I , Mục tiêu bài học:
+ HS nắm được cách lựa chọn trang phục: Biết chọn vải, kiểu may phù hợp với dáng cơ thể, biết chọn kiểu vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi, biết tạo sự đồng bộ của trang phục.
+ Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các loại trang phục, cách chọn vải có màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng của cơ thể.
- Mẫu quần áo, tranh ảnh.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Trang phục là gì? Trang phục được phân chia như thế nào?
+ Nêu một số trang phục mà em biết? Công dụng của từng loại đó? Nêu chức năng của trang phục?
3. Bài mới:
A/ Mở bài: GV đặt vấn đề vào bài.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 5: Lựa chọn trang phục (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 : Lựa chọn trang phục ( T2)
I , Mục tiêu bài học:
+ HS nắm được cách lựa chọn trang phục: Biết chọn vải, kiểu may phù hợp với dáng cơ thể, biết chọn kiểu vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi, biết tạo sự đồng bộ của trang phục.
+ Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các loại trang phục, cách chọn vải có màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng của cơ thể.
- Mẫu quần áo, tranh ảnh.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Trang phục là gì? Trang phục được phân chia như thế nào?
+ Nêu một số trang phục mà em biết? Công dụng của từng loại đó? Nêu chức năng của trang phục?
3. Bài mới:
A/ Mở bài: GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc mục 1, SGK – tr 12. Thảo luận:
Trả lời câu hỏi:
+ Vì sao phải chọn vải , chọn kiểu may?
+ Học sinh đọc nội dung bảng 2 SGK- tr13 về ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn, chất liệu vảitạo cảm giác khác nhau với người mặc và nhận xét ví dụ ở H 1.5 SGK- tr13.
GV gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bảng 3 , quan sát H 1.6, SGK và nhận xét ảnh hưởng của kiểu may?
- Từ những kiến thức đã học, em hãy nêu ý kiến của mình về cách lựa chọn vải may mặc cho từng dáng người ở H 1.7 SGK – tr 15
Thảo luận:
Trả lời câu hỏi
GV gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS đọc mục 2, SGK – tr 15. Thảo luận:
Trả lời câu hỏi:
- Vì sao cần chọn vải may mặc và hàng may sẵn phù hợp với lứa tuổi ?
GV gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 4:
HS đọc mục 3, quan sát H 1.8 Sgk – tr 15,16 và nhận xét về sự đồng bộ của trang phục?
Thảo luận:
Trả lời câu hỏi
GV gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
II. Lựa chọn trang phục:
1. Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể:
HS đọc mục 1, quan sát H 4.1 Sgk – tr 11 Thảo luận,Trả lời câu
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét bổ sung Rút ra kết luận:
+ Chọn vải , chọn trang phục:Để che khuất những nhược điểm của cơ thể và tôn vẻ đẹp của mình.
a. Lựa chọn vải:
- Việc chọn vải để may trang phục rất quan trọng.
- Người gầy, cao lại chọn vải lụa mỏng, màu sắc sẫm, hoặc có kẻ sọc dọc thì chỉ tạo cho cảm giác người ốm yếu, mà nên chọn vải có màu sắc sáng, nếu vải kẻ nên chọn vải có kẻ sọc ngang, hoa văn to sẽ có cảm giác tươi tỉnh, béo.
- Ngược lại người béo, thấp: Khi may nếu chọn vải thiên về màu sắc sáng, rực rỡ, vải kẻ to, mặt vải bóng, xốp thì sẽ tạo cảm giác càng béo mà nên may loại vải mềm, kẻ thì nên may dọc, vải có màu sẫm thì sẽ tạo cảm giác gọn gàng hơn.
* Kết luận: Màu sắc, hoa văn, chất liệu của vải có thể làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc béo
lên, cũng có thể làm cho họ trở nên xinh đẹp, duyên dáng, trẻ ra hoặc già đi.
b. Lựa chọn kiểu may:
- Từ những kiến thức đã học, em hãy nêu ý kiến của mình về cách lựa chọn vảI may mặc cho từng dáng người ở H 1.7 SGK – tr 15
Thảo luận:
Trả lời câu hỏi
Muốn có bộ trang phục đẹp mỗi người biết rõ đặc điểm của bản thân để chọn lựa vải , màu sắc hoa văn cũng như kiểu may cho phù hợp với vóc dáng để khắc phục bớt khuyết nhược điểm của cơ thể.
- Người cân đối ( H 1.7 a): Thích hợp với nhiều loại trang phục, cần chọn màu sắc, hoa văn và kiểu may phù hợp với lứa tuổi.
- Người cao, gầy ( H 1.7 b): Phải lựa chọn cách mặc sao cho có cảm giác đỡ gầy và béo ra, ví dụ: nên chọn vải màu sáng, hoa to, chất liệu vải thô xốp, kiểu tay bồng.
- Người thấp, bé( H 1.7 c): nên chọn vải màu sáng may vừa người tạo dáng cân đối, có cảm giác hơi béo ra.
-Người béo, lùn( H 1.7 d): Chọn vải trơn màu tối hoặc hoa nhỏ vải kẻ dọc, kiểu may có đường nét dọc để tạo cảm giác gọn, nhỏ hơn.
2. Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi:
HS đọc mục 2, Sgk – tr 15 Thảo luận,Trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
Rút ra kết luận:
- Tuổi trẻ, mẫu giáo: Mặc thoải mái, rộng rãi, màu sắc phong phú, kiểu dáng ngộ nghĩnh, vải thấm mồ hôi.
- Tuổi thanh, thiếu niên: Đã có nhu cầu mặc đẹp, biết giữ gìn, thích hợp với nhiều loại vải. Cần chú ý về thời điểm sử dụng để mặc cho phù hợp.
- Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn , kiểu may trang nhã, lịch sự.
* Kết luận: Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhauvà phải phù hợp với lứa tuổi.
3. Sự đồng bộ của trang phục:
HS đọc mục 3, quan sát H 1.8 Sgk – tr 15,16
Thảo luận,Trả lời câu
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét bổ sung Rút ra kết luận:
- Cùng với việc lựa chọn vải , kiểu may cần chọn một số vật dụng đi kèmvới trang phục như mũ, khăn quàng, giầy dép, túi xáchphù hợp với quần áo sẽ tạo nên sự đồng bộ trang phụclàm cho người mặc thêm duyên dáng và lịch sự.
- Nên lựa chọn những vật dụng đi kèm với quần áo có kiểu dáng, màu sắc hợp với nhiều bộ trang phục để tránh tốn kém, không tiết kiệm.
C/ Củng cố:
Đọc phần ghi nhớ SGK – tr 16
D/ Kiểm tra đánh giá:
? Theo em thế nào là mặc đẹp.
E/Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài .
+ Tự trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Đọc trước bài 3 – sgk tr 17 chuẩn bị giờ sau thực hành.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_khoi_6_tiet_5_lua_chon_trang_phuc_tiet_2.doc