1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức: Học sinh biết cách lựa chọn trang phục: chọn vải, kiểu may cho phù hợp.
b) Về kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống để lựa chọn trang phục cho mình, cho gia đình .
c) Về thái độ: HS có thái độ yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của giáo viên : Tranh ảnh minh hoạ, soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, học bài cũ.
3. Tiến trình bài giảng.
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp 6A:
Lớp 6B:
225 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 1 (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011 Ngày dạy: Dạy lớp 6A
Ngày dạy Dạy lớp 6B
Tiết 5 - Bài 2 LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiếp)
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
Học sinh biết cách lựa chọn trang phục: chọn vải, kiểu may cho phù hợp.
b) Về kĩ năng:
Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống để lựa chọn trang phục cho mình, cho gia đình.
c) Về thái độ:
HS có thái độ yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của giáo viên : Tranh ảnh minh hoạ, soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, học bài cũ.
3. Tiến trình bài giảng.
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp 6A:
Lớp 6B:
a) Kiểm tra bài cũ:(5’)
* Câu hỏi: Trang phục là gì? Chức năng của trang phục
* Đáp án - Biểu điểm:
- Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vận dụng khác đi kèm, mũ, giày, khăn, tất, trong những trang phục trên thì áo quần là những vật dụng quan trọng nhất (5điểm)
- Chức năng của trang phục
a) Bảo vệ cơ thể tránh những tác hại của môi trường
b) Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động (5điểm)
Đối tượng: HSTb
* Đặt vấn đề vào bài mới(1’)
Để có những trang phục đẹp cần phải biết chọn lựa vải, kiểu may cho phù hợp. Tiết này cô trò ta cùng tìm hiểu.
b) Nội dung dạy bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
GV
HS
?KH
HS
GV
? KH
HS
?TB
HS
GV
? TB
HS
?Kh
HS
?Tb
HS
Cơ thể con người rất đa dạng vê tầm vóc và hình dáng. Người có vóc dáng cân đối dễ hợp với mọi kiểu và mọi loại trang phục. Người gầy quá, béo quá hay thấp, lùn phải lựa chọn vải may và kiểu may cho phù hợp để che khuất những nhược điểm của cơ thể và tôn vẻ đẹp cho mình
Đọc bảng 2 – quan sát hình 1.5 ( SGK T 13 )
Nhận xét về ảnh hưởng của màu sắc hoa văn và chất liệu vải đối với người mặc về vóc dáng?
- Người gầy: chọn hoa văn to, sọc ngang tạo cảm giác béo không chọn vải mỏng màu sẫm
- Người béo thấp: chọn vải mền kẻ dọc, màu sẫm tạo cảm giác gọn người
Gọi HS đọc nội dung bảng 3 (SGKT14) và quan sát hình 1.6
Nêu nhận xét về ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc?
- Việc chọn vải, màu sắc là chưa đủ mà còn phải lựa chọn kiểu may cho phù hợp
- VD: Người gầy vải ngang: khi may áo nếu thêm các đường dọc thân hoặc ma kiểu áo chiết li sát eo => người càng gầy
- Người béo, vai u nếu may vai bồng, áo thụng => càng béo, phải chọn may áo thẳng đường may 7 mảnh , thắt eo
Từ những kiến thức trên, nêu cách lựa chọn vải cho từng dáng người ở hình 1.7 ( SGK )
- Người cân đối (1.7a) thích hợp với nhiều loại trang phục cần chọn màu sắc hoa văn và kiểu may phù hợp
- Người cao gầy (1.7b) chọn màu sáng hoa văn to, chất liệu thô, xốp, tay bồng
- Người thấp bé: vải màu sáng, máy vừa người tạo cảm giác béo ra
- Người béo lùn (1.7d) Vải trơn, tối màu, hoa nhỏ, kẻ dọc, tạo sự gọn nhỏ
Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 (SGK )
Tại sao phải chọn vải may kiểu may phù hợp với lứa tuổi?
Mỗi lứa tuổi nhu cầu điều kiện sinh hoạt, làm việc vui chơi, tính cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may mặc cũng khác nhau
Nêu đặc điểm vải may và kiểu may phù hợp với các lứa tuổi khác nhau?
