I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
a)Kiến thức :
-Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
b)Kỹ năng :
-Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch,bảo quản chế biến quả
c)Thái độ :
-Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả
II. CHUẨN BỊ :
Tranh, ảnh để minh họa
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, trực quan
IV. TIẾN TRÌNH LÊ LỚP:
4.1Ổn định: kiểm diện
4.2 KTBC:
1/ Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống kinh tế?
2/ Em hãy nêu một, hai điển hình tốt về trồng cây ăn quả ở địa phương?
Đáp án 1:
- Cung cấp cho người tiêu dùng
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát.
- Xuất khẩu
99 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 01 Ngày dạy:
GIỚI THIỆU NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a)Kiến thức :
-Biết được vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống
-Biết được các đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả
b)Kỹ năng :
-Biết được triển vọng của nghề trồng cây ăn quả
c)Thái độ:
-Yêu thích nghề trồng cây ăn
II/ CHUẨN BỊ :
-Một số loại quả
-Bảng số liệu về phát triển cây trong nước và ở địa phương
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nêu vấn đề, trực quan
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1Ổn định: kiểm diện
KTBC: Không
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*Hoạt động 1
Giới thiệu bài học
GV: Nghề trồng cây ăn quả là góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể. Nghề trồng cây ăn quả phát triển từ lâu đời, nhân dân ta đã tích lũy một số kinh nghiệm và chọn lọc được nhiều cây quí.
*Hoạt động 2
Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả
GV: Cho HS quan sát hình 1 SGK và trả lời câu hỏi SGK.
HS trả lời GV hệ thống lại và nhấn mạnh: “Bồi bổ sức khỏe cho con người bằng trái cây (vitamin, đường, chất khoáng, năng lượng...)”
GV: Giảng giải vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.
Hoạt động 3
Tìm hiểu đăc điểm của nghề và những yêu cầu đối với người làm nghề
GV: yêu cầu HS đọc phần II.2 SGK và trả lời câu hỏi:
Có những đặc điểm gì đối với người làm nghề trồng cây ăn quả?
Tại sao nghề trồng cây ăn quả lại có những yêu cầu như vậy?
Trong những yêu cầu đó, yêu cầu nào là quan trọng nhất?
Để đáp ứng được các yêu cầu của nghề, nhiệm vụ của emphải làm gì?
Hoạt động 4
Tìm hiểu triển vọng của nghề trồng cây ăn quả
Hoạt động 5
Tổng kết bài học
Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả
* Các vai trò của cây ăn quả
- Cung cấp cho người tiêu dùng
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát...
- Xuất khẩu
Đặc điểm và yêu cầu của nghề
Đặc điểm của nghề
Đối tượng lao động: là các loại cây ăn quả là năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao
Nội dung lao động: nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến,......
Dụng cụ lao động
Điều kiện lao động
Sản phẩm: là những loại quả.
Yêu cầu của nghề đối với người lao động
Phải có tri thức về khoa học và sinh học, hóa học, kỹ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có những kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo, có khả năng quan sát theo dõi sự sinh trưởng phát triển của cây.
Phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời, có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.
Triển vọng của nghề
Nghề trồng cây ăn quả ngày càng được khuyến khích phát triển để sản xuất ra nhiều hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
GHI NHỚ
Trồng cây ăn quả để cung cấp quả cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu
Muốn trồng cây ăn quả giỏi: phải có tri thức, kỹ năng về kỹ thuật, lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi và sức khỏe.
4.4 Củng Cố
Nêu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả
Nêu đặc điểm và yêu cầu của nghề
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
Chuẩn bị: đọc bài 2. một số vấn đề chung về cây ăn quả SGK
V/ RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 02 Ngày dạy:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
a)Kiến thức :
-Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
b)Kỹ năng :
-Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây, thu hoạch,bảo quản chế biến quả
c)Thái độ :
-Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả
CHUẨN BỊ :
Tranh, ảnh để minh họa
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, trực quan
IV. TIẾN TRÌNH LÊ LỚP:
4.1Ổn định: kiểm diện
4.2 KTBC:
1/ Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống kinh tế?
