Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Ngọc Xuyên

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được:

– Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày.

– Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

– Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.

B.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : Các mẫu hình từ hình 3.7 đền hình 3.10 SGK.

- Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6phút)

HS1 : Trình bày nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm.

HS2 : Trình bày nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đường bột.

HS3 : Trình bày nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất béo.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Ngọc Xuyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: Ngày soạn:12/01/08. Ngày dạy :14/01/08. Chương III : NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Các mẫu hình từ hình 3.1 đền hình 3.6 SGK. Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (3phút) Em hãy nêu tên các chất dinh dưỡng đã học ở Tiểu học. 2. Bài mới : (35phút) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG GV: Tại sao chúng ta phải ăn uống? HS : ăn uống để sống và làm việc, đồng thời để có chất bổ nuôi cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt. GV: Cho HS quan sát hình 3.1 SGK và rút ra nhận xét. GV kết luận: chúng ta rất cần chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Lương thực, thực phẩm chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. GV: Cho HS quan sát hình 3.2 SGK và phân tích những thực phẩm cung cấp chất đạm từ động vật và thực vật. GV: Cho HS quan sát hình 3.3 SGK và phân tích về chức năng dinh dưỡng của chất đạm. Hỏi : Chất đạm có những chức năng dinh dưỡng nào? HS: nhắc lại các chức năng dinh dưỡng của chất đạm như SGK. GV: Cho HS quan sát hình 3.4 SGK và nêu tên các nguồn cung cấp chất đường bột. Hỏi : Những thực phẩm nào chứa tinh bột là thành chính? Hỏi : Những thực phẩm nào chứa đường là thành chính? GV: Cho HS quan sát hình 3.5 SGK và cùng phân tích với HS về chức năng dinh dưỡng của chất đường bột. Hỏi : Chất đường bột có những chức năng dinh dưỡng nào? GV: Cho HS quan sát hình 3.6 SGK, gợi ý HS về nguồn cung cấp chất béo. Hỏi : Những loại thực phẩm và sản phẩm chế biến nào cung cấp chất béo động vật? chất béo thực vật? Hỏi : Chất béo có những chức năng dinh dưỡng nào? GV: nhấn mạnh hai chức năng dinh dưỡng của chất béo. I/ Vai trò của các chất dinh dưỡng: 1/ Chất đạm : (prôtêin) a) Nguồn cung cấp : - Đạm động vật: thịt lợn (heo), bò, gà, vịt, cá trứng, sữa, - Đạm thực vật: lạc (đậu phộng), đậu nành và các loại đậu hạt b) Chức năng dinh dưỡng: (SGK – 67) - Giúp cơ thể phát triển tốt. - Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết. - Góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cở thể 2/ Chất đường bột : (gluxit) a) Nguồn cung cấp : - Nhóm có chất đường là thành phần chính: các loại trái cây tươi hoặc khô, mật ong, sữa, mía, kẹo, mạch nha - Nhóm có chất tinh bột là thành phần chính: ngũ cốc và các sản phẩm của ngũ cốc (bột, bánh mì ), các loại củ, quả (khoai lang, khoai tây,) b) Chức năng dinh dưỡng: (SGK – 68) - Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể : để làm việc, vui chơi, - Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác. 3/ Chất béo : (lipit) a) Nguồn cung cấp : - Chất béo động vật (mỡ): mỡ lợn, bò, cừu, gà, vịt, cá (cá bông lau, cá mòi,), bơ, sữa, phomat. - Chất béo thực vật (dầu ăn): được chế biến từ : đậu hạt, đậu nành, hạt hướng dương, hạt ô liu, dừa. b) Chức năng dinh dưỡng: (SGK – 69) - Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. - Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể. 3. Củng cố : (5phút) GV hệ thống lại nguồn cung cấp và chức năng của các chất dinh dưỡng. 4. Dặn dò: (2phút) – Học thuộc các kiến thức về nguồn cung cấp và chức năng của các chất đạm, chất đường bột, chất béo . – Đọc trước các mục 4, 5, 6, 7 và mục II SGK. D. RÚT KINH NGHIỆM: . -----------------------ee&ff----------------------- Tiết 38: Ngày soạn:12/01/08. Ngày dạy :16/01/08. Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (tt) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Các mẫu hình từ hình 3.7 đền hình 3.10 SGK. Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (6phút) HS1 : Trình bày nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm. HS2 : Trình bày nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đường bột. HS3 : Trình bày nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất béo. 2. Bài mới : (35phút) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG GV: Em hãy nêu các loại sinh tố mà em biết? GV: Cho HS quan sát hình 3.7 SGK và nêu tên những thực phẩm cung cấp các loại sinh tố. GV kết luận: Các sinh tố chủ yếu có trong rau, quả tươi, ngoài ra còn có trong gan, lòng đỏ trứng, sữa, tim, dấu cá, cám gạo Hỏi : Sinh tố có những chức năng dinh dưỡng nào? HS: nhắc lại các chức năng chính của các sinh tố A, D, C và nhóm B như SGK. GV: Cho HS quan sát hình 3.8 SGK và nêu tên các loại thực phẩm cung cấp chất khoáng. Hỏi : Chất khoáng gồm những chất gì ? Hỏi : Những chất khoáng đó có trong các loại thực phẩm nào? Hỏi : Chất khoáng có những chức năng dinh dưỡng nào? GV: nhấn mạnh chức năng dinh dưỡng của chất khoáng. Hỏi : Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? Hỏi : Ngoài nước uống, còn nguồn nước nào khác cung cấp nước cho cơ thể ? GV: giới thiệu chức năng của chất xơ như Sgk. Hỏi : Chất xơ có trong các loại thực phẩm nào? GV: Chốt lại : mỗi loại chất dinh dưỡng có những đặc tính và chức năng khác nhau. Ăn đầy đủ các thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày chúng ta sẽ có sức khỏe tốt. GV : Cho HS quan sát hình 3.9 SGK, gợi ý HS về phân chia nhóm thức ăn. Hỏi : Mỗi nhóm thức ăn có giá trị dinh dưỡng như thế nào? Hỏi : Việc phân chia nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nào? Hỏi : Tại sao phải thay thế thức ăn? Hỏi : Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp? GV: Cho HS quan sát hình 3.10 SGK và đọc ví dụ SGK. GV: Cho HS liên hệ thực tế của các bữa ăn trong gia đình và rút ra nhận xét về kiến thức dinh dưỡng đã học. I/ Vai trò của các chất dinh dưỡng: 4/ Sinh tố : (vi ta min) a) Nguồn cung cấp : - Sinh tố A có trong dầu cá, gan, trứng, bơ, sữa, kem sữa tươi, rau quả, - Sinh tố B có trong hạt ngũ cốc, gan, lòng đỏ trứng, sữa, tim, - Sinh tố C có trong rau, quả tươi, - Sinh tố D có trong dầu cá, gan, trứng, bơ, sữa. b) Chức năng dinh dưỡng: - Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da hoạt động bình thường; tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tôt, luôn khỏe mạnh, vui vẻ. 5/ Chất khoáng : a) Nguồn cung cấp : - Canxi và phốt pho có trong cá mòi hộp, sữa, đậu - Iốt có trong rong biển, cá, tôm - Sắt có trong rau cải, gan, trứng b) Chức năng dinh dưỡng: (SGK – 68) Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hỏa của cơ thể. 6/ Nước : Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người : - Là thành chủ yếu của cơ thể. - Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. - Điều hòa thân nhiệt. 7/ Chất xơ : Chất xơ là thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho những chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. II/ Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn: 1/ Phân nhóm thức ăn : a) Cơ sở khoa học : Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta phân chia thức ăn làm 4 nhóm: - Nhóm giàu chất đạm - Nhóm giàu chất đường bột - Nhóm giàu chất béo - Nhóm giàu chất khoáng và vitamin b) Ý nghĩa : Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thự phẩm cần thiết và thay đổi mán ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn. 2/ Cách thay thế thức ăn lẫn nhau : Thay thức ăn này bằng thức ăn khác trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi. Ví dụ : (SGK – 72) 3. Củng cố : (5phút) GV hệ thống lại nguồn cung cấp, chức năng của các chất dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. 4. Dặn dò: (2phút) – Học thuộc các kiến thức đã học. – Đọc trước các mục III SGK. D. RÚT KINH NGHIỆM: . -----------------------ee&ff----------------------- Tiết 39: Ngày soạn:18/01/08. Ngày dạy :21/01/08. Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (tt) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cần phải ăn uống như thế nào để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Các mẫu hình từ hình 3.11 đền hình 3.13 SGK. Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (6phút) HS1 : Em hãy kể ten các chất dinh dưỡng có trong sữa, gạo đậu nành, thịt gà?. HS2 : Trình bày nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất khoáng. HS3 : Thức ăn được phân chia làm mấy nhóm? Việc phân chia nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nào? 2. Bài mới : (35phút) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Hỏi : Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé ở hình 3.11 SGK? Hỏi : Em đó mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây nên? Hỏi : Thiếu chất đạm trầm trọng sẽ ảnh hưởng thế nào đối với trẻ em? Hỏi : Nếu thừa chất đạm sẽ có tác hại thế nào? GV kết luận về hiện tượng thiếu chất đạm và thừa chất đạm. GV: Cho HS quan sát hình 3.12 SGK và nêu nhận xét. Hỏi : Em sẽ khuyên cậu bé ở hình 3.12 SGK như thế nào để gầy bớt đi? Hỏi : Những thức ăn nào làm răng dễ bị sâu? Hỏi : Nếu thiếu chất đường bột sẽ có tác hại thế nào? Hỏi : Nếu hằng ngày em ăn quá nhiếu chất béo, cơ thể có bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì ? GV nhấn mạnh: Muốn có đầy đủ chất dinh dưỡng cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày. GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK. III/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể: 1/ Chất đạm : a) Thiếu chất đạm trầm trọng : - Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, làm cho cơ thể phát triển chậm hoặc ngừng phát triển; cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa. b) Thừa chất đạm: - Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch. 2/ Chất đường bột : - Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, gây béo phì. - Thiếu chất đường bột dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu. 3/ Chất béo : - Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. - Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu. * Ghi nhớ : (SGK – 75) 3. Củng cố : (5phút) GV hệ thống lại các kiến thức đã học về sự ăn uống hợp lí. HS quan sát hình 3.13a,b SGK và cho biết lượng dinh dưỡng cần thiết cho 1HS mỗi ngày là bao nhiêu? 4. Dặn dò: (2phút) – Học thuộc các kiến thức đã học. Đọc thêm “Có thể em chưa biết” SGK. – Đọc trước bài 16 : Vệ sinh an toàn thực phẩm. D. RÚT KINH NGHIỆM: . -----------------------ee&ff----------------------- Tiết 40: Ngày soạn:22/01/08. Ngày dạy : 24/01/08. Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được: Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên : mẫu hình 3.14 SGK. Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) HS1: Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể chúng ta? HS2: Thức ăn được chia làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó. 2. Bài mới : (35phút) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG GV cho HS đọc thông tin ở đầu bài. GV: Nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Hỏi : Vệ sinh thực phẩm là gì ? HS : Là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây ngộ độc thức ăn. Hỏi : Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? HS có thể phát biểu theo sự hiểu biết của từng cá nhân. GV kết luận: (theo SGK) Hỏi : Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích tại sao? GV: Cho HS quan sát hình 3.14 SGK và ghi vào vở về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. GV chốt lại Các khoảng nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là 1000C đến 1500C và nhiệt độ nguy hiểm vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng là 00C đến 370C. I/ Vệ sinh thực phẩm: 1/ Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? - Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm. - Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm. - Khi ăn phải một món ăn bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc, có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm cho người sử dụng. 2/ Aûnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn : (hình 3.14 SGK.) 3. Củng cố : (3phút) GV chốt lại nội dung bài học. 4. Dặn dò: (2phút) – Học thuộc bài theo vở ghi và SGK. – Đọc trước các mục II, III SGK. D. RÚT KINH NGHIỆM: . -----------------------ee&ff----------------------- Tiết 41: Ngày soạn:26/01/08. Ngày dạy : 28/01/08. Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (tt) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được: Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Mẫu hình 3.15; hình 3.16 SGK. Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) HS1: Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? HS2: Trình bày những biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. 