Tiết 30-Bài 26: ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Biết được công dụng , cấu tạo , nguyên lí làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha
2.Kĩ năng
-Nhận biết được động cơ không đồng bộ ba pha
-Vẽ được sơ đồ đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha
3.Thái độ
Có ý thức tìm hiểu bài Động cơ không đồng bộ ba pha
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Nghiên cứu SGK, SGV , các tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy , soạn giáo án
-Đồ dùng dạy học của giáo viên: Máy tính , máy chiếu
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 tiết 30 bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/3/2009
Ngày dạy : 24/3/2009
Dạy lớp 12A2, 12A3, 12A4, 12A5
Tiết 30-Bài 26: ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Biết được công dụng , cấu tạo , nguyên lí làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha
2.Kĩ năng
-Nhận biết được động cơ không đồng bộ ba pha
-Vẽ được sơ đồ đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha
3.Thái độ
Có ý thức tìm hiểu bài Động cơ không đồng bộ ba pha
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Nghiên cứu SGK, SGV , các tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy , soạn giáo án
-Đồ dùng dạy học của giáo viên: Máy tính , máy chiếu
2.Học sinh
-Vở ghi , SGK , đọc bài trước
-Đồ dùng học tập của học sinh
III.Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ (5’)
a.Câu hỏi :
Trình bày khái niệm , phân loại và công dụng máy điện xoay chiều ba pha ?
b.Đáp án :
Khái niệm
Máy điện xoay chiều ba pha là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha.
Dựa vào nguyên lí cảm ứng điện từ và lực điện từ.
Phân loại và công dụng:
+ Máy điện tĩnh: Khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động.
+ Máy điện quay: Khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau
- Máy phát điện: Biến cơ năng thành điện năng.
- Động cơ điện: Biến điện năng thành cơ năng.
2.Đặt vấn đề vào bài mới (1’)
Động cơ không đồng bộ ba pha sử dụng với nguồn điện xoay chiều ba pha được dùng phổ biến trong sản xuất và đời sống .Để sử dụng được cần phải biết về cấu tạo , nguyên lí làm việc và cách đấu dây học bài 26
3.Nội dung bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Khái niệm và công dụng
1.Khái niệm
Là động cơ điện 3 pha có tốc độ quay của rôto(n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay(n1).
2.Công dụng
Dùng làm nguồn động lực cho các máy công cụ.
II.Cấu tạo
1.Stato( phần tĩnh)
a)Lõi thép
Gồm các lá thép KTĐ ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây quấn.
b)Dây quấn
Là dây đồng được phủ sơn cách điện. Gồm: AX, BY, CZ
2.Roto( phần quay)
a)Lõi thép
Làm bằng các lá thép KTĐ mặt ngoài
xẻ rãnh, ở giữa có lỗ để lắp trục, ghép lại thành hình trụ.
b) Dây quấn
Có hai kiểu :
+ Kiểu rôto lồng sóc
+Kiểu roto dây quấn
III.Nguyên lí làm việc
+ Khi cho dòng điện ba pha vào ba dây quấn stato thì trong stato có từ trường quay.
+ Trong dây quấn rôto xuất hiện dòng điện cảm ứng.
+ Lực điện từ tác dụng lên dòng điện trong dây quấn rôto tạo mômen quay kéo rôto quay theo chiều quay của từ trường với tốc độ
n < n1.
+ n1 = 60f/p( vg/ ph) tốc độ quay của từ trường
+ Tốc độ trượt:
n2 = n1- n
+ Tỉ số s = n2/ n1 gọi là hệ số trượt tốc độ.
IV.Cách đấu dây
+ Tùy điện áp lưới và động cơ.
+ Đổi chiều quay động cơ : đảo hai pha bất kì cho nhau.
HĐ1 : (8’) Tìm hiểu khái niệm và công dụng
Động cơ điện là máy biến đổi năng lượng nào sang dạng năng lượng nào ?
GV: Nêu khái niệm động cơ không đồng bộ ba pha.
Nêu công dụng của động cơ điện ba pha mà em biết ?
Ưu điểm của động cơ có kích thước, vận hành, công suất thế nào ?
HĐ2 :(12’) Tìm hiểu cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 26.1, 26.2, 26.3 SGK.
Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha có những phần chính nào ?
Nêu cấu tạo lõi thép stato ?
Nêu cấu tạo dây quấn stato ?
Các đầu dây quấn được bố trí ở đâu ?
Nêu cấu tạo lõi thép rôto ?
Nêu cấu tạo dây quấn rôto ?
HĐ3: (10’) Tìmhiểu nguyên lí làm việc và cách đấu dây của động cơ không đồng bộ ba pha
Khi cho dòng điện ba pha vào ba dây quấn stato thì trong stato có từ trường thế nào ?
Khi đó trong dây quấn rôto xuất hiện gì ?
Lực từ của từ trường quay tác dụng lên dòng điện cảm ứng gây hiện tượng gì ?
Tốc dộ quay của rôto n thế nào so với tốc độ quay của từ trường ? Vì sao ?
GV:Thông tin khái niệm tốc độ trượt và hệ số trượt.
GV: Thông tin cách đấu dây hình sao và tam giác.
HĐ4:(6’)Tìm hiểu cách đấu dây
GV hướng dẫn HSvẽ sơ đồ đấu dây hình sao và tam giác
HĐ1 : Tìm hiểu khái niệm và công dụng
Biến đổi năng lượng điện năng thành cơ năng.
HS: Ghi nhận thông tin.
Dùng bơm nước tưới ruộng ; quay máy xay xát gạo ; làm quay máy cưa xẻ gỗ . . .
Cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ gọn, vận hành đơn giản, có thể có công suất rất lớn.
HĐ2 : Tìm hiểu cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha
HS: Quan sát hình 26.1, 26.2, 26.3 SGK.
Hai phần chính : Stato (phần tĩnh) và rôto (phần quay)
Gồm các lá thép KTĐ ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây quấn.
Là dây đồng được phủ sơn cách điện. Gồm ba dây quấn: AX, BY, CZ
Được bố trí ở hộp đấu dây đặt ở vỏ động cơ để nhận điện vào.
Nêu cấu tạo lõi thép rôto.
Có hai kiểu :
+ Kiểu rôto lồng sóc
+Kiểu roto dây quấn.
HĐ3:Tìm hiểu nguyên lí làm việc và cách đấu dây của động cơ không đồng bộ ba pha
Trong stato có từ trường quay.
Xuất hiện sđđ và dòng điện cảm ứng.
Tạo mômen quay kéo rôto quay theo chiều quay của từ trường
n < n1. (Thảo luận nhóm) giải thích.
HS: Ghi nhận thông tin.
HS: Ghi nhận thông tin.
HS Vẽ sơ đồ.
4.Củng cố (2’)
Vì sao động cơ điện ba gọi là động cơ không đồng bộ ?
Công dụng của động cơ không đồng bộ ba pha là gì ?
Vì sao lõi thép stato và rôto không làm một khối đặc ?
Nêu nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha ?
5.Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’)
Đọc và chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành bài 27.
File đính kèm:
- tiet 30 cong nghe 12.doc