A. MỤC TIÊU::
Kiến thức-HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt,điện cơ
Kĩ năng- hs hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện, quạt điện.
Thái độ- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện, có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án bài giảng, tranh vẽ và các đồ dùng loại điện – nhiệt.
- HS: Đọc và xem trước bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức. ( 2’ )
8A
8B
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tuần 23 tiết 40 Đồ dùng loại điện – nhiệt: bàn là điện – loại điện cơ:quạt điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/01/2012
Ngày giảng: 31/01/2012
Tuần 23 Tiết 40. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – NHIỆT:
BÀN LÀ ĐIỆN –LOẠI ĐIỆN CƠ:QUẠT ĐIỆN
A. MỤC TIÊU::
Kiến thức-HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt,điện cơ
Kĩ năng- hs hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện, quạt điện.
Thái độ- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện, có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án bài giảng, tranh vẽ và các đồ dùng loại điện – nhiệt.
- HS: Đọc và xem trước bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức. ( 2’ )
8A
8B
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu đồ dùng loại điện nhiệt. ( 19’ )
GV: Cho HS kể tên một số đồ dùng loại điện nhiệt được dùng trong gia đình và công dụng của chúng.
HS: Trả lời, kết luận theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
? Đồ dùng loại điện – nhiệt làm việc như thế nào ?.
HS: Trả lời =>GV đưa ra kết luận.
? Dây đốt nóng là gì ?.
? Điện trở phụ thuộc vào các yếu tố nào ?.
GV: Tổ chức cho HS trả lời, nhận xét.
HS: Trả lời và đưa ra kết luận.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
I. Đồ dùng loại điện – nhiệt.
1. Nguyên lý làm việc.
- Do tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
2. Dây đốt nóng.
a) Điện trở của dây đốt nóng.
- SGK.
b) Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng.
- Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở xuất lớn; dây niken – crom f = 1,1.10-6¿m
- Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao dây niken – crom 1000oC đến 1100oC.
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về bàn là điện.
HS: Tìm hiểu trả lời các câu hỏi của GV.
? Bàn là điện có cấu tạo như thế nào ?
HS: Trả lời: gồm có dây đốt nóng và đề bàn là.
? Chức năng của dây đốt nóng và đế của bàn là điện là gì?
HS:1=>3 hs trả lời
GV: Bổ sung thống nhất.
? Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là điện và được sử dụng để làm gì?
HS: Trả lời: năng lượng đầu ra là nhiệt năng.
? Trên bàn là có ghi các số liệu kỹ thuật gì ?.
? Cần sử dụng bàn là như thế nào để đảm bảo an toàn ?.
HS: Tìm hiểu trả lời, nhận xét kết luận.
GV:chốt lại và giảng thêm
3, Bàn là điện.
a) Cấu tạo.
* Dây đốt nóng.
- Làm bằng hợp kim niken- Crom chịu được nhiệt độ cao 1000oC đến 1100oC.
* Vỏ bàn là:
- Đế làm bằng gang hoặc đồng mạ crom.
- Nắp bằng đồng hoặc bằng nhựa chịu nhiệt.
- Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh.
b) Nguyên lý làm việc.
- Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng, làm toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên.
c) Số liệu kỹ thuật.
- ( SGK)
d) Sử dụng
- Sgk.
Hoạt động 3: Tìm hiểu động cơ điện 1 pha. ( 19’ )
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu động cơ điện.
? Động cơ điện 1 fa có mấy bộ phận chính ?.
HS: Trả lời: hai bộ phận chính.
GV: ? Stato có cấu tạo như thế nào ?.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: ? Rôto có cấu tạo như thế nào ?.
HS: Trả lời: gồm lõi thép và dây quấn.
GV: ? Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào ?.
? Năng lượng đầu vào và đầu ra của động cơ điện là gì ?.
HS: Trả lời, kết luận.
GV: Bổ sung, thống nhất.
GV: Số liệu kỹ thuật của động cơ điện là gì?
HS: Trả lời: Uđm , Pđm
GV: Động cơ điện được ứng dụng ở đâu?
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
I. Động cơ điện 1 fa.
1.Cấu tạo.
- Gồm 2 bộ phận chính.