2/ Em hãy nêu một, hai điển hình tốt về trồng cây ăn quả ở địa phương?
Đáp án 1:
Cung cấp cho người tiêu dùng
Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát.......
Xuất khẩu
4.3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
GV: cây ăn qủ là cây có giá trị dinh dưỡng cao được nhân dân trồng từ lâu đời và có nhiều kinh nghiệm về giá trị, đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh, kỹ thuật,....
Hoạt động 2
Tìm hiểu về giá trị của việc trồng cây ăn quả
GV: Dựa vào nội dung đã nêu trong SGK. Nêu câu hỏi HS trả lời
Em hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường.
GV hướng dẫn HS. Nêu ra các ví dụ để minh họa khắc sâu kiến thức.
GV: gợi ý HS nêu được gái trị quan trọng của việc trồng cây ăn quả.
Nguồn cung cấp dinh dưỡng
Nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản
Hoạt động 3
Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
GV: cần cho HS biết được đặc điểm thực vật
Cho HS phân biệt được các loại rễ
GV hướng dẫn HS biết được tác dụng của thân, hoa, quả và hạt của các đặc điểm thực vật.
GV: hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của cây đối với từng yếu tố ngoại cảnh
Em hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
Giá trị của việc trồng cây ăn quả
Trồng cây ăn quả có ý nghĩa rất lớn đối với con người, xã hội và thiên nhiên môi trường.
Giá trị dinh dưỡng: Quả dể ăn có chứa nhiều loại đường dể tiêu, chất béo, chất khoáng và nhiều loại vitamin A1, B1,2,6, PP, C. Đây là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho con người.
Quả và các bộ phận khác của cây có khả năng chữa một số bệnh (huyết áp cao, suy nhược thần kinh...)
Quả còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu,... Ngoài ra còn là mặt hàng xuất khẩu kinh tế cao.
Có tác dụng đến bảo vệ môi trường sinh thái. Làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm đẹp cảnh quan,...
Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
Đặc điểm thực vật
Rễ: Rễ cây ăn quả gồm:
Rễ mọc thẳng xuống đất: tùy theo mỗi loại cây, loại rễ này có thể xuống sâu từ 1-10m, giúp cho cây đứng vững và hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
Rễ mọc ngang, nhỏ và nhiều phân bố tập trung ở lớp đất mặt có độ sâu từ 0,1-10m. Nhiệm vụ chủ yếu là hút nước, chất dinh dưỡng cho cây.
Thân: Phần lớn là thân gỗ, có tác dụng đỡ cho cây. Trên cây chính mọc ra các cành phân bố theo cấp độ khác nhau. Cấp I phát sinh từ trục chính của thân, cành cấp II phát triển từ cành cấp I,.... cứ như vậy tới các cành cấp V, VI. Các cành cấp V là các cành mang quả.
Hoa: có 3 loại:
Hoa đực: nhị phát triển. Nhụy (bầu, vòi và nuốm nhụy) không phát triển.
Hoa cái: Nhụy phát triển, nhị không phát triển
Hoa lưỡng tính: có nhụy và nhị cùng phát triển, đặc điểm của hoa giúp cho việc tạo giống
Quả và hạt
Tùy thuộc vào từng loại quả
Yêu cầu ngoại cảnh
Cây ăn quả là loại cây lâu năm, chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, chất dinh dưỡng
Nhiệt độ
Độ ẩm và lượng mưa
Ánh sáng
Chất dinh dưỡng
Đất
4.4 Củng Cố
1/ Em hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường
2/ Nêu các yâu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
4.5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
-Học bài
-Chuẩn bị tiếp phần III SGK
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 03 Ngày dạy:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ (TT)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
CHUẨN BỊ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1Ổn định: kiểm diện
KTBC:
1/ Hãy phân tích ý nghĩa có giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường?
