Tuần :19 Ngày soạn:
Tiết : 37 Ngày dạy :
Bài 40. THỰC HÀNH
ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
I. Mục tiêu:
_Biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, starter.
_Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.
_Có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện.
II. Chuẩn bị:
_ Nguồn điện 220v.
_ 5m dây điện bọc đôi, băng dính.
_ Kìm các loại, vít.
_ Bộ đèn ống huỳnh quang.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu nội dung và mục tiêu của bài thực hành. (5)
_ Chia lớp thành 6 nhóm.
_ Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị TH (báo cáo TH).
_ GV kiểm tra các nhóm và hướng dẫn trình tự thực hành cho các nhóm.
_ GV nhắc lại nội quy an toàn lao động khi thực hành.
7 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 40 đến 42 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :19 Ngày soạn:
Tiết : 37 Ngày dạy :
Bài 40. THỰC HÀNH
ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
I. Mục tiêu:
_Biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, starter.
_Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.
_Có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện.
II. Chuẩn bị:
_ Nguồn điện 220v.
_ 5m dây điện bọc đôi, băng dính.
_ Kìm các loại, vít.
_ Bộ đèn ống huỳnh quang.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu nội dung và mục tiêu của bài thực hành. (5’)
_ Chia lớp thành 6 nhóm.
_ Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị TH (báo cáo TH).
_ GV kiểm tra các nhóm và hướng dẫn trình tự thực hành cho các nhóm.
_ GV nhắc lại nội quy an toàn lao động khi thực hành.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 2: Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang.
* GV phát thiết bị, dụng cụ cho HS.
* GV yêu cầu HS đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật ghi trên dèn ống huỳnh quang, sau đó ghi vào mục 1 báo cáo thực hành.
? Yêu cầu HS quan sát bộ đèn ống huỳnh quang và nêu các bộ phận của đèn.
* Sau khi quan sát và nêu tên các bộ phận sẽ ghi vào báo cáo TH.
? Nêu cấu tạo và chức năng của chấn lưu.
? Nêu cấu tạo và chức năng của starter.
13’
* Các nhóm nhận thiết bị, dụng cụ.
→ HS đọc các số liệu ghi trên đèn ống huỳnh quang, sau đó giải thích ý nghĩa các số liệu và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành.
STT
Số liệu KT
Ýù nghĩa
1
2
3
220v
20w
0,6m
Đèn sử dụng U=220v
Công suất đèn 20w
Bóng đèn dài 0,6m
→ HS quan sát và nêu các bộ phận gồm: bóng đèn, chấn lưu, starter, máng đèn.
→ HS ghi vào mục 2 báo cáo TH.
HS: Gồm dây quấn và lõi thép. Có chức năng tạo sự tăng áp ban đầu để đèn phóng điện, giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng.
HS: + Cấu tạo: có 2 điện cực, trong đó có 1 cực động lưỡng kim.
+ Chức năng: tự động nối mạch khi có
* Sau khi tìm hiểu xong, yêu cầu HS ghi vào báo cáo thực hành
điện thế ở 2 điện cực starter và ngắt mạch khi có dòng điện chạy qua điện cực của đèn, mồi đèn sáng lúc ban đầu.
* HS ghi vào mục 2 báo cáo thực hành.
Hoạt động 3: Quan sát tìm hiểu sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang.
* GV mắc mạch điện, yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu cách nối dây.
? Cách nối các phần tử trong mạch điện như thế nào.
* Hết thời gian thảo luận, GV gọi đại diện nhóm trình bày.
* GV nhận xét và kết luận: chấn lưu mắc nối tiếp với đèn, starter mắc song song với đèn, 2 đầu dây của bộ đèn nối với nguồn điện.
11’
→ HS quan sát mạch điện.
→ HS các nhóm thảo luận tìm ra cách nối dây.
→ HS trong nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
* HS ghi kết quả vào mục 3 báo cáo thực hành.