2. Bài mới : (35phút) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Hỏi : An toàn thực phẩm là gì ? Hỏi : Em thường mua những thực phẩm gì ? Hãy kể tên. GV: Cho HS quan sát hình 3.15 SGK và phân loại thực phẩm. - Thực phẩm tươi sống : thịt, cá, rau, quả - Thực phẩm đóng hộp : sữa hộp, thịt hộp, đậu hộp ... Hỏi : Em hãy nêu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm đối với từng loại thực phẩm. GV chốt lại các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm: Chọn thực phẩm tươi ngon; Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng Hỏi : Trong gia đình, thực phẩm thường được chế biến tại đâu? Hỏi : Em hãy cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm? Hỏi : Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào? GV chốt lại : Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến thức ăn trong nhà bếp như thái thịt, cắt rau, trộn hỗn hợp Cần phải bảo quản cẩn thận. GV: Cho HS đọc mục III.1SGK và nêu những nguyên nhân ngộ độc thức ăn . Hỏi : Những nguyên nhân trên đã gây nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm như thế nào? GV: Cho HS quan sát hình 3.16 SGK và tìm các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình. Hỏi : Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm? GV: nhấn mạnh phải giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chế biến thức ăn, nấu chín và bảo quản chu đáo để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hỏi : Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm? Hỏi : Em phải làm gì khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn? GV: lưu ý HS : Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn tùy mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp thích hợp. Nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng hoặc chưa rõ nguyên nhân cần đưa ngay bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu chữa trị kịp thời. II/ An toàn thực phẩm: An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất. 1/ An toàn thực phẩm khi mua sắm : * Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm : - Đối với thực phẩm tươi sống : phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh. - Đối với thực phẩm đóng hộp : phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì. - Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín. 2/ An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản : Nếu thức ăn không được nấu chín hay bảo quản chu đáo, vi trùng sẽ phát triển mạnh gây ra những chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi III/ Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm: 1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn: - Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật. - Ngộ độc do thức ăn bị biến chất. - Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc. - Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm. 2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm: a) Phòng tránh nhiễm trùng: - Rửa tay sạch trước khi ăn. - Vệ sinh nhà bếp. - Rửa kĩ thực phẩm. - Nấu chín thực phẩm. - Đậy thức ăn cẩn thận. - Bảo quản thực phẩm chu đáo. b) Phòng tránh nhiễm độc: - Không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ - Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học. - Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng. * Chú ý : (SGK – 79) 3. Củng cố : (4phút) GV chốt lại nội dung bài học. 2HS đọc ghi nhớ SGK. 1HS đọc “Có thể em chưa biết” SGK. 4. Dặn dò: (1phút) – Học thuộc bài theo vở ghi và SGK. – Đọc trước bài 17 : Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. D. RÚT KINH NGHIỆM: . -----------------------ee&ff----------------------- Tiết 42: Ngày soạn:26/01/08. Ngày dạy : 30/01/08. Bài 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được: Sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn. Aùp dụng hợp lí các qui trình chế biến thức ăn. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Các mẫu hình 3.17, hình 3.18, hình 3.19 SGK. Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) HS1: Tại sao phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm? HS2: Em hãy nêu những biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm thường dùng. 2. Bài mới : (35phút) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG GV cho HS đọc thông tin ở đầu bài. Hỏi : Để đảm bảo tốt dinh dưỡng của thực phẩm, chúng ta cần phải làm gì ? Hỏi : Những chất dinh dưỡng nào dễ tan trong nước? HS : Sinh tố C, B, PP và chất khoáng. Hỏi : Bảo quản chất dinh dưỡng phải tiến hành trong những trường hợp nào? HS : Khi chuẩn bị chế biến và trong lúc chế biến thức ăn. Hỏi : Những thực phẩm nào dễ bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến? GV: Cho HS quan sát hình 3.17 SGK và ghi vào vở các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá. Hỏi : Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá là gì ? GV kết luận: (theo SGK) GV: Cho HS quan sát hình 3.18 