Trẻ sơ sinh, mẫu giáo: Chọn vải mềm dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng, kiểu may đẹp, rộng rãi
Thanh thiếu niên: Thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục, chú ý thời điểm để may cho phù hợp
Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn trang nhã lịch sự
Em có nhận xét gì về sự đồng bộ của trang phục
- Các vật dụng đi kèm như mũ,khăn, giầy dép, túi sách, thắt lưng phải phù hợp với quần áo tạo sự đồng bộ.
VD: Khăng quàng có màu sắc hài hòa hoặc tương phản với áo
- Mũ vừa đầu màu sắc hợp với nhiều loại áo quần
- Giầy dép đúng số phù hợp với hoạt động, kiểu dáng hợp với quần áo
HS đọc ghi nhớ ( SGK )
II. Lựa chọn trang phục
1. Lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể (13’)
a. Lựa chọn vải may.
- Màu sắc hoa văn chất liệu của vải có thể làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc béo lên cũng có thể làm cho họ trở nên đẹp duyên dáng, trẻ ra hoặc già đị
b. Lựa chọn kiểu may
- Muốn có bộ trang phục đẹp mỗi người cần biết rõ đặc điểm của bản thân để chọn chất liệu, màu sắc, hoa văn kiểu may cho phù hợp với vóc dáng để khắc phục những nhược điểm của cơ thể
2. Chọn vải kiểu may phù hợp với lứa tuổi
(11’)
- Mỗi lứa tuổi nhu cầu điều kiện sinh hoạt, làm việc vui chơi, tính cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may mặc cũng khác nhau
+ Trẻ sơ sinh, mẫu giáo: Chọn vải mềm dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng, kiểu may đẹp, rộng rãi
+ Thanh thiếu niên: Thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục, chú ý thời điểm để may cho phù hợp
+ Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn trang nhã lịch sự
3. Sự đồng bộ của đồng phục (12’ )
- Việc lựa chọn vải, kiểu may một số vật dụng khác phải tạo hài hòa về màu sắc và hình dáng với quần áo tạo nên sự đồng bộ của trang phục
- Nên mua những vật dụng đi kèm với quần áo có kiểu dáng, màu sắc hợp với nhiều loại áo quần
* Ghi nhớ ( SGK T 16)
c) Củng cố luyện tập. (2 phút)
Đọc: Có thể em chưa biết
- Thời trang: cách ăn mặc, trang điểm phổ biến trong xã hội ở 1 thời gian
- Mốt thời trang: sự thay đổi kiểu áo quần được số đối tượng ưa chuộng trong mỗi thời gian
- Thẩm mĩ: hiểu và cảm thụ cái đẹp
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
- Học thuộc ghi nhớ , biết cách lựa chọn trang phục
- Chuẩn bị một số mẫu quần áo, mẫu vải, xây dựng ý tưởng cho một bộ trang phục mùa hè
______________________________________
Ngày soạn: 11/9/2010 Ngày dạy: Dạy lớp 6A
Ngày dạy Dạy lớp 6B
Tiết 6 - Bài 3: THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRANG PHỤC
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
Nắm vững hơn những kiến thức về lựa chọn trang phục
b) Về kĩ năng:
Lựa chọn vải kiểu may phù hợp với bản thân đạt yêu cầu thẩm mĩ và lựa chọn được một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn.
c) Về thái độ:
HS có thái độ yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của giáo viên :
Mẫu trang phục, phụ trang đi kèm.
Tranh ảnh minh hoạ, soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
3. Tiến trình bài giảng.
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp 6A:
Lớp 6B:
a) Kiểm tra bài cũ:(5’)
* Câu hỏi: Để lựa chọn một bộ trang phục đẹp cần chú ý các yêu cầu gì?
