Bài 6
I. Mục tiêu :
* Kiến thức : Nhận dạng các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn.
* Kỹ năng : Đo được điện trở thuận , ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito.
* Thái độ : Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các qui định về an toàn.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: dụng cụ, vật liệu cho 1 nhóm HS:
- Đồng hồ vạn năng : 1 chiếc
- Tranzito các loại: PNP. NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn (loại tốt, xấu) của Nhật Bản: 8 chiếc.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Chương 1 - Bài 6: Thực hành Tranzito, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN12
Ngày soạn : 31/7/08
Tiết : Bài 6
I. Mục tiêu :
* Kiến thức : Nhận dạng các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn.
* Kỹ năng : Đo được điện trở thuận , ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito.
* Thái độ : Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các qui định về an toàn.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: dụng cụ, vật liệu cho 1 nhóm HS:
- Đồng hồ vạn năng : 1 chiếc
- Tranzito các loại: PNP. NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn (loại tốt, xấu) của Nhật Bản: 8 chiếc.
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định tổ chức : (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (4ph)
3. Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về điốt, tirixto, triac. Hôm nay ta tìm hiểu về tranzito .(1ph)
4. Giảng bài mới :
Hoạt động 1: hoạt động hướng dẫn ban đầu (4ph)
* GV nêu mục tiêu: Nhận dạng và phân loại được các loại tranzito
* Nội dung và qui tình thực hành:
Bước 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các tranzito của Nhật Bản
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo: chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x 100. Kiểm tra chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí 0 khi chập hai đầu que đo lại.
Bước 3: Xác định loại và chất lượng tranzito : đo điện trở đế xác định loại, chất lượng của tranzito theo hình 6.1 và hình 6.2. Sau đó ghi trị số điện trở và nhận xét vào bảng của mẫu báo cáo thực hành.
Hoạt động 2: hoạt động thực hành (30ph)
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5ph
20ph
5ph
* Đọc kí hiệu và phân loại tranzito
- Chia nhóm thực hành .
- Chỉ định nhóm trưởng , giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng .
- GV phân chia dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm HS thực hành .
- GV giải thích cách đặt tên và kí hiệu tranzito của Nhật Bản
* Tổ chức thực hành
- Thao tác mẫu về cách sử dụng đồng hồ vạn năng
- Biểu hiện của trị số điện trở như thế nào là tranzito đã bị đánh thủng, như thế nào là tranzito đã bị đứt?
- Trường hợp đặc biệt: Khi tranzito bị đánh thủng hoặc bị đánh đứt chỉ một bên tiếp giáp như giữa B với C hoặc giữa B với E thì tranzito đó có còn dùng được không? Và được dùng làm gì?
- Yêu cầu HS làm thực hành theo bước 3 trong SGK
* Kết thúc thực hành
- GV thu hồi đầy đủ dụng cụ, vật liệu cử từng nhóm học sinh
- 4-> 6 nhóm .
- 1 nhóm trưởng .
- Nhận dụng cụ và vật liệu
- Thực hành đọc kí hiệu và phân loại tranzito của Nhật Bản
- Thực hành về cách sử dụng đồng hồ vạn năng theo bước 2 trong SGK
- Khi tranzito bị đánh thủng: REB=RBC=REC=0
Khi tranzito bị đánh đứt: REB,RBC,REC bằng vô cùng.
- Vẫn dùng được nhưng chỉ dùng làm điốt
- HS làm việc theo nhóm .
- HS điền kết quả thực hành theo mẫu để nộp cho GV
- HS dọn vệ sinh
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành và hướng dẫn học ở nhà (5ph)
* GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành: tinh thần, thái độ, kĩ năng của HS; đánh giá và cho điểm vào các bản báo cáo của HS
* Dặn dò: Đọc trước bài 7: Khái niệm về mạch điện tử- Chỉnh lưu- Nguồn một chiều
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai6.doc