I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người như: đạm, đường, béo
- Trình bày được vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người.
- Nêu được ý nghĩa của việc đủ chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể.
2. Kỹ năng: Chọn được các thức ăn phù hợp với cơ thể.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn trong ăn uống.
II. CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị một số tranh ảnh phóng to các thực phẩm có chứa các cất dinh dưỡng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: 62:
2. Bài mới
Đặt vấn đề: Các cụ ta vẫn có câu: “Ăn để mà sống” em hiểu câu nói trên như thế nào?
Trong quá trình ăn uống, chúng ta không thể ăn uống tùy tiện mà cần ăn uống một cách hợp lý. Các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 3: Nấu ăn trong gia đình - Tiết 37: Cơ sở của ăn uống hợp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
NS:02/01/2012
ND:03/01/2012
TIẾT37 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người như: đạm, đường, béo
- Trình bày được vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người.
- Nêu được ý nghĩa của việc đủ chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể.
2. Kỹ năng: Chọn được các thức ăn phù hợp với cơ thể.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn trong ăn uống.
II. CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị một số tranh ảnh phóng to các thực phẩm có chứa các cất dinh dưỡng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: 62:
2. Bài mới
Đặt vấn đề: Các cụ ta vẫn có câu: “Ăn để mà sống” em hiểu câu nói trên như thế nào?
Trong quá trình ăn uống, chúng ta không thể ăn uống tùy tiện mà cần ăn uống một cách hợp lý. Các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
NỘI DUNG
- Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng mà em biết?
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm
- Em hãy kể tên một số thực phẩm có chứa chất đạm?
GV ghi các thực phẩm lên bảng theo 2 cột động vật và thực vật. Giới thiệu có hai nguồn cung cấp chất đạm đó là động vật và thực vật.
Yêu cầu HS quan sát hình 3.2.
- Em hãy cho biết đạm động vật có trong những thực phẩm nào? Đạm thực vật có trong những thực phẩm nào?
GV giới thiệu thêm một số thực phẩm làm nước uống có chứa chất đạm và lượng chất đạm cần thiết sử dụng trong mỗi ngày (trên tranh ảnh).
HS quan sát hình 3.3 và rút ra nhận xét.
GV giới thiệu vai trò của chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể.
- Nếu thiếu chất đạm thì cơ thể con người có những dấu hiệu gì? ( Chậm lớn, trí tụê kém phát triển, cơ thể bị suy nhược,)
GV giới thiệu thêm các biểu hiện của bệnh thiếu chất đạm
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đường bột
Yêu cầu HS quan sát hình 3.4.
- Em hãy cho biết chất đường bột có chứa trong những thực phẩm nào? GV giới thiệu thêm lượng chất đường bột cần thiết sử dụng trong mỗi ngày.
Yêu cầu HS quan sát hình 3.5. Chất đường bột có vai trò như thế nào với cơ thể?
- Nếu thiếu chất đường bột thì cơ thể con người có những dấu hiệu gì? (Ốm, yếu, đói, dễ bị mệt.)
GV giới thiệu thêm các biểu hiện của bệnh thiếu chất đường bột.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất béo
GV giới thiệu có hai nguồn cung cấp chất béo đó là động vật và thực vật.
Yêu cầu HS quan sát hình 3.2.
- Em hãy cho biết chất béo động vật có trong những thực phẩm nào? Chất béo thực vật có trong những thực phẩm nào?
- Theo em chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
GV giới thiệu vai trò của chất béo đối với sự phát triển của cơ thể.
- Nếu thiếu chất đường bột thì cơ thể con người có những dấu hiệu gì? (- Ốm yếu, lỡ ngoài da, sung thận,.)
GV giới thiệu lượng chất béo cần thiết sử dụng trong mỗi ngày.
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng:
1. Chất đạm (prôtêin)
a. Nguồn cung cấp:
- Đạm động vật có trong các thực phẩm: thịt, cá, tôm, sữa, cua, sò, lươn,
- Đạm thực vật có trong các thực phẩm: đậu, hạt vừng, hạt sen, hạt điều,
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Giúp cơ thể phát triển tốt về chiều cao, cân nặng, trí tuệ,
- Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết (tóc, móng tay, răng)
- Chất đạm góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
2. Chất đường bột (gluxit)
a. Nguồn cung cấp:
- Tinh bột là thành phần chính: các loại ngũ cốc, gạo, ngô, khoai lang, sắn.
- Đường là thành phần chính: mía, kẹo, các loại trái cây,
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Chất dường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
3. Chất béo (lipit)
a. Nguồn cung cấp:
- Chất béo động vật: mỡ lợn, bò, cá, bơ, mật ong, phomat,
- Chấtt béo thực vật: dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu lạc,
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Chất cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
4. Củng cố :
- Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể chúng ta?
- Hãy cho biết chất đạm có trong những thực phẩm nào? Chức năng dinh dưỡng của nó như thế nào?
- Hãy cho biết chất đường bột có trong những thực phẩm nào? Chức năng dinh dưỡng của nó như thế nào?
- Hãy cho biết chất béo có trong những thực phẩm nào? Chức năng dinh dưỡng của nó như thế nào?
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi vở và tìm hiểu thêm một số kiến thức bổ sung ngoài SGK.
- Nghiên cứu kỹ nội dung còn lại của phần I và kiến thức ở phần II.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_3_nau_an_trong_gia_dinh_tiet.doc