* Đáp án - Biểu điểm:
- Chọn vải và kiểu may phù hợp với dáng vóc cơ thể : Màu sắc hoa văn chất liệu của vải có thể làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc béo lên cũng có thể làm cho họ trở nên đẹp duyên dáng, trẻ ra hoặc già đi (4 điểm ) - Chọn vải và kiểu may phù hợp với lứa tuổi : Mỗi lứa tuổi nhu cầu điều kiện sinh hoạt, làm việc vui chơi, tính cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may mặc cũng khác nhau (3điểm)
- Sự đồng bộ của trang phục : Nên mua những vật dụng đi kèm với quần áo có kiểu dáng, màu sắc hợp với nhiều loại áo quần (3điểm)
Đối tượng : HSTb
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1’) Tiết trước các em đã được cung cấp một số kiến thức cơ bản về cách lựa chọn vải, kiểu may trang phục cho phù hợp. Để giúp các em biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế bài thực hành hôm nay cô trò ta..
b) Nội dung dạy bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
GV
? Kh
HS
? Kh
HS
GV
GV
Để có được một bộ trang phục đẹp và hợp lí ta phải chú ý một số điểm sau:
- Chọn vải phù hợp với vóc dáng.
- Chọn kiểu may phù hợp ( tạo vẻ gầy đi , béo ra, cao lên, hoặc thấp xuống )
HS đọc phần I (chuẩn bị)
Trước khi dự đinh may một bộ trang phục em cần chu ý điểm gì?
- 4 điểm cần chú ý : vóc dáng, kiểu may, chọn vải , chọn vật dụng đi kèm
Em hãy chọn vải và kiểu may một bộ trang phục mặc đi chơi mùa hè
- GV hưỡng dẫn học sinh ghi vào tờ giấy vóc dáng của bản thân: kiểu áo quần định may, vải (Chất liệu, màu sắc, hoa văn và một số vật dụng đi kèm).
Chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ) nhóm trưởng (tổ trưởng) hưỡng dẫn các bản thảo luận.
- Từng cá nhân trình bày bài viết của mình trước tổ.
- Các bạn trong tổ lắng nghe và góp ý xem sự lựa chọn của bạn đã hợp lí chưa cần bổ xung, thay đổi gì?
Yêu cầu : các cá nhân ghi ý kiến nhận xét bổ xung của các bạn vào giấy của mình.
Theo dõi các tổ thảo luận, hưỡng dẫn uốn nắn.
Nhận xét đánh giá về : tinh thần học tập.
- Nội dung đạt được.
- Giới thiệu một số phương án lựa chọn phù hợp.
- Thu các bài viết của học sinh về chấm.
I. Nội dung chuẩn bị (5’)
- Xác định về đặc điểm vóc dáng của ngườI mặc
- Xác định kiểu mẫu định may áo, quần , vấy
- Lựa chọn vải.
- Lựa chọn vật dụng đi kèm
II.Thực hành
1. Làm việc cá nhân
(10’)
HS ghi ý tưởng may bộ trang phục của mình vào giấy
2. Thảo luận trong tổ
(1’)
HS trình bày bài viết
Các bạn nhận xét bổ xung
3. Đánh giá kết quả thực hành ( 5’)
6B: HS nghiên túc chuẩn bị đúng yêu cầu.
- Thái độ tự giác say mê, biết chọn và phối hợp màu sắc
6C: Các em thực hành nghiên túc đã thiết kế được trang phục khá hợp lí.
Một số em còn vụng về, lung túng.
c) Củng cố luyện tập (1’)
Xem lại nội dung thực hành.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Biết vận dụng vào việc may trang phục ở nhà.
- Sưu tầm tranh ảnh về sự đa dang trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.
- Đọc trước bài: sự dụng và bảo quản trang phục.
__________________________________
Ngày soạn:13 /9/2010 Ngày dạy: Dạy lớp 6A
Ngày dạy Dạy lớp 6B
Tiết 7 - Bài 4 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động môi trường và công việc.
b) Về kĩ năng:
Biết cách ăn mặc, phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mĩ và biết cách bảo quản trang phục.
c) Về thái độ:
Sử dụng trang phục hợp lý bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữa vẻ đẹp, độ bền, tiết kiệm chi tiêu trong may mặc.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của giáo viên :
Nghiên cứu SGK, SGV, tranh ảnh, bảng kí hiệu.
