Tuần :13 Ngày soạn:
Tiết : 13 Ngày dạy :
Bài 6. THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
_Hiểu được quy trình chung lắp đặt mạch điện bảng điện.
_Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
_Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện và 1 công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
_Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
II. Chuẩn bị:
_Vật liệu: Bảng điện, dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện.
_Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc điện.
_Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm tuốt dây, khoan, vít, bút thử điện, thước lá, vạch dấu
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài thực hành.(10)
_GV nêu mục tiêu bài thực hành, nội quy thực hành.
_Chia nhóm thực hành, chỉ định nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
_Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị trong nhóm, nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị cho bài thực hành.
_Lưu ý HS về nội quy an toàn lao động trong lúc thực hành.
11 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Bài 6: Thực hành lắp mạch điện bảng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :13 Ngày soạn:
Tiết : 13 Ngày dạy :
Bài 6. THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
_Hiểu được quy trình chung lắp đặt mạch điện bảng điện.
_Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
_Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện và 1 công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
_Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
II. Chuẩn bị:
_Vật liệu: Bảng điện, dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện.
_Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc điện.
_Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm tuốt dây, khoan, vít, bút thử điện, thước lá, vạch dấu
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài thực hành.(10’)
_GV nêu mục tiêu bài thực hành, nội quy thực hành.
_Chia nhóm thực hành, chỉ định nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
_Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị trong nhóm, nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị cho bài thực hành.
_Lưu ý HS về nội quy an toàn lao động trong lúc thực hành.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của bảng điện
1. Chức năng của bảng điện.
_Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường có lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.
* Hướng dẫn HS quan sát bảng điện trong lớp học và mô tả theo các yêu cầu sau.
? Trên bảng điện có gắn những gì.
? Hãy liệt kê những thiết bị được lắp đặt trên bảng điện
? Nêu chức năng của các thiết bị đó trong mạch điện
? Hướng dẫn HS quan sát một mạng điện trong nhà (hình 6-1) và cho biết đâu là bảng điện.
14’
* HS quan sát bảng điện trong lớp học.
HS: Có gắn các thiết bị điện.
HS: Gồm: ổ điện, cầu chì, công tắc, cầu dao
→ HS nêu chức năng của các thiết bị đã liệt kê.
+ Ổ điện là nơi để lấy điện.
+ Cầu chì để bảo vệ mạch điện khi có sự cố.
+ Công tắc dùng để đóng cắt
→ HS quan sát hình và chỉ các bảng điện trong mạng điện hình 6-1.
? Mạng điện trong nhà có nhiều bảng điện, nhưng chúng được chia làm mấy loại.
* GV vẽ sơ đồ để phân biệt 2 loại bảng điện.
Nguồn điện
Bảng điện chính
Bảng nhánh Bảng nhánh Bảng nhánh
Đồ dùng Đồ dùng Đồ dùng
? Bảng điện chính có nhiệm vụ gì
? Trên bảng điện chính có lắp các thiết bị gì.
? Bảng điện nhánh có nhiệm vụ gì
? Trên bảng điện nhánh có lắp các thiết bị gì.
? Kích thước bảng điện chính và bảng điện nhánh như thế nào.
? Bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay nhánh của hệ thống điện trong trường.
? Hãy mô tả cấu tạo một bảng điện nhánh trong nhà em.
? Vậy bảng điện có vai trò và chức năng gì trong mạch điện.
* Hướng dẫn HS về nhà xem lại sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt ở công nghệ 8
* Xem lại một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.
14’
7’
HS: Có 2 loại bảng điện là: bảng điện chính và bảng điện nhánh
→ HS xem sơ đồ.
HS: Có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà.
HS: Có lắp cầu chì, cầu dao (Aptomat).
HS: Có nhiệm vụ cung cấp điện đến một số đồ dùng điện.
HS: Có lắp cầu chì, ổ điện, công tắc, cầu dao
HS: Kích thước bảng điện phụ thuộc vào số lượng và kích thước của các thiết bị lắp trên đó.
HS: Bảng điện trong lớp học là bảng điện nhánh của hệ thống điện trong trường.
HS: Dựa vào bảng điện ở nhà, HS nêu cấu tạo các bộ phận của bảng điện nhà mình.
* HS kết luận vai trò, chức năng của bảng điện trong mạch điện.
_Mạng điện trong nhà thường có 2 loại bảng điện:
+Bảng điện chính.
+Bảng điện nhánh.
Tuần :14 Ngày soạn:
Tiết : 14 Ngày dạy :
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
? Để vẽ được 1 sơ đồ điện, ta cần biết điều gì.
* Các kí hiệu này đã học ở công nghệ lớp 8. GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức cũ về các kí hiệu và sơ đồ lắp đặt mạch điện đã học.
? Có mấy loại sơ đồ điện, nêu ra.
? Khi lắp đặt, ta dựa vào sơ đồ nào.
? Làm sao vẽ được sơ đồ lắp đặt.
* GV vẽ một số sơ đồ điện cho HS nhận biết và phân biệt sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý.
* Hướng dẫn HS quan sát hình 6-2 để trả lời câu hỏi trong SGK.
? Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì.
? Chúng được nối với nhau như thế nào.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
? Trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt cần xác định các yếu tố gì.
* Chia nhóm HS và phân công công việc cho các nhóm.
→ GV nêu nhiệm vụ của mỗi nhóm là vẽ sơ đồ lắp đặt dựa vào sơ đồ nguyên lý hình 6-2.
10’
10’
25’
HS: Cần biết được các ký hiệu trên sơ đồ điện.
HS: Có 2 loại sơ đồ điện: sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt.
HS: Dựa vào sơ đồ lắp đặt.
HS: Để vẽ được sơ đồ lắp đặt, ta phải dựa vào sơ đồ nguyên lý.
→ HS quan sát để nhận biết.
* HS quan sát hình 6-2 và trả lời.
HS: Mạch điện gồm: nguồn điện, dây dẫn điện, 2 cầu chì, 1 ổ điện 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
HS: Dây A nối với hai cầu chì , một cầu chì được mắc với ổ điện, đầu kia của ổ điện nối với dây O, cầu chì kia nối với công tắc, công tắc nối với bóng đèn, đầu kia của bóng đèn nối với dây O.
→ HS nêu lên các yếu tố trong SGK.
_Mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt bảng điện.
_Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện.
_Phương pháp lắp đặt dây dẫn: lắp dặt nổi hay chìm.
* HS ngồi theo nhóm.
* Các nhóm nhận nhiệm vụ do GV phân công.
GV: Từ một sơ đồ nguyên lý, ta có thể xây dựng một số sơ đồ lắp đặt, tùy thuộc vào ý định của người sử dụng, do đó mỗi nhóm sẽ có mộït sơ đồ lắp đặt riêng.
* GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ theo các bước trong SGK.
Bước 1: Hướng dẫn HS vẽ đường dây nguồn.
Bước 2: Các nhóm xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn.
Bước 3: Xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện.
? Trên bảng điện có mấy thiết bị.
GV: Tùy theo mỗi nhóm có cách sắp xếp các thiết bị khác nhau.
Bước 4: Sau khi sắp xếp các thiết bị sẽ vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý.
* Sau khi hướng dẫn và vẽ một sơ đồ mẫu cho HS quan sát. GV cho các nhóm tiến hành vẽ sơ đồ lắp đặt theo nhóm của mình.
→ GV theo dõi các nhóm làm việc, chú ý HS cần quan sát kỹ sơ đồ nguyên lý để thực hiện phần nối dây ở bước 4.
* Sau khi các nhóm làm việc xong, yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo kết quả.
* GV kiểm tra nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm.
* HS về xem trước phần tiếp theo, chuẩn bị bảng điện tiết sau thực hành.
* HS quan sát GV hướng dẫn và vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
HS: Bảng điện có 4 thiết bị: 2 cầu chì, 1 công tắc và 1 ổ điện.
→ Các nhóm TH vẽ sơ đồ lắp đặt của nhóm mình.
* HS các nhóm đổi sơ đồ cho nhau để kiểm tra.
Tuần :15 Ngày soạn:
Tiết : 15 Ngày dạy :
Hoạt động 4: Lắp đặt mạch điện bảng điện
* Sau khi xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện, GV hướng dẫn HS tiến hành các bước tiếp theo của quy trình lắp mạch điện bảng điện.
? Khi tiến hành lắp bảng điện, ta phải tiến hành theo quy trình thế nào.
* Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm nhỏ, nghiên cứu nội dung các công đoạn của quy trình.
* Sau khi nghiên cứu nội dung các công đoạn, GV yêu cầu HS chuẩn bị vạch dấu và khoan lỗ.
* Yêu cầu HS ngồi theo nhóm TH
? Khi vạch dấu và khoan lỗ, ta cần những dụng cụ gì.
* GV phát dụng cụ và thiết bị cho các nhóm.
8’
→ HS nêu quy trình.
Vạch dấu Khoan lỗ BĐ Nối dây TBĐ của BĐ Lắp TBĐ vào BĐ Kiểm tra.
* HS làm việc theo nhóm nhỏ, nghiên cứu nội dung các công đoạn.
* HS ngồi theo nhóm.
HS: Cần các dụng cụ: thước, mũi vạch, khoan, mũi khoan.
→ Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ TH
Hướng dẫn HS vạch dấu.
* GV yêu các nhóm lấy sơ đồ lắp đặt của nhóm mình để sắp xếp các thiết bị lên bảng điện.
* Sau khi bố trí các thiết bị sẽ vạch dấu các lỗ cần khoan.
? Khoan những lỗ nào.
Lưu ý: Khi vạch dấu phải lấy 1 cạnh của bảng điện làm chuẩn.
* Sau khi hướng dẫn xong, GV làm thao tác mẫu cho HS quan sát.
6’
→ HS bố trí các thiết bị lên bảng điện theo đúng sơ đồ.
HS: Khoan lỗ bắt ốc vít các thiết bị và lỗ luồn dây.
* HS quan sát GV thao tác mẫu.
Hướng dẫn HS khoan lỗ bảng điện
GV: Sau khi vạch dấu xong sẽ tiến hành khoan lỗ theo dấu.