Hoạt động 4: Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng
* GV đóng điện và hướng dẫn HS quan sát các hiện tượng xảy ra ở starter và đèn ống huỳnh quang, ghi vào báo cáo thực hành.
5’
→ HS quan sát các hiện tượng.
HS: Phóng điện trong starter, quan sát thấy sáng đỏ trong starter, sau khi starter ngừng phóng điện, quan sát thấy đèn phát sáng bình thường.
Hoạt động 5:Tìm hiểu đèn compact huỳnh quang
* GV đưa đèn compact huỳnh quang cho HS quan sát và hỏi.
? Cấu tạo gồm những bộ phận chính nào.
? Đèn này có ưu điểm gì.
GV: Nguyên lý làm việc giống đèn ống huỳnh quang.
? Em hãy nêu công dụng của đèn compact huỳnh quang hiện nay.
5’
* HS quan sát và trả lời.
HS: Gồm bóng đèn và đuôi đèn, có chấn lưu bên trong.
HS: Có kích thước gọn, nhẹ, tiết kiệm điện năng.
HS: Dùng để chiếu sáng trong nhà, trong phòng, phân xưởng, nhà máy.
Hoạt động 6: Tổng kết. (6’)
_Yêu cầu HS so sánh ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang (bảng 39.1).
LOẠI ĐÈN
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
_ Đèn sợi đốt
1. Không cần chấn lưu
2. Ánh sáng liên tục
1. Tuổi thọ thấp
2. Không tiết kiệm điện năng
_ Đèn huỳnh quang
1. Tiết kiệm điện năng
2. Tuổi thọ cao
1. Cần có chấn lưu
2. Ánh sáng không liên tục
_GV nhận xét tinh thần làm việc, thái độ học tập của HS.
_Hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả, GV thu báo cáo thực hành.
_ HS về xem trước bài 41, 42 “Đồ Dùng Loại Điện Nhiệt, Bàn Là Điện - Nồi Cơm Điện”
Tuần :19 Ngày soạn:
Tiết : 38 Ngày dạy :
Bài 41,42. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – NHIỆT
BÀN LÀ ĐIỆN – NỒI CƠM ĐIỆN
I. Mục tiêu:
_Hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt.
_Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện.
II. Chuẩn bị:
_Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện - nhiệt.
_Tranh vẽ cấu tạo bàn là điện, nồi cơm điện.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1:Giới thiệu bài (2’)
GV giới thiệu sự đa dạng của đồ dùng loại điện – nhiệt. Gọi HS kể tên một số đồ dùng loại này đã gặp ở gia đình. Sau đó GV tóm ý lại, chúng ta thấy có rất nhiều đồ dùng loại này và các thiết bị này khi làm việc có nguyên lý giống nhau và chúng được xếp vào đồ dùng loại điện nhiệt.
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý biến đổi năng lượng của đồ dùng loại điện – nhiệt.
I. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – NHIỆT.
1. Nguyên lý làm việc:
Các đồ dùng loại điện nhiệt làm việc dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
2. Dây đốt nóng:
a. Điện trở của dây đốt nóng.
Điện trở của dây đốt nóng được tính bằng công thức.
R = ρ
Đơn vị:
R (), ρ (m)
l (m), S (m2)
* Yêu cầu HS nêu tác dụng nhiệt của dòng điện.
* GV kết luận về nguyên lý biến đổi năng lượng.
? Vì sao gọi là đồ dùng loại điện - nhiệt.
? Năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng loại điện nhiệt là gì.
5’
HS phát biểu (đã học vật lý lớp 7).
→ HS ghi vào vở.
HS: Vì các đồ dùng này biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
HS: Năng lượng đầu vào là điện năng, đầu ra là nhiệt năng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng.
GV: Điện trở của dây đốt nóng hay dây dẫn nói chung được tính bằng công thức.
→ GV ghi công thức.
? Dựa vào công thức, em hãy cho biết điện trở dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào.