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc bài mới, học bài cũ.
3. Tiến trình bài giảng.
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp 6A:
Lớp 6B:
a) Kiểm tra bài cũ:(1’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1’) Biết sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm cần thiết của mỗi người. Vậy sử dụng như thế nào và bảơ quản trang phục ra sao? Bài học hôm nay.
b) Nội dung dạy bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
GV
?TB
HS
?TB
HS
GV
?TB
HS
?TB
HS
?TB
HS
GV
?TB
HS
GV
?Kh
HS
GV
GV
?KH
HS
GV
?TB
HS
?TB
HS
GV
?Kh
HS
GV
?TB
HS
Có bao giờ em đi lao động lại mặc bộ quần áo trắng muốt? Khi đi đám tang em lại mặc bộ quần áo sặc sỡ loè loẹt?
Theo em sử dụng trang phục như bạn đã hợp lí chưa?
- Chúng ta có nhiều trang phục đẹp phù hợp với bản thân nhưng phải mặc bộ nào cho phù hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng.
Hàng ngày trong mọi hoạt động, nếu chúng ta không biết cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt thì sẽ dẫn đến điều gì?
- Làm việc không thoải mái.
- Không biết cách tiết kiệm.
- Dễ bị hiểu là người không hiểu biết về thẩm mĩ và không biết cách sử dụng trang phục.
Giới thiệu hình 1.9 ( sgk )
Hình các em vừa quan sát giới thiệu trang phục gì?
- Trang phục đi học.
Trang phục đi học may bằng vải gì? kiểu may ra sao?
- Các em mặc đồng phục theo mẫu qui định của nhà trường, may rộng, màu trắng kiểu may đơn giản ( 2 mùa: Nóng, lạnh ).
Khi đi lao động các em nên mặc như thế nào?
Chọn quần áo rộng màu sẫm, giầy dép thấp dễ hoạt động.
Cho HS làm bài tập sgk t 19: Em chọn từ đã cho điền vào khoảng trống.
+ Đáp án: vải sợi bông, may đơn giản, rộng, màu sẫm, giày dép thấp ( giầy ba ta )
Hãy mô tả trang phục lễ hội của một dân tộc mà em biết ?
- Vùng kinh bắc có áo dài tứ than.
- Lễ hội của người Việt Nam: Tiêu biểu là áo dài
Cho HS mô tả trang phục của địa phương
Ngoài trang phục lễ hội còn có trang phục gì nữa?
- Trang phục lễ tân ( gọi là lễ phục ) là loại trang phục được dùng ở những lễ nghi, cuộc họp trọng thể.
Trong các lễ hội, phải mặc lịch sự có văn hoá thể hiện sự tôn trọng người khác, còn khi đi chơi với bạn bè ăn mặc giản dị, nhã nhặn hoà đồng cùng các bạn tránh gây mặc cảm cho bạn.
- HS đọc bài: Bài học về trang phục của Bác (sgk t 26)
Khi đi thăm đền Đô năm 1946 Bác mặc như thế nào?
- Bác mặc bộ ka ki nhạt màu, dép cao su con hổ rất giản dị.
Năm 1946 chúng ta vừa giành được độc lập đồng bào vừa trải qua nạn đói 1945 còn đang rất nghèo khổ, rách rưới Bác đi thăm một số nơi và ăn mặc rất giản dị.
Vì sao khi tiếp khách quốc tế Bác lại bắt các đồng chí cùng đi mặc com lê, ca vát nghiêm chỉnh?
- Đấy là việc quan trọng thể hiện sự tôn trong và quí mến khách của dân tộc Việt Nam mà Bác và đại biểu thay mặt nhân dân đón tiếp .
Vì sao Bác nhắc nhở Bác Ngô Từ Vân ?
- Vì: Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc của mình.
Đưa 2 tình huống:
- Em có 5 bộ quần áo để đi học, đi chơi em đã mặc bộ nào đi với bộ đó.
- Bạn em cũng có 5 bộ quần áo nhưng với mọi người vẫn thấy trang phục của bạn khá phong phú.