2/ Nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
4.3Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 4
Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả
Giống cây
Giống cây ăn quả ở nước ta rất phong phú, đa dạng, bao gồm 3 nhóm: cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới
Cây ăn quả á nhiệt đới: cam quýt, chanh, bưởi, vải, nhãn, bơ, hồng, mơ, hạt dẻ,...
Cây ăn quả nhiệt đới: chuối, dừa, mít, xoài, hồng xiêm, ổi, na (mảng cầu), sầu riêng, măng cụt, khế, vú sữa, trứng gà, chôm chôm, thanh long, đu đủ, đào lộn hột,...
Cây ăn quả ôn đới: táo tây, lê, đào, mận, nho, dâu tây,.........
Nhân giống
Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo hạt
Nhân giống bằng phương pháp vô tính như: giâm cành, chiết cành, ghép tách chồi, huôi cấy mô tế bào,... tùy theo mỗi loại cây mà chọn phương pháp nhân giống phù hợp
Trồng cây ăn quả
Thời vụ: Các loại cây ăn quả được trồng vào tháng đầu vào mùa mưa (tháng 4-5) ở các tỉnh phía Nam
Khoảng cách trồng: tùy theo mỗi loại cây và loại đất mà khoảng cách trồng có khác nhau.
Đào hố, bón phân lót: khi trồng khỏng 15-30 ngày phải đào hố trồng kích thước của hố khác nhau tùy theo từng loại cây.
Trồng cây: cây ăn quả được trồng theo quy trình: Đào hố trồng ->bóc vỏ bầu ->đặt cây vào hố ->lắp đất ->tưới nước.
* Khi trồng phải lưu ý các đặc điểm sau:
Nên trồng cây có bầu đất khi bóc vỏ bầu, không làm vở bầu
Đặt cây vào giữa hố cho ngay ngắn lắp lớp đất mặt xuống dưới, lớp đất dưới phủ lên trên.
Không trồng khi gió to, giữa trưa nắng
Trồng xong nên buộc cây với cọc đỡ. Tưới nước cho đủ ẩm. Ngoài ra có thể trồng cây chắn gió để bảo vệ cây.
4.4Củng Cố
1/ Người ta thường dùng phương pháp nào để nhân giống cây ăn quả? (phương pháp vô tính)
2/ Trồng cây ăn quả được trồng theo qui trình nào? (Đào hố trồng ->bóc vỏ bầu ->đặt cây vào hố ->lắp đất ->tưới nước)
4.5Hướng dẫn học sinh học ở nhà
Học bài
Chuẩn bị tiếp phần IV của bài.
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 04 Ngày dạy:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ (TT)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
CHUẨN BỊ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1Ổn định: kiểm diện
KTBC:
1/ Trồng cây ăn quả được trồng theo qui trình nào?
Bài mới:
Hoạ động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: Nhấn mạnh đến mục đích, tác dụng của các biện pháp chăm sóc
Hoạt động 5
Tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến.
Hoạt động 6
Tổng kết bài học
GV: yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
Chăm sóc
Làm cỏ, vun sới
Bón phân thúc
Tưới nước
Tạo hình, sửa cành
Phòng trừ sâu bệnh
Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
Thu hoạch bảo quản chế biến
Thu hoạch
Các loại cây ăn quả chứa nhiều nước, vỏ mỏng nên dể bị dập nát. Vì vậy khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ độ chín. Thu hoạch quả lúc trời mát. Quả hái về phải được làm sạch, phân loại và để ở nơi râm mát.
Bảo quản
Quả phải được xử lí bằng hóa chất, chiếu tia phóng xạ, gói giấy mỏng, đưa vào kho lạnh, không chất đống quả khi bảo quản.
Chế biến
Tùy theo mỗi loại cây, quả được chế thành xirô quả, sấy khô, làm mứt quả,....
GHI NHỚ
Các loại quả chứa nhiều đường, chất đạm, chất béo, chất khoáng và vitamin nên có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây ăn quả cần các yếu tố ngoại cảnh thích hợp
Để tạo được năng suất cao, phẩm chất tốt cần có giống tốt áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng chăm sóc cây ăn quả.
4.4Củng Cố
Em hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường?