+ Rô to và stato.
a) Stato. ( phần đứng yên ).
- Gồm lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép stato làm bằng lá thép kỹ thuật điện, có các rãnh để quấn dây điện từ.
b) Rôto. ( phần quay ).
- Rôto gồm lõi thép và dây quấn.
2. Nguyên lý làm việc.
- Tác dụng từ của dòng điện đã được ứng dụng nam châm điện và các động cơ điện…
3. Các số liệu kỹ thuật.
- Uđm: 127 V, 220 V.
- Pđm: 20 W – 300 W.
4 Sử dụng.
- Sgk.
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về quạt điện.
? Cấu tạo quạt điện gồm các bộ phận chính gì ?.
HS: Trả lời: động cơ và cánh quạt.
GV: ? Chức năng của động cơ điện là gì, chức năng cánh quạt là gì?
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Hướng dẫn và giải thích cho HS về nguyên lý làm việc của quạt điện.
HS: Ghi nhớ.
GV: Khi sử dụng quạt phải chú ý điều gì?
HS: Trả lời: đúng điện áp.
GV: Bổ sung, thống nhất.
5, Quạt điện.
a. Cấu tạo.
- Gồm 2 bộ phận chính: Động cơ điện và cánh quạt.
- Ngoài ra còn có: lưới bảo vệ, nút điều chỉnh tốc độ, hen giờ
b. Nguyên lý làm việc.
- Khi đóng điện, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát.
C,. Sử dụng
- Cánh quạt quay nhẹ nhàng không bị dung, bị lắc, bị vướng cánh.
IV. Củng cố. ( 3’ )
- GV: Yêu cầu 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ bài 44 và kết hợp với bài 41 sgk để hệ thống lại kiến thức về đồ dùng loại điện nhiệt,điện cơ
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Chuẩn bị bài sau:Máy biến áp 1 pha.
D,Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn 6/2/2012
Ngày giảng:7/2/2012
Tuần 24 Tiết 41: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA
AMỤC TIÊU:
Kiến thức- HS hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha.
Kĩ năng- HS hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.
- Hiểu được các số liệu kĩ thuật máy biến áp một pha.
- Sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
Thái độ- Có ý thức tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy biến áp một pha.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án bài giảng, máy biến áp một pha.
- HS: Sách giáo khoa, phiếu báo cáo thực hành, đọc và xem trước bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức. ( 2’ )
8A
8B
II. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu cấu tạo,chức năng các bộ phận chính của bàn là điện ,quạt điện?
-Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại nhiệt điện và động cơ điện có gj giống và khác nhau?
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểucấu tạo máy biến áp một pha. ( 23’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về máy biến áp một pha.
HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
? Máy biến áp một pha có cấu tạo gồm mấy bộ phận ?.
HS: Trả lời: lõi thép và dây quấn.
? Lõi thép làm bằng vật gì ?.
? Dây quấn làm bằng vật liệu gì ?.
? Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì ?.
HS: Tìm hiểu, trả lời.
GV: Giải thích, bổ sung, thống nhất.
HS: Quan sát hình 46.3, xác định dây quấn sơ cấp và dây quấn thức cấp trên mẫu vật.
GV: Giải thích sơ đồ mạch điện hình 46.4.
HS: Quan sát, ghi nhớ.
GV: Giải thích nguyên lí làm việc trên sơ đồ của máy biến áp một pha.
HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời.
? Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có nối với nhau trực tiếp về điện không ?.
GV: Bổ sung, thống nhất.
GV: Giới thiệu công thức tỉ số máy biến áp một pha.
HS: Căn cứ công thức 1 suy ra công thức 2.
? Máy tăng áp ?.
? Máy giảm áp ?.
HS: Dùng bút chì, thực hiện yêu cầu tìm hiểu
? Để giữ U2 không đổi khi U1 tăng ta phải tăng hay giảm số vòng dây N1.
HS: Trả lời: tăng số vòng dây cuộn N1.
I.Máy biến áp một pha.
- Máy biến áp một pha là thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha
1. Cấu tạo.
a. Lõi thép.
- Gồm các lá thép kĩ thuật điện cách điện ghép lại với nhau.
b. Dây quấn.
- Làm bằng dây điện từ.