Em có nhận xét gì về sự khác nhau của 2 bạn trong cách sử dụng trang phục?
- Bạn em đã biết phối hợp áo của bộ trang phục này với quần của bộ trang phục khia một cách hợp lí và có thẩm mĩ.
Giới thiệu vòng màu ở hình 1.12 + sgk
- Trong bảng màu thể hiện 3 màu cơ bản: Đỏ, vàng, xanh. Từ 3 màu đó tuỳ mức độ pha trộn giữa 2 màu cơ bản số lượng màu thiên về màu cơ bản nào thì sẽ cho màu tiếp theo có màu đó làm chủ đạo.
VD: Màu đỏ - màu vàng: khi pha nhiều đỏ sẽ cho màu đỏ cam. Đỏ - vàng sẽ cho màu da cam, vàng nhiều đỏ ít sẽ cho màu vàng cam.
Theo em các màu sắc nên phối hợp như thế nào ?
Phối hợp màu sắc trong may trang phục hợp lí sẽ tôn thêm vẻ đẹp của trang phục và vẻ đẹp của mỗi người. Đồng thời thể hiện sự hiểu biết về thẩm mĩ có hiểu biết GV khái quát lại bài
HS đọc ghi nhớ
I. Sử dụng trang phục
1. Cách sử dụng trang phục (21’)
a. Trang phục phù hợp với hoạt động
* Trang phục đi học
- May bằng vải sợi pha, màu sắc nhã nhặn, kiểu may đơn giản, dễ mặc, dễ hoạt động.
* Trang phục đi lao động
- Chọn quần áo rộng màu sẫm, giầy dép thấp dễ hoạt động.
* Trang phục lễ hội, lễ tân
- Trang phục lễ hội : ở Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng. Tiêu biểu cho trang phục của dân tộc Việt Nam là áo dài.
- Trang phục lễ tân là: loại trang phục mặc trong các buổi nghi lễ, hội họp trọng thể.
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc
- Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc của mình
2. Cách phối hợp trang phục (17’)
a. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn.
- Không nên mặc áo và quần có hai dạng hoa văn khác nhau.
- Vải hoa hợp với vải trơn hơn với vải kẻ carô và vải kẻ sọc..
- Vải hoa hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa.
b. Phối hợp màu sắc
- Phối hợp màu sắc trong may trang phục hợp lí sẽ tôn thêm vẻ đẹp của trang phục và vẻ đẹp của mỗi người. Đồng thời thể hiện sự hiểu biết về thẩm mĩ có hiểu biết về thẩm mĩ hội hoạ.
c) Củng cố luyện tập (3’)
Em có nhận xét gì về sự khác nhau của 2 bạn trong cách sử dụng trang phục?
- Bạn em đã biết phối hợp áo của bộ trang phục này với quần của bộ trang phục khia một cách hợp lí và có thẩm mĩ.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Nắm nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ.
- Đọc phần II, bảo quản trang phục.
- Sưu tầm một số kí hiệu giặt là, quan sát qui trình là quần áo.
______________________________________
Ngày soạn:18 /9/2010 Ngày dạy: Dạy lớp 6A
Ngày dạy Dạy lớp 6B
Tiết 8 - Bài 4 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Tiếp)
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
Biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc
b) Về kĩ năng:
Biết cách sử dụng trang phục sao cho hợp lí.
c) Về thái độ:
Giáo dục HS biết cách bảo quản trang phục.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của giáo viên :
SGK, SGV, soạn giáo án, tranh ảnh mẫu vật, bảng kích
b) Chuẩn bị của học sinh:
SGK, học bài cũ, một số nhãn mác áo quần
3. Tiến trình bài giảng.
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp 6A:
Lớp 6B:
a) Kiểm tra bài cũ:(5’)
* Câu hỏi: Em hãy nêu cách sử dụng trang phục? VD cụ thể?