Em hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
Nêu vai trò của giống, phân bón, nước, đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả?
4.5 Hướng dẩn học sinh học ở nhà
Học bài
Trả lời câu hỏi cuối bài và đọc trước bài 3. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả trong SGK
V/ RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 05 Ngày dạy:
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
a)Kiến thức:
-Biết được những yêu cầu xây dựng vườn ươm cây ăn quả
b)Kỹ năng:
-Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả
c)Thái độ:
-Có hứng thú tìm tòi trong học tập
CHUẨN BỊ
Tranh vẽ hoặc ảnh về các phương pháp nhân giống cây
Mẫu vật về cành chiết, cây đã ghép hòan chỉnh
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, trực quan
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1Ổn định: kiểm diện
4.2 KTBC:
1/ Phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả?
2/ Nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
4.3Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Giới thiệu
Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt kết quả kinh tế cao, phải cung cấp nhiều cây giống tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh với chất lượng cao. Muốn vậy phải coi trọng xây dựng vườn ươm ở trung ương và các địa phương.
Hoạt động 2
Tìm hiểu về xây dựng vườn ươm cây ăn quả
GV cho HS hiểu được vai trò của vườn ươm là khâu quan trọng trong sự phát triển:
Là nơi chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt
Là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống tốt.
GV cùng HS phân tích tác dụng của từng khu trong vườn ươm.
Hoạt động 3
Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả
GV cần cho HS thấy được phương pháp nhân giống bằng hạt không được ứng dụng rộng rãi như phương pháp nhân giống vô tính
Xây dựng vườn ươm cây ăn quả
Chọn địa điểm
Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển
Gần nguồn nước tưới
Đất vườn uơm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dày 30-40 cm, độ màu mở cao, thành phần cơ giới trung bình độ chua tùy theo từng loại cây.
Thiết kế vườn ươm: 3 khu vực
Khu cây giống
Khu nhân giống
Khu luân canh
Diện tích của vườn tùy theo nhu cầu của cây giống
Khu cây giống: trồng các cây mẹ để lấy hạt gieo thành cây con làm gốc ghép. Trồng cây mẹ lấy mắt ghép, lấy cành chiết, cành giâm
Khu nhân giống:
Khu gieo hạt để lấy cây giống đem trồng và làm gốc ghép
Khu ra ngôi cây gốc ghép, ra ngôi cành chiết, cành giâm
Khu luân canh: Trồng các cây rau, cây họ đậu. Khu luân canh được sử dụng để luân phiên đổi chổ cho hai khu trên, đảm bảo cho đất vườn ươm khi bị xấu đi
Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
phương pháp nhân giống hữu tính
Là phương pháp tạo câybằng hạt.
* Một cố điểm cần chú ý:
Phải biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp
+ Ví dụ: Hạt cam, đu đủ,... phải gieo ngay. Trái lại: hạt đào, mận bảo quản ở nhệit độ thấp (30C-50C) mới nẩy mầm được
Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm và chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt
4.3 Củng Cố
1/ Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây trồng? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?
(Chọn địa điểm: gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ, gần nguồn nước, đất vườn ươm phải thoát nước)
2/ Hãy phân tích tác dụng của từng khu trong vườn ươm?
(Có 3 khu: khu cây giống, khu nhân giống, khu luân canh)
Hướng dẫn học sinh học ở nhà
Học bài
Chuẩn bị phần còn lại của bài tiết sau (tt)
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 06 Ngày dạy:
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (TT)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
CHUẨN BỊ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định: kiểm diện
KTBC:
Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: Em hãy so sánh các ưu nhược điểm cảu phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính của cây ăn quả
GV: Cho HS nêu các phương pháp nhân giống vô tính mà các em đã học (Phương pháp chiết cành, giâm cành, ghép, )
GV: chọn thời vụ ghép thích hợp
GV hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ của các kiểu ghép khác nhau trong SGK
GV: yêu cầu HS nêu lên nội dung của các kiểu ghép đó.
