Giáo án Công nghệ Khối 9 - Tuần 15

I. Mục tiêu: GV cần làm cho HS đạt được:

 - Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.

 - Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau.

II. Chuẩn bị:

 - Một số tranh vẽ, ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà.

 - Một số mẫu dây dẫn điện.

 - Một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn điện.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Bài cũ:

Trả bài thực hành.

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 9 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tiết 29 LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I. Mục tiêu: GV cần làm cho HS đạt được: - Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà. - Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau. II. Chuẩn bị: - Một số tranh vẽ, ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà. - Một số mẫu dây dẫn điện. - Một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn điện. III. Các hoạt động dạy và học: Ổn định tổ chức: Bài cũ: Trả bài thực hành. Bài mới: Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung bài ghi Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi - GV cho HS quan sát một số tranh vẽ, ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn kiểu nổi. - Em hiểu như thế nào về mạng điện lắp đặt kiểu nổi? - Hãy nêu một số yêu cầu để người ta lựa chọn phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi? - Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC? - Các phụ kiện kèm theo ống PVC có công dụng gì? - Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết để lắp đặt dây dẫn điện trên puli sứ, kẹp sứ là gì? - GV tiểu kết. - HS quan sát tranh. - HS trả lời. - Đk môi trường lắp đặt dây dẫn, yc KT của đường dây, yc của người sử dụng. - Ống nối T, L, ống nối thẳng, kẹp đỡ ống. - HS trả lời. - HS trả lời. 1. Mạng điện lắp đặt kiểu nổi: - Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà, - Các vật cách điện: puli sứ, máng gỗ, ống cách điện, phụ kiện phù hợp. - Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm - GV cho HS quan sát một số tranh vẽ, ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn kiểu ngầm. - GV lưu ý HS việc chọn lựa phương pháp lắp đặt dây dẫn điện ngầm phải phù hợp với môi trường xung quanh, với yêu cầu sử dụng và đặc điểm của kết quả, kiến trúc công trình và kĩ thuật an toàn điện. - Theo em hiểu mạng điện sinh hoạt được lắp đặt ngầm là như thế nào? - Việc lắp đặt ngầm phải đảm bảo những yêu cầu nào? - Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà? - HS quan sát tranh. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS so sánh ưu nhược đểim của hai phương pháp trên. 2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm: - Dây dẫn được đặt trong rãnh các kết cấu khác của ngôi nhà. - Việc lựa chọn cách đặt dây phải phù hợp với môi trường, yêu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn điện. - Đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện nhưng khó sửa chữa. 4. Củng cố: Hãy đánh dấu (x) vào cột “Lắp đặt nổi” “hay lắp đặt ngầm” để khẳng định câu thể hiện đặc điểm của kiểu lắp đặt mạng điện. Đặc điểm Lắp đặt nổi Lắp đặt ngầm 1. Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà. 2. Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành trước khi đổ bê tông 3. Dây dẫn được đặt trực tiếp trên rãnh tường, trần nhà. 4. Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa cách điện. 5. Dặn dò: - Học bài, BTVN: 1, 2/ 50Sgk. - Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà” + Để kiểm tra mạng điện trong nhà, ta cần tiến hành làm những công việc gì? Ngày: Tiết 30 KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I. Mục tiêu: GV cần làm cho HS đạt được: - Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. - Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. - Kiểm tra được một số yêu cầu về mạng điện trong nhà. II. Chuẩn bị: - Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn cũ và mới. - Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà. - Một số đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện: dây dẫn sứt vỏ, phích cắm bị vỡ. III. Các hoạt động dạy và học: Ổn định tổ chức: Bài cũ: - Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà? Bài mới: Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung bài ghi Hoạt động 1: Kiểm tra dây dẫn - GV hướng dẫn HS cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà - Em hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì? Có bị chùng, bị võng xuống không? - Theo em cỡ dây như vậy có đảm bảo cho dòng điện sử dụng không? - Nếu dây dẫn điện vào nhà em gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn phải xử lí ntn? - Tại sao dây dẫn điện trong nhà không nên dùng dây trần? - GV lưu ý HS: dây dẫn không được buộc lại với nhau để tránh làm nhiệt độ tăng, có thể hỏng lớp cách điện. - HS trả lời. - Nguy hiểm đến tính mạng. 1. Kiểm tra dây dẫn điện: - Kiểm tra dây dẫn vào nhà: đảm bảo không bị trùng, không bị chạm, chập. - Kiểm tra cỡ dây có đảm bảo theo dòng điện sử dụng không, áp dụng cách tính ở phần tính toán và thiết kế. Hoạt động 2: Kiểm tra các vật cách điện - GV hướng dẫn HS kiểm tra cách điện mạng điện của lớp và trường học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không và nếu bị giập vỡ thì phải thay thế. - HS tiến hành kiểm tra theo yc GV. - HS tiến hành ktra. 2. Kiểm tra cách điện của mạng điện: Kiểm tra các vật cách điện: ống sứ, puli, ống luồn dây, Hoạt động 3: Kiểm tra các thiết bị điện - Mạng điện trong nhà thương có những thiết bị nào? Được lắp ở đâu? - GV yêu cầu HS hoàn tất bảng bài tập SGK/52. - GV hướng dẫn HS cách kiểm tra các thêit bị theo yêu cầu an toàn điên và yêu cầu sử dụng. - HS trả lời. - HS hoàn tất bt. - HS quan sát thao tác của GV. 3. Kiểm tra các thiết bị điện: - Cầu dao, công tắc lành lặn, có đủ nắp che, các tiếp điểm tốt và chắc chắn. Vị trí các cầu dao, công tắc phải được đặt đúng theo vị trí đóng ngắt. Củng cố: - Tại sao cần phải kiểm tra định kì và an toàn điện của mạng điện trong nhà? - Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện cần phải kểim tra những phần tử nào của mạng điện? Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK/53. Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà” + Tìm hiểu cách kiểm tra các thếit bị điện và đồ dùng điện. Bài tập: Hãy đưa ra các cách khắc phục (cột B) cho các trường hợp (cột A) A B Vỏ công tắc bị sứt vỏ Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng. Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_khoi_9_tuan_15.doc
Giáo án liên quan