* Đáp án - Biểu điểm:
- Cách sử dụng trang phục : phù hợp với hoạt động (2 điểm)
- Trang phục đi học: may đơn gian, màu sắc nhã nhặn (1 điểm)
- Trang phục đi lao động: may rộng, màu sẫm, giày dép thấp (1 điểm)
- Trang phục đi lễ hội, lễ tân : áo dài, trang phục riêng của lễ hội (2 điểm)
- Trang phục phù hợp với môi trường và công việc (2 điểm)
VD: Trong khi đi lao động em mặc bộ quần áo dành cho lao động nhưng khi đi dự sinh nhật bạn bè em chọn bộ quần áo đẹp, đúng mốt (2điểm)
Đối tượng: HSKh
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’)
Các em đã biết cách sự dụng trang phục như thế nào cho hợp lí vậy để quần áo sử dụng được lâu không bạc phai ta phải bảo quản như thế nào? Xét nội dung bài hôm nay
b) Nội dung dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
GV
? TB
HS
? KH
HS
GV
?TB
HS
?TB
HS
GV
?TB
HS
Công việc giặt quần áo hàng ngày được thực hiện bằng 2 cách là giặt tay và giặt máy
Em hãy nêu lại quá trình giặt quần áo diễn ra như thế nào (giặt tay)
- Lấy các vật còn sót trong túi áo, quần ra
- Để riêng quần áo sáng màu, ngâm riêng .
- Ngâm quần áo trong nước lã khoảng 10’ rồi vò với xà phòng ( chú ý, cổ áo, qấu quần, cổ tay) ngâm xà phòng 15 – 30’ .
- Giũ nhiều lần bằng nước sạch.
- Vắt kĩ, rũ và phơi.
Tại sao phải rũ quần áo nhiều lần trong nước sạch?
- Để quần áo hết xà phòng, bụi bẩn.
Cho HS làm việc cá nhân (dùng giấy nháp).
Tìm các từ hoặc các nhóm từ trong bảng và điền vào chỗ trống để hoàn thiện quá trình giặt?
- Lấy, tách riêng- vò- ngâm – rũ - nước sạch - chất làm nềm vải – phơi – ngoài nắng – bóng râm - mắc áo - cặp áo quần
Giới thiệu sơ qua quá trình giặt bằng máy.
Là (ủi ) là một công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi. Các loại quần áo bằng vải bông tơ tằm phải là thường xuyên vì hay bị co và nhàu.
- Các loại quần áo bằng vải, sơi tổng hợp không cần là nhiều.
Để là quần áo chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ gì?
Bàn là
Bình phun nước
Cầu là
Nếu không có cầu là ta dung chiếc chăn dọc gấp gọn để là
Khi là cần tuân thủ qui trình như thế nào?
Điều chỉnh nấc to của bàn là hợp với từng loại vải. Bắt đầu là vải có yêu cầu nhiệt độ thấp đến vải có yêu cầu nhiệt độ cao.
Thao tác là: là theo chiều dọc vải đưa bàn là điều, không để lâu một chỗ trên vải.
Khi ngừng là phải dựng bàn là hoặc đặt bàn là vào nơi qui định.
Hướng dẫn HS nghiên cứu, tự nhận dạng các kí hiệu giặt là trong sgk T 24 đọc được các kí hiệu.
Sau khi giặt là phẳng ta phải làm thế nào để quần áo sạch đẹp?
Cất giữ trang phục ở nơi khô ráo sạch sẽ
Treo bằng mắc áo, hoặc gấp gọn gang cho vào ngăn tủ
- Những quần áo chưa dùng cho vào ngăn tủ ni
GV khái quát lại nội dung bài và gọi HS đọc ghi nhớ
I. Bảo quản trang phục
1. Giặt, phơi (15’)
- Lấy các vật ở trong túi ra tách riêng quần áo màu trắng với quần áo màu sẫm, vò trước bằng xà phòng những chỗ bẩn: cổ áo, gấu quần ngâm áo quần trong nước khoảng 15’ võ kĩ, giũ nhiều lần bằng nước sạch. Cho thêm chất làm mềm vải, phơi áo quần màu sáng ngoài nắng và phơi áo quần màu tối trong bong râm. Nên phơi bằng mắc áo, sử dụng cặp quần áo để giữ áo quần không bị rơi khi phơi.