GV hướng dẫn HS biết được các tác dụng của các cách ghép cây ăn quả
GV: Em hãy nêu lên tác dụng của các ách ghép cây ăn quả để dạt được hiệu quả cao ta cần chú ý các điểm nào?
Phương pháp nhân giống vô tính:
Gồm: phương pháp chiết cành, giâm cành, ghép
Chiết cành: nhân giống bằng cách từ cây mẹ để tạo ra cây con
Cành khỏe có 1-2 năm tuổi không bị sâu bệnh, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng, có đường kính từ 1-1,5cm
Thời vụ chiết thích hợp vào đầu mùa mưa (tháng 4-5)
Giâm cành: phương pháp nhân giống hình thành rễ phụ của các đoạn cành để cắt rời khỏi cây mẹ.
* Để đạt kết quả cao cần làm tốt các khâu:
Làm nhà giâm cành ở nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con. Nền nhà chia thành các luống được rãi lớp cát sạch hoặc lớp đất dày 10-12cm, đảm bảo tơi xốp và ẩm
Chọn những cành non 1-2 năm tuổi ở giữa tầng tách cây vươn ra ánh sáng chưa ra hoa, quả và không bị sâu bệnh để giâm.
Thời vụ: giâm cành thích hợp đầu mùa mưa (tháng 4-5)
Trước khi giâm nhúng gốc vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thới gian tùy theo mỗi loại cây.
Mật độ giâm cành phải đảm bảo nguyên tắc các lá không che khuất nhau
Từ sau khi cấm cành giâm đến lúc ra rễ, phải thường xuyên duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.
Ghép: là phương pháp gắn một đoạn cành hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ để tạo nên một cây mới.
* Để ghép đạt kết quả, cần làm tót các việc sau:
Chọn cành ghép, mắt ghép ở trên cây mẹ có năng suất cao ổn định, chất lượng tốt. mắt ghép được lấy trên cành có đường kính 4-10 mm, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng có từ 4-6 tháng tuổi
Có 2 cách ghép: ghép cành và ghép mắt
+ Ghép cành: cho các loại cây khó lấy mắt (gỗ cứng, vỏ mỏng, giòn và khó bóc ) có nhiều kiểu ghép cành khác nhau ghép áp, ghép nêm, chẻ bên,
+ Ghép mắt: là cách ghép rất phổ biến cho nhiều loại cây. Có nhiều cách ghép khác nhau: ghép cửa sổ, chữ T, mắt nhỏ có gổ.
Ghép cửa sổ: tỉ lệ mắt ghép sống cao thường áp dụng cho các cây to:nhản, vải, xoài, sầu riêng và một số cây dể bóc vỏ
Để ghép đạt kết quả
Dùng dao ghép vạch trên thân ghép hai đường dọc dài 2cm rộng 1cm, cách mặt đất từ 15-20cm sau đó rạch ngay ở phía dưới 1 đường vuông góc với 2 đường trên, bóc vỏ thành 1 mảnh dài, phía trên miếng vỏ còn dính vào ghép
+ Bóc 1 miếng vỏ trên cành ghép có mầm ngủ ở giữa rồi cắt miếng ghép cho kích thước miệng ghép đủ mở
+ Đặt mắt ghép vào vị trí đã bóc vỏ (cửa sổ ở gốc ghép. Cắt cạnh dưới của mảnh vỏ còn để thừa một chút cho phủ kín mép trên của mắt ghép H8.3) buộc dây nilon cho chắc H8.4
Chú ý: không buộc dây ngang qua mắt ghép vì sẽ làm nát mắt ghép.
4.4Củng Cố
Gọi HS nêu ghi nhớ trong SGK/22
Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào? Với loại cây gì?
(Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhản, mận, bưởi,...)
