I. Mục tiêu:
- HS biết được một số vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Nắm được công dụng, tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lí.
II. Chuẩn bị:
- Một số mẫu dây dẫn điện, cáp điện, mẫu vật liệu cách điện.
- Một số vật cách điện của mạng điện.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Trình bày cấu tạo và cách sử dụng dây dẫn điện?
- Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý điều gì?
3. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 9 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tiết 3 VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
- HS biết được một số vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Nắm được công dụng, tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lí.
II. Chuẩn bị:
- Một số mẫu dây dẫn điện, cáp điện, mẫu vật liệu cách điện.
- Một số vật cách điện của mạng điện.
III. Các hoạt động dạy và học:
Ổn định tổ chức:
Bài cũ:
- Trình bày cấu tạo và cách sử dụng dây dẫn điện?
- Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý điều gì?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung bài ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu dây cáp điện
- GV cho HS quan sát một số mẫu dây dẫn và dây cáp điện, yêu cầu HS phân loại chúng.
- Cho HS thảo luận nhóm:
+ Em hãy phân biệt dây dẫn và dây cáp điện?
+ Quan sát và mô tả cấu tạo của dây cáp điện?
- GV cho HS liên hệ thực tế: các loại cáp thường dùng ở đâu?
- Khi sử dụng cáp điện cần lưu ý điều gì?
- GV kết luận.
- HS quan sát và phân loại.
- 1 bàn/nhóm.
- Cử đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
II. Dây cáp điện:
1. Cấu tạo:
- Lõi cáp thường làm bằng đồng hoặc nhôm.
- Vỏ cách điện làm bằng nhựa PVC, cao su.
- Vỏ bảo vệ của cáp điện được chế tạo phù hợp với môi trường lắp đặt cáp.
2. Sử dụng cáp điện:
- Cáp điện được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà.
- Khi sử dụng cáp cần chú ý thiết kế, mua cáp có chỉ rõ chất cáh điện, cấp điện áp và chất liệu làm lõi phù hợp với mục đích sử dụng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu cách điện
- Vật liệu cách điện là gì?
- Em hãy kể một số vật liệu cách điện mà em biết?
- Yêu cầu HS làm bài tập ở SGK: Hãy gạch chéo vào những ô trống để chỉ những vật cách điện của mạng điện trong nhà?(bảng 1)
- GV cho HS quan sát một số vật thật là những vật cách điện, yêu cầu HS nêu công dụng của chúng.
- Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng những vật liệu cách điện?
- Những vật liệu cách điện này phải đạt những yêu cầu gì?
- HS trả lời.
- Nhựa, sứ, bakelit, thuỷ tinh,
- HS quan sát.
- Dùng để chế tạo các vỏ bọc cách điện cho dây dẫn, puli, kẹp sứ, đế cầu chì, vỏ công tắc,
- Để giữ an toàn cho mạng điện và con người.
- HS trả lời.
III. Vật liệu cách điện:
- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện truyền qua.
- Chức năng: cách li các phần dẫn điện với nhau, giữa phần dẫn điện với các bộ phận không có điện khác nhằm giữ an toàn cho mạng điện và con người.
- Yêu cầu vật liệu cách điện: độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt, độ bền cơ học cao.
4. Củng cố:
- Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà. So sánh sự khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi SGK/12.
- Chuẩn bị bài mới: “Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện”.
+ Sưu tầm một số đồng hồ đo điện.
+ Tìm hiểu công dụng và kí hiệu của một số đồng hồ đo điện.
Phụ lục:
Bảng 1:
Pu li sứ
o
Vỏ đui đèn
o
Ống luồn dây dẫn
o
Thiếc
o
Vỏ cầu chì
o
Mi ca
o
Ngày:
Tiết 4 DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
- HS biết công dụng và phân loại của một số đồng hồ đo điện.
- Hiểu được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ một số đồng hồ đo điện.
- Một số đồng hồ đo điện: ampe kế, vôn kế, đồng hồ vạn năng, oát kế,
III. Các hoạt động dạy và học:
Ổn định tổ chức:
Bài cũ:
- Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà. So sánh sự khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện?
- Hãy cho một số ví dụ về vật liệu cách điện? Trình bày công dụng của chúng?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung bài ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện
- Em hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết?
- GV bổ sung.
- Các đồng hồ đo điện trên có công dụng gì?
- GV yêu câu HS làm việc theo nhóm: Hãy tìm trong bảng 3.1 những đại lượng đo của đồng hồ đo điện và đánh dấu (x) vào ô trống?
- Vậy công dụng của đồng hồ đo điện là gì?
- GV tiểu kết.
- Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế và vôn kế?
- Công tơ điện được lắp ở mạng điện trong nhà với mục đích gì?
- GV kết luận.
- HS trả lời.
- 1bàn/ nhóm.
- Gọi HS trinh bày kết quả.
- HS trả lời.
- Để kiểm tra trị số định mức của các đại lượng điện của mạng điện.
- Đo điện năng tiêu thụ.
I. Đồng hồ đo điện:
1. Công dụng của đồng hồ đo điện:
- Dùng để kiểm tra trị số định mức của các đại lượng điện của mạng điện.
- Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phát hiện và phán đoán những nguyên nhân hư hỏng, sự cố kĩ thuật của đồ dùng điện.
- Dùng để kiểm tra các thông số đánh giá chất lượng của thiết bị mới chế tạo hoặc sau sửa chữa, bảo dưỡng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại đồng hồ đo điện
- GV cho HS quan sát bảng 3.2 và 3.3/14SGK.
- GV yêu cầu HS gấp sách lại và làm việc cá nhân theo phiếu học tập 1.
- GV yêu cầu HS đổi kết quả và kiểm tra chéo kết quả.
- GV hoàn thiện phiếu học tập và kết luận.
- GV lưu ý với HS có nhiều loại đồng hồ đo điện, trong phạm vi bài này chúng ta chỉ xét phân loại theo đại lượng đo.
- HS quan sát.
- HS làm việc cá nhân trên phiếu ht.
2. Phân loại đồng hồ đo điện:
(Học bảng 3.2/14SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số kí hiệu của đồng hồ đo điện
- GV chia nhóm HS.
- Cho HS quan sát một số đồng hồ đo điện, hãy giải thích các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ và tính cấp chính xác của đồng hồ đó?
(GV giải thích về cấp chính xác).
- 1 bàn/nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- Cử đại diện trình bày kết quả.
3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện:
(Học bảng 3.3/14SGK)
4. Củng cố:
- Vôn kế có ghi:
Hãy giải thích các kí hiệu ghi trên vôn kế?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: “Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện”.
+ Sưu tầm một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
+ Tìm hiểu công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
Phụ lục:
Bảng 3.1
Cường độ dòng điện ¨
Cừơng độ sáng ¨
Điện trở mạch điện ¨
Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện¨
Đường kính dây dẫn ¨
Điện áp ¨
Công suất tiêu thụ của mạch điện¨
Phiếu học tập:
Hãy điền tên đồng hồ đo điện, đại lượng cần đo của những đồng hồ đó và kí hiệu vào bảng sau:
Đồng hồ đo điện
Đại lượng cần đo
Kí hiệu
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_khoi_9_tuan_2.doc