SGK và nêu tên các loại rau, củ, quả thường dùng. Hỏi : Rau, củ, quả trước khi chế biến hoặc sử dụng phải qua những động tác gì ? GV: Cho HS quan sát hình 3.19 SGK và nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng. Hỏi : Để đậu hạt, gạo không bị mất chất dinh dưỡng cần bảo quản như thế nào? GV: nhấn mạnh phải thực hiện chu đáo việc bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến và trong lúc chế biến thức ăn. I/ Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến thức ăn: 1/ Thịt cá : - Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi. - Cần quan tâm bảo quản thực phẩm chu đáo để góp phần hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của thực phẩm. 2/ Rau, củ, quả, đậu hạt tươi: Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên : - Rửa rau thật sạch; chỉ nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo. - Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. 3/ Đậu hạt khô, gạo: (hình 3.19 SGK.) - Đậu hạt khô : bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt - Gạo tẻ, gạo nếp : không vo quá kĩ, sẽ bị mất sinh tố B. 3. Củng cố : (3phút) GV chốt lại nội dung bài học. 4. Dặn dò: (2phút) – Học thuộc bài theo vở ghi và SGK. – Đọc trước các mục II SGK. D. RÚT KINH NGHIỆM: . -----------------------ee&ff----------------------- Tiết 43: Ngày soạn:26/01/08. Ngày dạy : 12/02/08. Bài 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (tt) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được: – Cần bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. – Aùp dụng hợp lí các qui trình chế biến thức ăn và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thể lực. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Đọc kĩ bài soạn, SGK. Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) HS1: Để rau, củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh cần phải làm gì ? HS2: Em hãy cho biết chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến ? 2. Bài mới : (35phút) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Hỏi : Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn? HS trả lời như SGK. Hỏi : Khi chế biến món ăn cần lưu ý điều gì ? HS : Nêu 5 điều cần lưu ý (theo SGK) GV: nhấn mạnh việc bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn. GV giới thiệu: Trong quá trình sử dụng nhiệt các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dễ bị biến chất hoặc tiêu hủy, do đó chúng ta cấn quan tâm sử dụng nhiệt hợp lì trong chế biến thức ăn để giư cho thức ăn luôn giá trị dinh dưỡng cao. HS : Nêu sự ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng của các chất (theo SGK) GV: nhấn mạnh sự ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng của các chất trong lúc chế biến thức ăn. II/ Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến: 1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn : - Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước : sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP. - Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo : sinh tố A,D,E,K. * Những điểm cần lưu ý khi chế biến món ăn. (SGK – 82) 2/ Aûnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng: a) Chất đạm : Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi. b) Chất béo : Đun nóng nhiều, sinh tố A trong chất béo sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất. c) Chất đường bột : - Chất đường sẽ bịbiến mất, chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến 1800C - Chất tinh bột dễ tiêu hơn qua quá trình đun nấu. d) Chất khoáng : Khi đun nấu, một phần chất khoáng sẽ hòa tan vào nước. e) Sinh tố : Trong quá trình chế biến, các sinh tố dễ bị mất đi, nhất là các sinh tố dễ tan trong nước. 3. Củng cố : (3phút) – GV chốt lại nội dung bài học. – 2HS đọc ghi nhớ SGK. – 1HS đọc “Có thể em chưa biết” SGK. 4. Dặn dò: (2phút) – Học thuộc bài theo vở ghi và SGK. – Đọc trước bài 18 : Các phương pháp chế biến thực phẩm. D. RÚT KINH NGHIỆM: . -----------------------ee&ff----------------------- Tiết 44: Ngày soạn:10/02/08. Ngày dạy : 14/02/08. Bài 18: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết được: Tại sao cần phải chế biến thực phẩm. Nắm được các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt. Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh. B.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Các mẫu hình 3.20, hình 3.21 SGK. Học sinh : Theo hướng dẫn tiết trước. C. CÁC HOẠT

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nguyen_thi_ngo.doc