Giáo án Công nghệ 8 - Bài 18 đến 20 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội

 Tuần: 8 Ngày soạn:

 Tiết :16 Ngày dạy :

PHẦN II. CƠ KHÍ

CHƯƠNG III. GIA CÔNG CƠ KHÍ

Bài 18. VẬT LIỆU CƠ KHÍ

I. Mục tiêu:

 _HS phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến.

 _Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

II. Chuẩn bị:

 _Bảng vật liệu cơ khí.

 _Một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí.

III. Các hoạt động dạy học.

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2)

 Trong đời sống và sản xuất, con người đã biết sử dụng các dụng cụ, máy và phương pháp gia công để làm ra các sản phẩm phục vụ cho con người, như ng trước hết cần phải có vật liệu. Vật liệu dùng trong ngành cơ khí rất đa dạng, để sử dụng vật liệu có hiệu quả và kinh tế nhất, ta cần phải nắm vững tính chất, thành phần cấu tạo của chúng. Trên cơ sở đó, người ta thay đổi một vài tính chất cho phù hợp với phương pháp chế tạo và phạm vi sử dụng. Bài này sẽ giới thiệu đại cương về một số vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 18 đến 20 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn: Tiết :16 Ngày dạy : PHẦN II. CƠ KHÍ CHƯƠNG III. GIA CÔNG CƠ KHÍ Bài 18. VẬT LIỆU CƠ KHÍ I. Mục tiêu: _HS phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến. _Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. II. Chuẩn bị: _Bảng vật liệu cơ khí. _Một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2’) Trong đời sống và sản xuất, con người đã biết sử dụng các dụng cụ, máy và phương pháp gia công để làm ra các sản phẩm phục vụ cho con người, như ng trước hết cần phải có vật liệu. Vật liệu dùng trong ngành cơ khí rất đa dạng, để sử dụng vật liệu có hiệu quả và kinh tế nhất, ta cần phải nắm vững tính chất, thành phần cấu tạo của chúng. Trên cơ sở đó, người ta thay đổi một vài tính chất cho phù hợp với phương pháp chế tạo và phạm vi sử dụng. Bài này sẽ giới thiệu đại cương về một số vật liệu dùng trong ngành cơ khí. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến. I. CÁC VẬT LIỆU CƠ KHÍ PHỔ BIẾN. 1. Vật liệu kim loại: ? Muốn tạo ra sản phẩm cơ khí, trước tiên ta cần phải có gì. ? Em hãy nêu một loại máy và cho biết chúng được tạo bằng những vật liệu nào. GV kết luận: Máy đó là một sản phẩm từ cơ khí và những vật liệu cấu tạo nên máy đó gọi là vật liệu cơ khí. ? Vậy vật liệu cơ khí là gì * GV nhận xét, kết luận. GV: Qua khái niệm trên ta thấy, vật liệu cơ khí rất đa dạng. Do đó người ta sẽ chia chúng thành 2 nhóm. ? Có rất nhiều máy được 13’ HS: Trước tiên cần phải có nguyên vật liệu. HS nêu ví dụ: xe đạp, có cấu tạo gồm: thép, nhôm, cao su HS: Là những vật liệu dùng trong ngành cơ khí. * HS ghi vào vở. HS nêu hai nhóm là: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại. → HS nêu một số chi tiết làm bằng vật liệu kim loại. Quan sát xe đạp, em chỉ ra các chi tiết làm bằng kim loại. ? Quan sát sơ đồ 18.1, em cho biết có những loại vật liệu kim loại nào. * GV giới thiệu kim loại đen: thành phần chủ yếu là Fe và C. Gồm có gang và thép. ? Như thế nào gọi là gang, thế nào là thép. ? Nếu thành phần C càng cao thì kim loại đó càng cứng hay mềm. ? Gang và thép, kim loại nào cứng hơn ? Gang có những loại nào. ? Nêu công dụng của kim loại này. ? Thép có những loại nào và được dùng ở đâu. GV: Ngoài kim loại đen, những kim loại