- Dây quấn sơ cấp:
+ Nối với nguồn điện, có điện áp là U1 và số vòng dây là N1.
- Dây quấn thứ cấp:
+ Lấy điện ra, có điện áp là U2 và số vòng dây là N2.
- Ngoài ra còn có võ máy, đồng hồ, núm điều chỉnh.
2. Nguyên lí làm việc.
không dạy cho HS về nghiên cứu sgk
Hoạt động 2: Thực hành máy biến áp. ( 15’ )
GV: Nêu các đại lượng định mức của máy biến áp một pha.
HS: Giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật máy biến áp một pha.
GV: Bổ sung, thống nhất.
HS: Ghi nhớ.
GV: Yêu cầu HS nêu công dụng và sử dụng của máy biến áp một pha.
HS: Trả lời: sử dụng đúng điện áp định mức.
GV: Nhận xét, thống nhất.
3. Các số liệu kĩ thuật.
- Công suất định mức: Pđm (VA, KVA)
- Điện áp định mức: Uđm ( V, KV)
- Dòng điện định mức: Iđm ( A, KA )
4. Sử dụng.
- Usd Uđm
- Psd < Pđm
- Giữ sạch sẽ, khô ráo.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
HS: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến áp một pha.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Hoàn thành báo cáo thực hành.
- Chuẩn bị bài: Sử dụng hợp lý điện năng
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 13/02/2012
Ngày giảng: 14/2/2012
Tuần 25,Tiết 42: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức- Hiểu thế nào là giờ cao điểm, những đặc điểm của giờ cao điểm.
Kĩ năng- Học sinh biết sử dụng điện năng hợp lí.
- Biết cách tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
Thái độ- HScó ý thức tiết kiệm điện năng trong gia đình và ở lớp học.
- Có thái độ nghiêm túc, khoa học khi tính toán thực tế và say mê học tập môn công nghệ.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án bài giảng, bảng phụghi sẵn BT trắc nghiệm,1 số tư liệu thực tế…lien quan đến bài học
- HS: Sách giáo khoa.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức. ( 2’ )
8a
8b
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: Nêu cấu tạo và ứng dụng của máy biến áp một pha ?.
III.Bài mới.(33’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhu cầu tiêu thụ điện năng. ( 15’ )
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu cách sử dụng hợp lý điện năng.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
? Giờ cao điểm là gì ?.
? Giờ cao điểm có đặc điểm gì ? cho ví dụ minh hoạ ?.
HS: Trả lời, nhận xét, kết luận(1 số hs)
GV chốt lại và giảng thêm(lấy thêm tư liệu trong thực tế)
I. Sử dụng hợp lý điện năng.
1. Nhu cầu tiêu thụ điện năng,
a) Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.
- Giờ tiêu thụ điện năng nhiều. ( 18h – 22h ).
b) Đặc điểm của giờ cao điểm.
- Điện năng tiêu thụ lớn.
- Điện áp mạng điện giảm xuống.
Hoạt động 2: Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng( 18’ )
GV: Cho HS nghiên cứu sgk
? Cần phải làm gì để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng ?.
HS: Trả lời: giảm bớt tiêu thụ điện năng.
?Nêucác biện pháp giảm bớt điện năng tiêu thụ ?
-1 vài HS trả lời
GV: Bổ sung, thống nhất,giảng thêm
HS: Ghi nhớ.
-mục 2 tiến hành tương tự
-mục 3:GV sử dụng bảng phụ,cho hs hoàn thành BT trắc nghiệm trong sgk(có thể thảo luận theo bàn)
-gọi 1 vài hs trả lời =>GV chốt lại và giảng thêm
II,Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
1) Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
2) Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao.
3) Không sử dụng lãng phí điện năng.
IV. Cũng cố. ( 2’ )
- GV:gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ trong sgk,1 hs khác đọc mục :”Có thể em chưa biết”sgk/167
V. Dặn dò. ( 2’ )- Xem lại tất cả các số liệu của đồ dùng điện của gia đình, tính toán so sánh với số tiền phải trả trong một tháng.
-Chuẩn bị cho bài thực hành:quạt điện,tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình
D. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
File đính kèm:
- giao an cntuan 2325.doc