Dặn dò
Học bài
Chuẩn bị dụng cụ: dao, kéo cắt, hổn hợp (đất, phân), cành bưởi, cành chanh, bình tưới. Thực hành giâm cành
V/ RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 07 Ngày dạy:
THỰC HÀNH
GIÂM CÀNH
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
a)Kiến thức :
-Biết cách giâm cành đúng thao tác và kỹ thuật
b)Kỹ năng :
-Làm được các thao tác của quy trình giâm cành
c)Thái độ:
-Có ý thức kỹ thuật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
CHUẨN BỊ
Cành để giâm: cành chanh, quýt, bưởi hoặc cành rau ngót, hoa giấy
Dao sắc, kéo cắt cành, khay gổ, bình tưới
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Trực quan
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1Ổn định: kiểm diện
4.2KTBC:
Ở địa phương em đãa tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào? Với loại cây gì?
4.3Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Giới thiệu bài thực hành
GV nêu lên mục tiêu bài, yêu cầu làm được các thao tác kỹ thuật trong việc giâm cành cây ăn quả
Hoạt động 2
Tổ chức thực hành
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS; cành giâm, khai gổ, dao kéo, bình tưới
Phân chia nhóm và nơi thực hành cho từng nhóm
Phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Bố trí cho mỗi nhóm giâm một loại cành để so sánh sự ra rể nhanh hay chậm
Hoạt động 3
Thực hành
Gv giới thiệu và làm mẫu từng bước của quy trình giâm cành. Cần giải thích rõ các yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong quy trình và áp dụng cho từng loại cây
GV: yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy trình giâm cành
GV: Sau khi thấy HS đã nắm được quy trình, GV tổ chứcch HS thực hành theo nhóm đã được phân công. Tiến hành giâm cành theo các bước đã hướng dẫn trước.
Dụng cụ và vật liệu
Dao nhỏ sắc
Kéo cắt cành
Khay (gổ, nhựa,..) đựng cát
Bình tưới
Cành để giâm (chanh, bưởi)
Túi bầu PE
Thuốc kích thích ra rể
Nền giâm cành
Quy trình thực hành
Cắt cành giâm -> xử lí cành giâm -> cắm cành giâm -> chăm sóc cành giâm
Bước 1: cắt cành giâm
Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5-7cm có 2-4 lá. Bỏ đoạn ngọn, cành và sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.
Bước 2: Xử lí cành giâm
Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rể, nhúng sâu từ 1-2cm trong 5-10 giây sau đó vẫy cho khô.
Bước 3: Cắm cành giâm
Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống đất hoặc cát với độ sâu 3-5cm khoảng cách các cành 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm
Nếu cắm vào bầu đất thì mỗi bầu một cành và xếp bầu khác nhau để tiện chăm sóc.
Bước 4: Chăm sóc cành giâm
Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho đất, cát và mặt lá luôn ẩm
Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn
Sau khi giâm 15 ngày, kiểm tra thấy r6ẻ mọc nhiều dài và hơi chuyển màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất.
Củng Cố
GV theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót của Hstrong khi thực hành
GV hướng dẫn HS thu dọn vật liệu, dụng cụ làm vệ sinh nơi làm việc và vệ sinh cá nhân.
Dánh giá kết quả
HS tự đánh giá kết quả thực hành
+ sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
+ Thực hiện quy trình
+ Thời gian hoàn thành
+ Số lượng cành giâm được
GV: cho các nhóm thực hành đánh giá chéo nhau
GV: nhận xét: ưu khuyết điểm của từng nhóm
Hướng dẫn học sinh học ở nhà
Đọc nội dung và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành chiết cành trong SGK
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 09-10 Ngày dạy:
THỰC HÀNH
CHIẾT CÀNH
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Biết chiết cành theo đúng quy trình và thao tác kỹ thuật
Làm được các thao tác kỹ thuật trong quy trình chiết cành
Có ý thức kỹ thuật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành
CHUẨN BỊ
Dao sắc, kéo cắt cành, cành cam (bưởi), thuốc kích thích ra rể, mảnh PE, dây buộc, đất trộn hỗn hợp (đất, rể bèo tây (rơm được bâm nhỏ)
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Trực quan
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1Ổn định: kiểm diện
4.2KTBC: Nêu quy trình thực hành giâm cành
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Giới thiệu bài thực hành
GV: nêu mục tiêu của bài: các thao tác kỹ thuật trong quy trình chiết cành đúng kỹ thuật.