2. Là ủi ( 13’ )
- Là (ủi ) là một công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi.
Các loại quần áo bằng vải bông tơ tằm phải là thường xuyên vì hay bị co và nhàu.
- Các loại quần áo bằng vải, sơi tổng hợp không cần là nhiều.
a. Dụng cụ là
- Bàn là
-Bình phun nước
- Cầu là
b. Qui trinh là:
- Điều chỉnh nấc to của bàn là hợp với từng loại vải. Bắt đầu là vải có yêu cầu nhiệt độ thấp đến vải có yêu cầu nhiệt độ cao.
- Thao tác là: là theo chiều dọc vải đưa bàn là điều, không để lâu một chỗ trên vải.
- Khi ngừng là phải dựng bàn là hoặc đặt bàn là vào nơi qui định.
c. Kí hiệu giặt là
- Bảng 4: Kí hiệu giặt là
- Học ( sgk t 24)
3. Cất giữ ( 10’ )
- Cất giữ trang phục ở nơi khô ráo sạch sẽ
- Treo bằng mắc áo, hoặc gấp gọn gang cho vào ngăn tủ
- Những quần áo chưa dùng cho vào ngăn tủ ni lon để tránh ẩm mốc và giám phẩm
* Ghi nhớ ( SGK T 25 )
c) Củng cố luyện tập (3’)
Để là quần áo chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ gì? Bàn là
Bình phun nước
Cầu là
Nếu không có cầu là ta dung chiếc chăn dọc gấp gọn để là
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Học và trả lời câu hỏi ( SGK )
- Chuẩn bị: ôn một số mũi khâu cơ bản
- Mỗi em: một miếng vải, kim , kéo, chỉ
_____________________________________
Ngày soạn:20 /9/2010 Ngày dạy: Dạy lớp 6A
Ngày dạy Dạy lớp 6B
Tiết 9 - Bài 5 ÔN TẬP MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
Thông qua bài thực hành, học sinh nắm được thao tác một số mũi khâu cơ bản để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản
b) Về kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh biết thực hanh vào trong cuộc sống.
c) Về thái độ:
Giáo dục HS yêu bộ môn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của giáo viên :
- SGK, SGV, soạn giáo án
- Hoàn chỉnh các đường khâu cơ bản
b) Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vải, kéo, chỉ , kim
3. Tiến trình bài giảng.
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp 6A:
Lớp 6B:
a) Kiểm tra bài cũ:(Viết - 10’)
* Câu hỏi: Em trình bày cách bảo quản trang phục? Nêu qui trình là áo quần
* Đáp án - Biểu điểm:
- Bảo quản trang phục cần tiến hành các công việc sau: (3 điểm)
+ Giặt, phơi
+ Là
+ Cất giữ
- Qui trình là quần áo: Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải. Bắt đầu là vải có yêu cầu nhiệt độ thấp đến vải có yêu cầu nhiệt độ cao
(4điểm)
- Thao tác là: là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều không để lâu một chỗ
- Khi ngừng phải dựng bàn là hoặc để nơi qui đinh (3 điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới ( 1’)
Ở tiết học các em đã biết khâu một số mũi khâu cơ bản, tiết này chúng ta sẽ ôn lại
b) Nội dung dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
? TB
HS
GV
GV
?KH
HS
GV
?KH
HS
?TB
HS
?KH
GV
Em hãy nhắc lại phương pháp khâu mũi thường
Thường được sử dụng trong may nối, khâu vá quần áo hoặc khâu lược
- Hưỡng dẫn học sinh cách khâu
- Lấy thước bút chì, kẻ nhẹ một đường trên vải. xâu chỉ vào kim và thắt nút cuối sợi chỉ, lên kim ở mặt trái của vải, tay phải cầm kim khâu từ phải sang trái, xuống kim lên kim, đều nhau 0,2 cm
- Sau khi khâu xong cần lại mũi xuống kim sang mặt trái 3 vòng chỉ để thắt chỉ
- HS đọc mục 2 ( sgk t27)
Cho HS quan sát mẫu đường khâu mũi đột mau
Khâu đột mau có ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
Ưu: Các mũi khâu đẹp, bền chắc
- Nhược: Thực hiện chậm hơn mũi khâu thường
- Thường khi nối mạng hoặc viền bọc mép
Giới thiệu cách khâu và làm thao tác mẫu cho HS quan sát
- HS quan sát SGK và cách tiến hành sgk
Em có nhận xét gì về 2 mặt của đường khâu mũi đột mau
- Mặt phải: Các mũi chỉ nối tiếp nhau như đường may máy
- Mặt trái: Các mũi chỉ dài gấp 2 mũi chỉ ở mặt phải và đan xen vào nhau mũi 2 lần nửa mũi 1
Em có nhận xét gì ở mặt phải vải?