còn lại là kim loại màu. ? Em hãy kể một số kim loại màu. ? Nêu một số tính chất của kim loại màu. GV: Các kim loại màu thường sử dụng dưới dạng hợp kim. ? Hãy nêu một vài ứng dụng của kim loại màu. * Hướng dẫn HS quan sát bằng kim loại trên xe đạp: sườn xe, căm, cổ HS: Kim loại đen Có 2 loại Kim loại màu HS: Gang nếu C > 2,14% Thép nếu C ≤ 2,14%. HS: Nếu C càng cao thì kim loại đó càng cứng và giòn. HS: Gang cứng hơn thép. HS: Gồm: gang xám, gang dẻo, gang trắng. HS: Được dùng trong dụng cụ gia đình, các chi tiết máy. HS: Thường gặp là thép cacbon và thép hợp kim. Được dùng trên một số chi tiết máy, kết cấu cầu đường HS: Cu, Al, Zn, Pb, Sn HS: Có tính dẻo, dễ kéo dài, dễ dát mỏng, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. HS: Được dùng nhiều trong công nghiệp như: sản xuất đồ dùng gia đình, vật liệu dẫn điện, chi tiết máy * HS xem bảng và điền tên a. Kim loại đen: _Thép nếu trong vật liệu có C ≤ 2,14% _Gang nếu trong vật liêäu có C > 2,14%. b. Kim loại màu: Ngoài kim loại đen, những kim loại còn lại là kim loại màu: Cu, Al, và các hợp kim của chúng. bài tập trong bảng và cho biết các sản phẩm đó làm bằng vật liệu gì. GV giảng giải: So với kim loại thì những vật liệu phi kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt kém, nhưng chúng dễ gia công, không bị ôxi hóa, ít mài mòn ? Em hãy nêu một vài vật liệu phi kim loại. ? Trong cơ khí, vật liệu dùng phổ biến là gì. ? Chất dẻo được chia làm mấy loại. ? Đặc điểm của hai loại chất dẻo này như thế nào. ? Nêu một vài ứng dụng của hai loại chất dẻo này. ? Hướng dẫn HS quan sát bảng và cho biết các sản phẩm đó làm bằng vật liệu gì. ? Cao su có đặc điểm gì khác với nhựa. ? Cao su được chia làm mấy loại. ? Hãy kể tên một số sản phẩm làm bằng cao su. 10' vật liệu cho từng sản phẩm. HS: Nhựa, cao su, gỗ, thủy tinh, sứ HS: Phổ biến là chất dẻo và cao su. HS: Gồm 2 loại: chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn. HS: +Dẻo nhiệt có nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ pha màu, không bị ôxi hóa, ít bị hóa chất tác dụng. +Dẻo nhiệt rắn cũng có tính chất tương tự như trên, chỉ khác là chúng chịu được nhiệt độ cao. HS: +Dẻo nhiệt: làn (giỏ), rỗ, cốc, can, dép +Dẻo nhiệt rắn: vỏ ổ điện, vỏ bút máy, bánh răng * HS xem bảng và điền tên vật liệu cho từng loại sản phẩm. HS: Có tính dẻo, đàn hồi và giảm chấn tốt HS: Được chia làm 2 loại: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. HS: Vòng đệm, đai truyền, săm, lốp 2. Vật liệu phi kim loại: a. Chất dẻo: Gồm 2 loại _Chất dẻo nhiệt. _Chất dẻo nhiệt rắn. b. Cao su: Gồm cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. II. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ. _Tính chất cơ học: cứng, dẻo, bền _Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, dẫn điện, khối lượng riêng _Tính chất hóa học: khả năng chịu axit, muối, hóa chất _Tính công nghệ: tính đúc, hàn, rèn Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. GV: Muốn chọn một liệu cơ khí phù hợp để chế tạo sản phẩm ta phải dựa vào các tính chất của chúng. ? Vật liệu cơ khí có những tính chất cơ bản nào. * Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 tính chất của vật liệu cơ khí. (thời gian thảo luận 5’) * Sau thời gian thảo luận, gọi các nhóm trình bày. * GV nhận xét các nhóm. * GV nêu một số ví dụ để HS phân biệt theo các tính chất. ? Tính