* GV giải thích các đại
10’
* Công thức tính Rdd
R = ρ
HS: Phụ thuộc vào điện trở suất, chiều dài và tiết diện dây dẫn.
→ HS liên hệ các đại lượng trong công thức với hình
lượng trong công thức, đơn vị.
? Dựa vào nguyên lý làm việc, em cho biết: dây đốt nóng cần có yêu cầu kỹ thuật gì.
? Vì sao dây đốt nóng được làm bằng chất có điện trở suất lớn
? Vì sao dây đốt nóng phải chịu được nhiệt độ cao.
? Từ các yêu cầu trên, em cho biết có thể dùng vật liệu gì để làm dây đốt nóng.
? Các vật liệu này có điện trở suất thế nào và chịu được nhiệt độ khoảng bao nhiêu.
dạng của dây.
→ HS nêu 2 yêu cầu kỹ thuật.
+ Có điện trở suất lớn.
+ Chịu được nhiệt độ cao.
HS: Dùng vật liệu có điện trở suất lớn để các đồ dùng này có công suất theo yêu cầu
HS: Vì trong lúc làm việc, dây đốt nóng phải tỏa ra nhiệt lượng lớn do đó chúng phải có đặc tính chịu được nhiệt độ cao.
HS: Có thể dùng dây phêrôcrôm hoặc nicken-crôm để làm dây đốt nóng.
→ HS trả lời dựa vào SGK.
b. Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng:
_Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn.
_Dây đốt nóng phải chịu được nhiệt độ cao.
II. BÀN LÀ ĐIỆN.
1. Cấu tạo:
Gồm 2 bộ phận chính:
+Dây đốt nóng làm bằng hợp kim nicken-crôm được đặt trong rãnh của bàn là.
+Vỏ gồm đế và nắp, đế bằng gang hoặc hợp kim nhôm, nắp bằng đồng , thép mạ crôm, trên có gắn tay cầm bằng nhựa.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc, số liệu kỹ thuật và cách sử dụng bàn là.
GV: Treo hình vẽ bàn là cho HS quan sát, GV hỏi.
? Cấu tạo bàn là điện gồm mấy bộ phận chính.
? Dây đốt nóng có cấu tạo thế nào.
* GV nhận xét, kết luận.
? Chức năng của dây đốt nóng là gì.
? Nhiệt độ làm việc của dây nicken-crôm khoảng bao nhiêu.
? Đế bàn là có cấu tạo thế nào và có chức năng gì.
? Nắp bàn là có cấu tạo
13’
→ HS quan sát và trả lời.
→ HS nêu lên 2 bộ phận chính: dây đốt nóng và vỏ.
→ HS nêu cấu tạo dây đốt nóng.
HS: Biến điện năng thành nhiệt năng.
HS: Khoảng 1000oC đến 1100oC.
HS: Đế bằng gang hoặc hợp kim Al, bề mặt đánh bóng, dùng để tích nhiệt độ.
HS: Nắp bằng Cu hoặc thép mạ crôm, trên nắp có
thế nào và có chức năng gì.
* GV kết luận.
? Dựa vào nguyên lý chung của đồ dùng loại điện – nhiệt, em hãy nêu nguyên lý làm việc của bàn là.
? Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là và dùng để làm gì.
? Trên bàn là có ghi số liệu kỹ thuật gì.
? Các số liệu này có ý nghĩa gì.
? Sử dụng bàn là điện như thế nào để được an toàn và có hiệu quả.
* GV nhận xét, bổ sung.
* GV giải thích các điểm cần lưu ý khi sử dụng.
Lưu ý HS : do công suất của bàn là lớn, do đó những chỗ tiếp điện cần tiếp xúc thật tốt.
gắn một số bộ phận khác (tay cầm, điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo)
→ HS tự ghi vào vở.
* HS nêu nguyên lý làm việc.
HS: Nhiệt năng là năng lượng đầu ra, dùng để là phẳng quần, áo, vải
→ HS nêu 2 số liệu kỹ thuật: Uđm ,Pđm .