- Ở mặt phải nổi lên những mũi chỉ nhỏ nằm ngang cách đều nhau
Khi khâu vắt cần lưu ý điều gì?
Phải dùng chỉ cùng mầu với vải
Hưỡng dẫn học sinh thực hiện 3 kiểu khâu, GV uốn nắn, sửa chữa
GV đánh giá kết quả thực hành
I. Ôn lý thuyết ( 10’)
1. Khâu mũi thường ,mũi tới
- Là cách khâu dùng kim, chỉ tạo thành những mũi lặn, mũi nổi cách đều nhau: Nhìn ở 2 mặt phải và trái giống nhau
2. Khâu mũi đột mau
- Ưu: Các mũi khâu đẹp, bền chắc
- Nhược: Thực hiện chậm hơn mũi khâu thường
- Thường khi nối mạng hoặc viền bọc mép
3.Khâu vắt
- Gấp mép vải lần thứ nhất xuống 0,5 cm, gấp tiếp xuống 1,0 cm khâu lược cố định
- Đường phải hướng vào trong người khâu, khâu từng mũi từ trái sang phải
- Lên kim từ dưới nếp gấp vải lấy 2 – 3 sợi vải mặt dưới rồi đưa chếch kim qua nếp gấp, rút chỉ để mũi kim chặt vừa phải
II. Thực hành (20’)
- HS thực hiện thao tác với 3 kiểu khâu:
- Mũi thường, mũi đột, khâu vắt
III. Đánh giá kết quả thực hành ( 4’)
c) Củng cố luyện tập ( 2)
- Nêu một số mũi khâu cơ bản?
- Mũi khâu thường, mũi khâu đột mau, khâu vắt.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 1’)
-Ôn lại 3 cách khâu và hoàn chỉnh bài thực hành
- Chuẩn bị: Vải , kim chỉ , kéo, bìa giấy
______________________________________
Ngày soạn:24/9/2010 Ngày dạy: Dạy lớp 6A
Ngày dạy Dạy lớp 6B
Tiết 10 - Bài 6 THỰC HÀNH CẮT KHÂU BAO TAY
TRẺ SƠ SINH
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
Vẽ tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để chuẩn bị khâu bao tay trẻ sơ sinh
b) Về kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh tính cận thận, thao tác chính xác theo đúng qui đinh và kĩ thuật cắt may.
c) Về thái độ:
Giúp HS biết làm một bao tay hoàn chỉnh.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của giáo viên :
SGK, SGV, soạn giáo án, mẫu bao tay hoàn chỉnh
Tranh vẽ cách tạo mẫu bằng giấy
b) Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vải, kéo, chỉ , kim
3. Tiến trình bài giảng.
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp 6A:
Lớp 6B:
a) Kiểm tra bài cũ:(3’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* Đặt vấn đề vào bài mới ( 1’)
Để vận dụng những kiến thức vào trong những sản phẩm cụ thể tiết học hôm nay
b) Nội dung dạy bài mới:
1. Vẽ và cắt mẫu giấy bìa (36’)
GV: Treo tranh phóng to mẫu vẽ trên giấy và phân tích cho học sinh
- Hướng dẫn cho học sinh cách dựng hình và tạo mẫu
HS: Thực hiện vẽ trên giấy
Yêu cầu: vẽ hình chữ nhật ABCD
AB = C
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1_ban_hay.doc