Ghi trị số điện trở giữa các chân vào mẫu báo cáo. - Thực hiện đo điện trở các chân với loại tran zito PNP cao tần (2SA) và âm tần (2SB). Làm tương tự với loại tranzito NPN cao tần và âm tần. III/ TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH. 1. Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá kết quả 2. Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh.. Bước 4: Củng cố Bước 5: Dặn học bài, xem trước bài 7 III. Mẫu báo cáo TRANZITO Họ và tên .. Lớp 1-Tìm hiểu và kiểm tra tranzito Loại tranzito Kí hiệu tranzito Trị số điện trở B-E (Ω) Trị số điện trở B-C (Ω) Nhận xét Que đỏ ở B Que đen ở B Que đỏ ở B Que đen ở B Tranzito PNP 2SA.. 2SA.. 2SB.. 2SB.. Tranzito NPN 2SC.. 2SC.. 2SD.. 2SD.. 2- Tự đánh giá kết quả thực hành ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Rút kinh nghiệm bài giảng ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 6 Thuc hanh Tranzito(1).doc
Giáo án liên quan