dẫn điện của Al và gỗ như thế nào. ? Tính hàn của gang và thép như thế nào. ? Có một lọ nhựa và một lọ Al cùng đựng muối, sau một thời gian so sánh tính chất hóa học của chúng. ? Trong cơ khí cần chú ý tính chất nào? Vì sao? 15' HS: Gồm 4 tính chất: cơ học, vật lý,hóa học, công nghệ. * HS ngồi theo nhóm. * Các nhóm nhận nhiệm vụ. + Nhóm 1: Cơ học. + Nhóm 2: Vật lý. + Nhóm 3: Hóa học. + Nhóm 4: Công nghệ. → Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS: Theo tính chất vật lý: Al dẫn điện tốt hơn gỗ. HS: Theo tính công nghệ: thép hàn được dễ dàng, gang không hàn được. HS: Lọ Al đựng muối sau một thời gian bị ăn mòn, lọ nhựa thì không bị gì cả. HS: Chú ý tính cơ học và công nghệ để chọn phương pháp gia công thích hợp. Hoạt động 4: Tổng kết. (5’) _ GV vẽ sơ đồ tóm tắt các vật liệu cơ khí. _ GV đặt câu hỏi cho HS trả lời để củng cố bài. +Nhắc lại các tính chất của vật liệu cơ khí. +Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại. +Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? _HS về học bài, xem và chuẩn bị bài 19 “TH: Vật Liệu Cơ Khí”. Tuần: 9 Ngày soạn: Tiết :17 Ngày dạy : Bài 19. THỰC HÀNH VẬT LIỆU CƠ KHÍ I. Mục tiêu: _Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến. _Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí. II. Chuẩn bị: _Một đoạn dây Cu, Al, dây thép, một thanh nhựa 4, cao su, gang. _Bộ tiêu bản vật liệu cơ khí. _Búa, đe, dũa. III. Các hoạt động thực hành. Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu. (8’) _Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành và giao nhiệm vụ cho HS. +HS nhận biết được các vật liệu cơ khí phổ biến trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm bằng cách quan sát màu sắc, mặt gãy, ước lượng khối lượng riêng của vật liệu có cùng kích thước. +So sánh tính chất cơ học chủ yếu của vật liệu: tính cứng, tính dẻo, tính dòn và hướng dẫn HS ghi kết quả. +Nhắc HS về kỷ luật an toàn trong giờ học, phân bố thời gian tiến hành công việc. _GV chia lớp thành nhiều nhóm để thực hành, cử nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị của nhóm và ghi báo cáo thực hành. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hành HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Nhận biết và phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại. * Yêu cầu HS trình bày các mẫu vật. → Hướng dẫn HS quan sát bên ngoài mẫu vật liệu để phân biệt giữa kim loại và phi kim loại * Yêu cầu HS chọn một thanh nhựa và một thanh thép để so sánh tính cứng và dẻo bằng cách bẻ và uốn các mẫu vật. * Sau khi thực hành xong, GV hướng dẫn HS ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. 10’ * HS trình bày các mẫu vật đã chuẩn bị: Al, Cu, thép, nhựa, cao su * HS quan sát về: +Màu sắc các mẫu vật. +Quan sát mặt gãy. +Ước lượng khối lượng. → HS lấy mẫu vật và thực hành, sau đó ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. TÍNH CHẤT THÉP NHỰA _Tính cứng > < _Tính dẻo < > _Khối lượng > < _Màu sắc < > 2. So sánh kim loại đen và kim loại màu. * Yêu cầu HS lấy mẫu vật kim loại màu và kim loại đen để so sánh. → Hướng dẫn HS quan sát bên ngoài mẫu vật liệu để phân biệt giữa kim loại đen và kim loại màu. → Yêu cầu HS chọn một thanh thép, một thanh Cu, một thanh Al để so sánh tính cứng và dẻo. * Hướng dẫn HS so sánh khả năng biến dạng bằng cách dùng búa đập vào phần đầu của các mẫu vật liệu với cùng một lực đập như nhau. * Sau khi HS thực hành xong yêu cầu HS ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. 