Hoạt động 2
Tổ chức thực hành
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS: cành chiết, dao, kéo, dây buộc đất bó bầu, mảnh PE trong để bó bầu,...
GV: phân chia nơi thực hành và vật liệu chất kích thích ra rể
Hoạt động 3
Thực hành
GV giới thiệu và làm mẫu từng bước của quy trình chiết cành, vừa làm, vừa giải thích rõ các yêu cầu kỹ thuật cần cho HS hiểu được tại sao phải làm như thế.
Tại sao phải cạo sạch vỏ?
(cho ra rể nhanh)
Tại sao đất bỏ bầu phải cho rể bèo, rơm rạ? (làm cho tơi xốp giữ được độ ẩm, rể phát triển thuận lợi)
Tại sao lại cần bôi chất kích thích ra rể vào vết cắt hoặc trộn vào đất? (Cho rể mọc nhanh)
Tại sao lại buộc dây riêng tốt hơn các vật liệu khác? (bền, ít bị đứt)
GV: chuẩn bị cành chiết đã ra rể để giới thiệu và cho HS quan sát.
Hoạt động 4
Dụng cụ và vật liệu
Dao sắc
Kéo cắt cành
Cành cam, bưởi, nhãn
Mảnh PE, dây buộc, đất hỗn hợp
Quy trình thực hành
Chọn cành chiết -> khoanh vỏ -> trộn hỗn hợp bó bầu -> Bó bầu -> cắt cành chiết
Bước 1: Chọn cành chiết
Chọn cành mập, có 1-2 năm tuổi, đường kính 0,5-1,5cm ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng
Bước 2: Khoanh vỏ
Dùng dao khoanh vỏ cành chiết ở vị trí cách chạc cành từ 10-15cm độ dài phần khoanh từ 1,5-2,5cm
Bóc hết lớp vỏ phần khoanh cạo sạch lớp vỏ trắng sát phần gổ để cho khô
Bước 3: Trộn hỗn hợp bó bầu
Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, rể bèo tây, chất kích thích ra rể và làm ẩm tới 70% độ ẩm bảo hòa
Bước 4: Bó bầu
Bôi thuốc kích thích ra rể vào vết cắt khoanh vỏ ở phía trên hoặc trộn thuốc kích thích vào đất bỏ bầu
Bầu vào vị trí chiết cho đều, hai đều nhỏ dần, phía ngoài bọc mảnh PE trong rồi buộc chặt hai đầu.
Bước 5: Cắt cành chiết
Khi nhìn qua mảnh PE trong thấy rể xuất hiện ở ngoài bầu đất có màu vàng ngà (khoảng 50-60 ngày sau khi bó bầu) thì cắt cành chiết khỏi cây
Bóc lớp PE bó bầu rồi đem giâm ở vườn ươm hoặc trong bầu đất.
Củng Cố
Gọi 2 HS nhắc lại quy trình chiết cành
GV tổ chức cho HS thực hành theo các bước
GV theo dõi sửa chữa sai sót khi thực hành
Thực hành xong, GV cho HS vệ sinh
* Đánh giá kết quả
HS tự đánh giá kết quả thực hành:
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
+ Có làm đúng các bước trong quy trình, có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không?
+ Thời gian hoàn thành
+ số lượng cành chiết được
GV: tổ chức cho HS đánh giá chéo nhau
GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp sau đó GV nhận xét và cho điểm thực hành 1 số HS
Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- HS đọc nội dung và chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho bài 6. thực hành ghép trong SGK.
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 11 Ngày dạy:
THỰC HÀNH
GHÉP ĐOẠN CÀNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gở, ghép chữ T theo đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
Có ý thức kỹ thuật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II.CHUẨN BỊ
Dao con sắc, kéo cắt cành, cây làm gốc ghép, chanh, bưởi, cành để lấy mắt ghép, dây buộc, túi PE.
III.PHƯƠNG
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_khoi_9_phan_trong_cay_an_qua_chuong_trinh.doc