HS: Các số liệu kỹ thuật cho ta biết chế độ làm việc và phải sử dụng đúng với các số liệu đã ghi.
* HS nêu một số cách sử dụng cho hợp lý.
* HS ghi các đặc điểm vào vở.
2. Nguyên lý làm việc:
Khi đóng điện, dòng điện sẽ chạy trong dây đốt nóng và tỏa nhiệt, nhiệt độ sẽ được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
3.Các số liệu kỹ thuật:
Số liệu kỹ thuật gồm :
_Uđm (127V, 220V).
_ Pđm (300W - 1000W).
4. Sử dụng:
_Khi sử dụng cần chú ý an toàn điện và tránh làm hỏng vật được là
III. NỒI CƠM ĐIỆN:
1. Cấu tạo:
Gồm 3 bộ phận chính: vỏ nồi, soong và dây đốt nóng.
+Vỏ nồi có 2 lớp, ở giữa có lớp bông thủy tinh cách nhiệt.
+Soong làm bằng hợp kim Al, bên trong có phủ lớp men để cơm không bị dính.
Hoat động 5: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc, số liệu kỹ thuật và cách sử dụng nồi cơm điện.
* GV treo hình vẽ nồi cơm điện cho HS quan sát, GV hỏi.
? Nồi cơm điện có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính.
? Lớp bông thủy tinh ở giữa 2 lớp vỏ có chức năng gì.
? Vì sao nồi cơm điện cần có 2 dây đốt nóng.
? Dây đốt nóng chính có
10’
* HS quan sát tranh và trả lời.
→ HS kể 3 bộ phận chính.
HS: Để cách nhiệt (không cho nhiệt độ bên trong tỏa ra bên ngoài).
HS: Vì cần dùng ở 2 chế độ khác nhau.
HS: Dùng ở chế độ nấu
chức năng gì
? Dây đốt nóng phụ có chức năng gì.
? Dựa vào chức năng của chúng, ta thấy dây nào cần có công suất lớn hơn.
GV: Dây chính đặt ở đáy nồi, dây phụ đặt ở thành nồi.
? Ngoài 3 bộ phận chính trên, em hãy kể một số bộ phận khác.
? Trên nồi cơm điện có các số liệu kỹ thuật gì.
? Các số liệu này có ý nghĩa gì, giải thích.
? Sử dụng nồi cơm điện như thế nào cho hợp lý.
GV: Cần chú ý nơi tiếp xúc giữa ổ điện và phích cắm. Phải tiếp xúc thật tốt vì công suất của chúng lớn
cơm.
HS: Dùng ở chế độ ủ cơm.
HS: Dây đốt nóng chính cần có công suất lớn.
HS: Ngoài ra còn có đèn báo, contact, mạch tự động để thực hiện chế độ ủ.
→ HS nêu các số liệu kỹ thuật trên nồi cơm điện.
→ HS giải thích ý nghĩa các số liệu kỹ thuật.
HS: Dùng đúng điện áp định mức, đúng dung tích soong.
+Dây đốt nóng gồm dây chính và dây phụ.
2. Số liệu kỹ thuật:
_ Uđm (127V, 220V).
_ Pđm (400W - 1000W).
_Dung tích soong: 0,75l, 1l, 1,8l
3. Sử dụng:
_Cần sử dụng đúng điện áp định mức của nồi cơm và bảo quản nơi khô ráo.
Hoạt động 6: Tổng kết (5’)
_GV đặt câu hỏi cho HS trả lời để củng cố bài.
+Nêu nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt?
+Trên các đồ dùng này có ghi số liệu kỹ thuật gì, ý nghĩa các số liệu đó?
+Cần chú ý gì khi sử dụng các đồ dùng diện – nhiệt?
_Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
_HS về học bài, xem và chuẩn bị trước bài 43 “TH : Bàn Là Điện, Nồi Cơm Điện”.
File đính kèm:
- Bai 40, 4142.doc