10’ * HS trình bày mẫu vật: gang, thép, Cu, Al * HS quan sát về: +Màu sắc các mẫu vật. +Quan sát mặt gãy. +Ước lượng khối lượng. * HS lấy mẫu vật và so sánh bằng cách bẻ các mẫu vật, dũa các mẫu vật liệu. * HS lấy mẫu vật và thực hành, sau đó ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. Tính chất K.loại đen Kim loại màu Thép Đồng Nhôm _ Tính cứng. 1 2 3 _ Tính dẻo. 3 2 1 _ Khả năng biến dạng. 3 2 1 3. So sánh vật liệu gang và thép. * Yêu cầu HS lấy 2 mẫu vật liệu gang và thép để so sánh. * Hướng dẫn HS quan sát màu sắc và mặt gãy của gang và thép. +Gang: màu xám, mặt gãy thô, to. +Thép: màu sáng trắng, mặt gãy mịn. * Hướng dẫn HS so sánh tính cứng và dẻo bằng cách dùng lực bẻ, dũa để xác định. * Hướng dẫn HS so sánh độ giòn: dùng búa đập, vật liệu nào dễ vở sẽ giòn hơn. → Sau khi thực hành xong, hướng dẫn HS ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. * GV theo dõi HS trong lúc thực hành để uốn nắn, sửa chữa sai sót 10’ * HS lấy mẫu vật. * HS bẻ mẫu vật liệu và quan sát để phân biệt màu sắc, mặt gãy của vật liệu. * HS thao tác trên mẫu vật để phân biệt, sau đó ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. Tính chất Gang Thép _ Màu sắc 1 2 _ Tính cứng 1 2 _ Tính dẻo 2 1 _ Tính giòn 1 2 Hoạt động 3: Tổng kết. (7’) _ Hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành. _ HS nộp báo cáo thực hành. _ GV nhấn mạnh cho HS rõ: so sánh bằng phương pháp thực hành trên là phương pháp thủ công mang tính kiểm nghiệm định tính. Thực tế để xác định chính xác cần thực hiện trong phòng thí nghiệm với đầy đủ dụng cụ cần thiết. _ HS thu dọn, vệ sinh nơi thực hành. _ HS về xem trước bài 20 “Dụng Cụ Cơ Khí”. Tuần: 9 Ngày soạn: Tiết :18 Ngày dạy : Bài 20. DỤNG CỤ CƠ KHÍ I Mục tiêu: _Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí. _Biết công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến. _Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ và đảm bảo bảo an toàn khi sử dụng. II. Chuẩn bị: _Bộ dụng cụ cơ khí (cờ lê, thước, mỏ lết, kìm, tua vít). III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ.(5’) _Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu? _Hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (3’) Ta đã biết các sản phẩm cơ khí rất đa dạng, có thể tạo ra từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, chúng gồm rất nhiều chi tiết (VD chiếc xe đạp). Trong đó, muốn tạo ra một chi tiết cần phải có vật liệu và dụng cụ để gia công. Có thể gia công bằng máy hoặc dùng những dụng cụ cầm tay đơn giản như: dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ và kẹp chặt, dụng cụ gia công chúng có hình dạng, cấu tạo và sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra I. DỤNG CỤ ĐO VÀ KIỂM TRA. 1. Thước đo chiều dài. a. Thước lá: Thước lá dùng để đo chiều dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm. b. Thước cặp: Dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài * Huớng dẫn HS quan sát hình trong SGK, đồng thời GV trình mẫu vật và đặt câu hỏi. ? Em hãy nêu hình dạng của thước lá. ? Thước làm bằng vật liệu gì và có công dụng gì. ? Để đo kích thước lớn, người ta dùng dụng cụ gì. * Hướng dẫn HS quan sát hình 20.2 SGK, đồng thời GV trình