Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 2)

I , Mục tiêu bài học:

+ Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ.

+ Biết cách bảo quản trang phục như thế nảo cho đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu trong may mặc.

+ Biết cách sử dụng trang phục cho hợp lý.

II. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh, mẫu vật. Bảng ký hiệu giặt là, trang phục.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức:

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4

Ngày dạy

Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

Vì sao sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người?

3. Bài mới:

 A/ Mở bài: GV đặt vấn đề vào bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 : Sử dụng và bảo quản trang phục ( T2) I , Mục tiêu bài học: + Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ. + Biết cách bảo quản trang phục như thế nảo cho đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu trong may mặc. + Biết cách sử dụng trang phục cho hợp lý. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh, mẫu vật. Bảng ký hiệu giặt là, trang phục. III. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người? 3. Bài mới: A/ Mở bài: GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: GV nêu 2 tình huống: TH 1: Em có 5 bộ quần áo để mặc đi học, đi chơiLúc sử dụng em cho là bộ nào phải đi bộ đấy.. TH2: Còn bạn em cũng có 5 bộ quần áo tương tự như mọi người vẫn thấy trang phục của bạn khá phong phú. ? Vậy qua 2 trường hợp cô vừa nêu thì em có nhận xét gì về sự khác nhau của 2 bạn trong cách sử dụng trang phục? Tại sao trang phục của bạn lại phong phú? GV gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS quan sát H 1.11 ( SGK ) về sự phối hợp vải hoa văn và vải trơn của quần. GV giảng giải Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS đọc mục b, quan sát H 1.12 SGK – tr21, 22 Thảo luận: Trả lời câu hỏi + Màu sắc nên được phối hợp như thế nào? GV gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 4: Hãy chọn các từ hoặc nhóm từ trong bảng trang 23 hoàn thiện qui trình giặt trong gia đình: Thảo luận: Trả lời câu hỏi GV gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 5: GV thuyết trình. ? Hãy nêu tên dụng cụ là quần áo ở gia đình? GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK sau đó tóm tắt nội dung chính vào vở dưới dự hướng dẫn của GV 2. Cách phối hợp trang phục: HS Thảo luận,Trả lời câuhỏi - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét bổ sung Rút ra kết luận: - Do bạn đã biết cách phối hợp áo của bộ trang phục này với quần của bộ trang phục kia một cách hợp lý có tính thẩm mĩ. - Phối hợp có tính hợp lý và thẩm mĩ là quan tâm đến sự hợp lý, hài hoà của màu sắc và hoa văn. a. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn: - áo hoa kẻ ô có thể mặc với quần hoặc với váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo. Không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau, không nên mặc quần và áo có kẻ khác nhau cả về màu sắc và dòng kẻ ( áo kẻ ka rôto nhỏ, quần kẻ dọc sọc). - Để có sự phối hợp hợp lý, không nên mặc áo và quần có 2 dạng kẻ hoa và vải khác nhau. Vải hoa hợp với vải trơn hơn với vải kẻ ka rôhoặc vải kẻ sọc. Vải hoa hợp với vải trơn màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa. b.Phối hợp màu sắc: GV yêu cầu HS đọc mục b, quan sát H 1.12 SGK – tr21, 22 Thảo luận, Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét bổ sung Rút ra kết luận: + Không nên mặc quần áo có 2 màu tương phản nhau ( xanh và đỏ; tím và vàng) + Không nên mặc cả quần và áo có màu sắc quá sặc sỡ ( cùng đỏ hoặc cùng vàng...) * Kết luận: Việc phối hợp màu sắc trong may trang phục là rất quan trọng bởi màu sắc khi kết hợp hợp lý không những góp phần tăng vẻ đẹp của trang phục cũng như vẻ đẹp của người sử dụng mà còn còn thể hiện người sử dụng trang phục có cái nhìn thẩm mĩ, có sự hiểu biết về mĩ thuật hội hoạ II. Bảo quản trang phục: 1. Giặt phơi: HS thảo luận, Hoàn thành bài tập. - Trình tự các từ điền vào chỗ trống đoạn văn lần lượt như sau: Lấy- tách riêng- vò- ngâm- giũ- nước sạch- chất làm mềm vải- phơi- bóng giâm- ngoài nắng- mắc áo- cặp quần áo. 2. Là ủi: Là ( ủi) là một công việc cần thiết làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi. + Các loại vải sợi thiên nhiên cần phải là thường xuyên. + Các loại vải sợi hoá học không cần là thường xuyên. a. Dụng cụ là: Bình là, bình phun nước, cầu là. b. Quy trình là ( SGK) c. Kí hiệu giặt là( SGK) 3.Cất giữ ( SGK) C/ Củng cố: Đọc phần ghi nhớ SGK – tr 25, đọc bài học về trang phục của Bác SGK – tr 26 D/Hướng dẫn về nhà: + Học bài .+ Tự trả lời các câu hỏi cuối bài. + Đọc trước bài 5, chuẩn bị dụng cụ bài 5 giờ sau thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_khoi_6_tiet_8_su_dung_va_bao_quan_trang_ph.doc