I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của sự bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn.
- Biết được cách bảo quản phù hợp các chất dinh dưỡng không bị mất trong khi chế biến thực phẩm.
- Biết sử dụng nhiệt hợp lý trong khi chế biến món ăn để tiết kiệm năng lượng
2. Kỹ năng: Có kỹ năng áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và cách bảo quản thực phẩm trong khi chế biến để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực.
3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong ăn uống. Có ý thức tự giác tiết kiệm năng lượng.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: 62:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản khi chuẩn bị chế biến thực phẩm để đảm bảo chất dinh
dưỡng?
Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm thịt, cá: 4đ
Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm rau, quả, đậu hạt tươi: 3đ
Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm đậu hạt khô, gạo: 3đ
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề làm thế nào để bảo quản được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm khi chế biến?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 3: Nấu ăn trong gia đình - Tiết 43: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:05/02/2012
ND:06/02/2012
TIẾT43 BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của sự bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn.
- Biết được cách bảo quản phù hợp các chất dinh dưỡng không bị mất trong khi chế biến thực phẩm.
- Biết sử dụng nhiệt hợp lý trong khi chế biến món ăn để tiết kiệm năng lượng
2. Kỹ năng: Có kỹ năng áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và cách bảo quản thực phẩm trong khi chế biến để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực.
3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong ăn uống. Có ý thức tự giác tiết kiệm năng lượng.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: 62:
2. Kiểm tra bài cũ:
?
Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản khi chuẩn bị chế biến thực phẩm để đảm bảo chất dinh
dưỡng?
Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm thịt, cá: 4đ
Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm rau, quả, đậu hạt tươi: 3đ
Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm đậu hạt khô, gạo: 3đ
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề làm thế nào để bảo quản được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm khi chế biến?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
Giáo viên kết luận chung.
- Khi chế biến thức ăn cần chú ý đến điều gì?
(Giáo viên cho HS thu thập thông tin ở SGK).
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng:
- Khi luộc thịt em cần chú ý điều gì?
- Em hãy kể tên các sinh tố có trong chất béo?
- Khi đun ở nhiệt độ cao các sinh tố có trong chất béo sẽ ảnh hưởng như thế nào?
- Tại sao khi chưng đường để kho cá, thịt, đường lại bị biến màu?
- Tại sao khi luộc thực phẩm ta cần phải dùng cả nước luộc ?
GV giới thiệu cách bảo quản các sinh tố trong khi nấu.
- Làm mất các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm; Làm biến chất thực phẩm; Hao tốn nhiều năng lượng.
- Chỉ đun nấu thực phẩm với nhiệt độ vừa phải, không nên đun nấu quá lâu, khi đã sôi ta nên nhỏ lửa để tiết kiệm năng lượng,
GV tổng hợp các kiến thức của phần trên và đưa ra kết luận chung về sự ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng:..
II. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến:
1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
- Thực phẩm đun nấu, rán quá lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, tan trong chất béo(sinh tố: C, B, PP, A, D, K, E).
- Những điều cần chú ý khi chế biến món ăn:
+ Cho thực phẩm vào luộc, ấu khi nước sôi..
+ Khi nấu tránh đảo nhiều.
+ Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
+ Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo quá kỹ.
+ Không nên chắt bỏ nước cơm.
2. Aûnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng:
a. Chất đạm: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao sẽ bị giảm đi chất dinh dưỡng.
b. Chất béo: Đun nóng nhiều sinh tố A trong chất béo sẽ bị phân hủy và biến chất.
c. Chất đường bột:
- Khi đun ở nhiệt độ cao chất đường sẽ bị biến mất, chuyển sang màu nâu có vị đắng.
- Ở nhiệt độ cao tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn.
d. Chất khoáng: Khi đun nấu một phần chất khoáng sẽ hòa tan vào nước.
e. Sinh tố: Trong quá trình chế biến các sinh tố dễ bị mất đi.
Tích hợp GDTKNL và SDNLHL:
- Khi đun nấu nếu ta dùng nhiệt quá cao sẽ có những tác hại gì?
- Theo em chúng ta cần làm gì để tiết kiệm năng lượng trong khi nấu?
4. Củng cố:
- Hãy cho biết các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong cá thịt?
- Hãy cho biết các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong rau, củ, quả?
- Hãy cho biết các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong đậu hạt khô và gạo?
- ở nhà em đã làm gì để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho mọi người trong gia đình?
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi vở và tìm hiểu thêm một số kiến thức bổ sung ngoài SGK. Nghiên cứu kỹ nội dung còn lại của bài “bảo quản chất dinh dưỡng”.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_3_nau_an_trong_gia_dinh_tiet.doc