bày mẫu vật và hỏi. ? Thước cặp có cấu tạo như 13’ * HS quan sát hình SGK và mẫu vật để trả lời. HS: Thước dẹp, có dạng hình chữ nhật. Độ dày từ 0,9-1,5mm, rộng 10-25mm, dài 150-1000mm. HS: Làm bằng thép hợp kim dụng cụ không gỉ, dùng để đo độ dài của chi tiết. HS: Người ta dùng thước cuộn. * HS quan sát hình 20.2 SGK và mẫu vật để trả lời. → HS nêu 8 bộ phận của thế nào. ? Dùng vật liệu gì để chế tạo thước cặp. ? Thước này có công dụng gì. GV: Cách đọc thước cặp sẽ được trình bày ở bài sau. GV: Ngoài ra ta có thể dùng compa, panme để đo và kiểm tra kích thước. * GV trình bày một số loại thước đo góc cho HS quan sát ? Phần toán học, các em đã biết cách sử dụng thước, em nào trình bày cách sử dụng loại thước này. * GV vẽ 1 góc, yêu cầu HS xác định số đo góc đó. thước cặp như trong SGK. HS: Được làm bằng thép hợp kim không gỉ, có độ chính xác cao (0,1-0,05mm). HS: Dùng để đo đường kính, chiều sâu lỗ. * HS quan sát dụng cụ. → HS trình bày cách sử dụng êke và thước đo góc vạn năng. → HS dùng thước đo góc để xác định. và chiều sâu lỗ với những kích thước không lớn lắm. 2. Thước đo góc: Thước đo góc thường dùng là: êke, ke vuông và thước đo góc vạn năng. II. DỤNG CỤ THÁO LẮP VÀ KẸP CHẶT. _Dụng cụ tháo lắp: mỏ lết, cờ lê, tua vít _Dụng cụ kẹp chặt: kìm, êtô. Hoạt động 3: Tìm hiểu các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt * GV giới thiệu các mẫu vật của dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt cho HS lựa chọn và phân biệt 2 loại. * Em hãy cho biết công dụng của các dụng cụ tháo lắp. * GV hướng dẫn HS cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp cho đúng kỹ thuật (nhanh, an toàn). GV: Ở đây chỉ trình bày 1 số dụng cụ được sử dụng phổ biến, ngoài ra còn nhiều dụng cụ khác. * GV trình bày dụng cụ kẹp chặt và nêu công dụng của dụng cụ này. 11’ * HS quan sát và lựa chọn. _Dụng cụ tháo lắp: mỏ lết, cờ lê, tua vít _Dụng cụ kẹp chặt: kìm, êtô. HS: Mỏ lết, cờ lê: tháo lắp bu lông, đai ốc. Tua vít: tháo, lắp ốc vít. * HS cầm dụng cụ và sử dụng theo sự hướng dẫn của GV. * HS quan sát, nêu công dụng. HS: Khi gia công cần giữ chặt phôi để gia công, ta sẽ dùng dụng cụ này để giữ * Gọi HS lên thao tác cách sử dụng các dụng cụ này. * GV quan sát, nhận xét. chặt (êtô). →HS thao tác sử dụng dụng cụ. III. DỤNG CỤ GIA CÔNG. Một số dụng cụ gia công bằng tay: cưa, đục, dũa, búa, khoan Hoạt động 4: Tìm hiểu các loại dụng cụ gia công. ? Thế nào là gia công. ? Để gia công được cần phải có các dụng cụ để gia công. Em hãy nêu một vài dụng cụ gia công bằng tay. ? Chúng có công dụng gì. GV: Cách sử dụng các dụng cụ này sẽ trình bày ở bài sau. 6’ →HS nhắc lại khái niệm gia công (là quá trình tạo cho chi tiết có hình dáng, kích thước hoặc tính chất xác định). →HS nêu một số dụng cụ: búa, đục, dũa, cưa → HS nêu công dụng của từng dụng cụ. Hoạt động 5: Tổng kết. (7’) _Yêu cầu HS ngồi theo nhóm, giao mỗi nhóm một bộ dụng cụ cơ khí để HS xem và phân loại các loại dụng cụ đã học. _Có thể dùng dụng cụ gì để đo kiểm tra kích thước. _Nêu một số dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. _Dụng cụ nào để xử lý bề mặt vật liệu. _GV lưu ý HS về an toàn lao động cho người và thiết bị khi sử dụng các dụng cụ cơ khí. _HS về học bài, tìm hiểu thêm một số dụng cụ cơ khí khác. _Xem trước bài 21, 22 “Cưa, Dũa Kim Loại”.

File đính kèm:

  • docBai 18,19,20.doc