Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 2: Trang trí nhà ở - Tiết 23: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết được thế nào là giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

- Hiểu được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp .

- Biết được các công việc cần làm để giữ nhà ở luôn sạch sẽ và ngăn nắp.

2. Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế gia đình.

3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn trong việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1.Ổn định lớp:

 61: 62:

 2. Bài mới

Đặt vấn đề : nhà hay một căn phòng tuy giản dị nhưng sạch sẽ, ngăn nắp và một phòng bừa bộn, bẩn thỉu, em có cảm giác như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 2: Trang trí nhà ở - Tiết 23: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:23/10/2011 ND:25/10/2011 TIẾT23 GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được thế nào là giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Hiểu được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp . - Biết được các công việc cần làm để giữ nhà ở luôn sạch sẽ và ngăn nắp. 2. Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế gia đình. 3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn trong việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 61: 62: 2. Bài mới Đặt vấn đề : nhà hay một căn phòng tuy giản dị nhưng sạch sẽ, ngăn nắp và một phòng bừa bộn, bẩn thỉu, em có cảm giác như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1 Tìm hiểu thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Em hãy quan sát các hình 2.8 và hình 2.9 SGK nêu nhận xét về nhà ở sạch và nhà ở lộn xộn. Gợi ý : - cho HS nhận xét ngoài sân và trong nhà. - So sánh hai hình ảnh và rút ra nhận xét nhà sạch và nhà lộn xộn - Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Hoạt động 2: Tìm hiểu về giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Em hãy cho biết vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? GV nêu thêm ví dụ minh họa về các tác dụng của việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Để ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ, ngăn nắp em cần làm những công việc gì? Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của GV. Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời. GV tổng hợp các ý kiến của HS và cho HS ghi vở. - Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên? GV phân tích thêm một số tác dụng của việc dọn dẹp nhà ở thường xuyên. I. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp: Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà ở có môi trường sống luôn luôn sạch, đẹp và thuận tiện. II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. 1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Làm cho ngôi nhà đẹp đẽ, ấm cúng. - Bảo đảm sức khỏe. - Tiết kiệm sức lực thời gian trong công việc gia đình. 2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. a. Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào? - Giữ vệ sinh cá nhân. - Gấp chăn gối gọn gàng. -Các đồ vật sau khi sử dụng cần để nơi quy định. . . . b. Cần làm những công việc gì? - Quét dọn sạch sẽ trong phòng và xung quanh nhà. - Đổ rác đúng nơi quy định. - Lau nhà, lau đồ đạc thường xuyên. c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên? Nếu làm thường xuyên thì ít mất thời gian và có hiệu quả tốt hơn. 4. Củng cố : - Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? - Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? - Để ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ, ngăn nắp em cần làm những công việc gì? 5. Dặn dò: - Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi vở và phần ghi nhớ ở SGK. - Nghiên cứu kỹ nội dung phần I của bài “Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật”. - Sưu tầm thêm một số tranh ảnh trên các báo, lịch nói về dùng tranh ảnh để trang trí.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_2_trang_tri_nha_o_tiet_23_giu.doc