? Khi khoan lỗ, cần khoan những lỗ nào.
? Lỗ bắt ốc vít khoan lỗ mấy, lỗ luồn dây khoan lỗ mấy
11’
HS: Khoan lỗ bắt ốc vít và lỗ luồn dây.
HS: + Khoan lỗ bắt ốc vít bằng mũi khoan 2.
+ Khoan lỗ luồn dây bằng
* Hướng dẫn HS lắp mũi khoan vào bầu khoan.
* Sau khi lắp xong mũi khoan sẽ tiến hành khoan lỗ.
→ Sau khi hướng dẫn xong GV thao tác mẫu cho cả lớp quan sát.
* GV thao tác chính xác, cẩn thận. Chú ý HS an toàn khi khoan.
mũi khoan 4.
→ Lắp mũi khoan vào chắc chắn, mũi khoan không đảo.
→ HS quan sát GV thao tác mẫu.
HS thực hành
* Sau khi hướng dẫn xong, yêu cầu HS các nhóm thực hành.
→ GV nêu yêu cầu kỹ thuật khi khoan lỗ.
+ Khoan chính xác lỗ khoan.
+ Lỗ khoan thẳng.
* GV theo dõi các nhóm thực hành, uốn nắn,sửa chữa sai sót. Thường xuyên nhắc HS chú ý an toàn trong lao động.
* Sau khi hoàn tất công việc, GV kiểm tra sản phẩm.
* Sau khi kiểm tra xong, yêu cầu các nhóm thu dọn vệ sinh nơi thực hành.
* GV nhận xét quá trình thực hành của HS.
* HS về xem tiếp các bước còn lại, tiết sau chuẩn bị bảng điện và dây dẫn điện để thực hành.
20’
→ HS thực hành vạch dấu và khoan lỗ trên bảng điện.
* Sau khi khoan xong phải đạt các yêu cầu kỹ thuật như trên.
* Các nhóm trình bày sản phẩm cho GV kiểm tra.
→ HS thu gom dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành.
Tuần :16 Ngày soạn:
Tiết : 16 Ngày dạy :
Hướng dẫn HS nối dây TBĐ của BĐ
* Chia lớp thành 6 nhóm.
* GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, phát thiết bị, dụng cụ TH cho các nhóm.
* Yêu cầu các nhóm lấy sơ đồ lắp đặt của nhóm mình và tiến hành nối dây theo đúng sơ đồ.
→ GV làm thao tác mẫu.
+ Dùng dây đo và luồn dây dẫn qua lỗ luồn dây của bảng điện.
5’
7’
* HS ngồi theo nhóm.
→ Các nhóm trình bày sự chuẩn bị, đại diện nhóm lên nhận dụng cụ.
* HS quan sát.
+ Sau khi luồn dây sẽ nối dây dẫn vào thiết bị điện.
Nhắc HS khi nối dây phải chú ý an toàn, chắc chắn.
* GV thao tác mẫu xong, yêu cầu HS thực hành.
→ Yêu cầu HS phải nối đúng theo sơ đồ, mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật.
* GV theo dõi, sửa chữa sai sót trong lúc HS thực hành.
15’
* HS thực hành nối dây theo sơ đồ.
Hướng dẫn HS lắp thiết bị điện vào bảng điện
* Sau khi nối dây dẫn vào thiết bị, cho HS lắp thiết bị vào bảng điện.
* GV theo dõi HS thực hành, nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của bước này
5’
* Các nhóm lắp thiết bị vào bảng điện đúng các vị trí đã bố trí.
* HS lắp đúng vị trí, chắc chắn, đẹp.
Kiểm tra
* Hướng dẫn HS kiểm tra lại bảng điện theo các yêu cầu sau:
+ Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện.
+ Các mối nối chắc chắn.
+ Bố trí các thiết bị gọn đẹp.
* Sau khi các nhóm kiểm tra xong, GV kiểm tra lại, sau đó nối dây nguồn và kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện.
* GV kiểm tra nếu thấy hoàn chỉnh sẽ cho vận hành thử mạch điện.
* Lưu ý HS cẩn thận an toàn khi nối mạch điện vào nguồn điện.
GV: Khi vận hành, yêu cầu là mạch điện phải làm việc theo đúng sơ đồ nguyên lý.
* Sau khi thực hành xong, yêu cầu HS thu gom dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành.
8’
* Các nhóm kiểm tra bảng điện theo các yêu cầu GV nêu ra.
* HS nối mạch điện vào nguồn, dùng bút thử điện để kiểm tra.
* Cấp điện cho mạch và vận hành.
* HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh lớp.
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá bài thực hành. (5’)
_Hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành.
_GV nhận xét tiết thực hành về:
+Sự chuẩn bị của HS.
+Thực hiện an toàn lao động, giữ gìn dụng cụ.
+Tinh thần, thái độ, tác phong học tập, ý thức học tập của các nhóm
+Kết quả đạt được.
_HS về xem lại các bài đã học, chuẩn bị kiểm tra học kì.
File đính kèm:
- Bai 6.doc