I- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sau khi học xong bài HS:
Có biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chọn lựa thực phẩm phù hợp.
-Kĩ năng: Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
- Thái độ: có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ anh chị trong mọi công việc của gia đình.
II- CHUẨN BỊ
-GV: giáo án, tranh vẽ phóng to h3.16
-HS: vở ghi+sgk
III- TIẾN TRÌNH TIẾT TIẾT DẠY
1. On định
2. KTBC:5
- Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
- Một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 41: Vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày 8/02/06
Tiết 41
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (tt)
I- MỤC TIÊU
Kiến thức: Sau khi học xong bài HS:
Có biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chọn lựa thực phẩm phù hợp.
-Kĩ năng: Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
Thái độ: có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ anh chị trong mọi công việc của gia đình.
II- CHUẨN BỊ
-GV: giáo án, tranh vẽ phóng to h3.16
-HS: vở ghi+sgk
III- TIẾN TRÌNH TIẾT TIẾT DẠY
Oån định
KTBC:5
Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
Một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng?
Bài mới
TL
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC
12
15
6
HĐ2: Bảo đảm an toàn thực phẩm
- An toàn thực phẩm là gì?
- Vấn đề ngộ độc thức ăn hiện nay đang gia tăng nghiêm trọng nguyên nhân do đâu?
- Thực phẩm phải được bảo quản như thế nào? Sử dụng như thế nào?
- Em hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm?
- QS h3.16 em hãy phân loại thực phẩm và nêu biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm?
+ Tránh để lẫn lộn thực phẩm tươi sống(rau quả) với thực phẩm cần nấu chín.
- Trong gia đình thực phẩm thường được chế biến tại đâu?
- Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm?
- VK xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào?
- Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm?
HĐ3: Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
- Em hãy nêu nguyên nhân gây nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
- Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn?
- Đối với thức ăn đã chế biến cần bảo quản như thế nào?
- Đối với thực phẩm đóng hộp như thịt cá rau quả sữa phải bảo quản như thế nào?
HĐ4: Tổng kết bài
-Là giữ cho thực thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất
- Do dư thừa lượng thuốc sâu và hoá chất trong sx chế biến và bẩo quản lương thực, thực phẩm tất cả các công đoạn trong trong quá trình sản xuất có nhiều kẽ hở để VK gây độc xâm nhập vào.
- Đọc nội dung sgk:” thực phẩm luôn cần mức độ an toàn cao”
- Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng hộp.
- qs H3.16 sgk/78.
-các loại rau quả thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh.
- các loại thực phẩm đóng hộp, bao phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì.
- Tại nhà bếp.
- Mặt bàn, bếp, áo quần, giẻ lau, thớt thái thịt rau.
- Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản không chu đáo, VK có hại sẽ phát triển mạnh gây chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi.
- Đậy thực phẩm đã chế biến
- Thực phẩm đóng hộp để nơi kho ráo, sạch.
- Thực phẩm khô để trong thùng nhựa, nhôm
Đọc mục 1/79 sgk.
- Thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
- Thức ăn bị biến chất.
- Thức ăn có sẵn chất độc ( mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc)
- Thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật hoá chất phụ gia thực phẩm.
- Đọc mục 2/79 sgk
- Bảo quản chu đáo, tránh để ruồi, chuột kiến xâm nhập .
- Không sử dụng thực phẩm đóng hộp qua shạn, những hộp kim loại rỉ, thực phẩm có thể bị biến chất do nhiễm độc hoặc nhiễm trùng.
- Thực phẩm khô như gạo cần giữ nơi khô ráo, mát mẻ tránh chuột bọ côn trùng xâm nhập.
Đọc phần ghi nhớ
Đọc phần “ có thể em chưa biết”
II- An roàn thực phẩm
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm:
- phải biết chọn thực phẩm tươi, ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc.
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản:
- Bảo quản trong môi trường sạch, ngăn nắp hợp vệ sinh, tránh ruồi bọ xâm nhập vào thức ăn.
III-Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn.
- Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn:
- Cần giữ vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp thường xuyên lau chùi sạch sẽ, nấu xong cần rửa sạch để nơi khô ráo, phơi và để vào nơi quy định.
- Trong quá trình chế biến nấu chín- bảo quản thức ăn phải chu đáo.
Củng cố: 5
Em hãy nêu nguyên nhân ngộ độc thức ăn?
Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn?
Dặn dò: 2
HS học bài ghi và sgk- phần ghi nhớ.
Trả lời câu hỏi sgk/80
Đọc bài “ Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn”
*Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_khoi_6_tiet_41_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_t.doc