A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình,mục tiêu,nội dung chương trình sgk công nghệ 6
2. Kỹ năng: Biết được những chương trình đổi mới phương pháp học tập
3. Thái độ: Có hứng thú học tập môn học này.
B. Phương pháp giảng dạy
C. Chuẩn bị giáo cụ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm thêm tài liệu tham khảo kiến thức gia đình,kinh tế gia đình.
-Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình CN 6
2. Học sinh: SGK
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
Lớp 6A: Tổng số: Vắng
Lớp 6B: Tổng số: Vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở học tập của các em xem đã đủ chưa
3. Nội dung bài mới:
14 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1-4 - Trường THCS Tà Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Ngày soạn: ...../ ...../ 2010
BÀI MỞ ĐẦU
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình,mục tiêu,nội dung chương trình sgk công nghệ 6
2. Kỹ năng: Biết được những chương trình đổi mới phương pháp học tập
3. Thái độ: Có hứng thú học tập môn học này.
B. Phương pháp giảng dạy
C. Chuẩn bị giáo cụ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm thêm tài liệu tham khảo kiến thức gia đình,kinh tế gia đình.
-Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình CN 6
2. Học sinh: SGK
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
Lớp 6A: Tổng số: Vắng
Lớp 6B: Tổng số: Vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở học tập của các em xem đã đủ chưa
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
_ GV: Gia đình có vai trò như thế nào? Gia đình là gì?
_ HS: dựa vào SGK phần I để trả lời
_ GV: Theo em, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình là gì?
_ HS: Làm tốt công việc được giao, xây dựng cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc
_ GV: Hiện nay các em là thành viên trong một gia đình và sau này sẽ là chủ của gia đình, vì vậy các em cần học tập để biết và làm những công việc gia đình, chuẩn bị cho cuộc sống tương lai.
GV: Nêu công việc phải làm trong gia đình?
_ HS: Tạo thu nhập, sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu hợp lý, làm các công việc nội trợ trong gia đình
_ GV: Các loại công việc trên đều thuộc lĩnh vực kinh tế gia đình. Vậy em hiểu thế nào là kinh tế gia đình?
_ HS: Dựa vào SGK trả lời
I/ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
-Vai trò của gia đình (sgk)
-Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình:
+ Học tập tốt.
+ Làm các công việc gia đình.
-Tạo nguồn thu nhập cho gia đình.
-Sử dụng nguồn thu nhập 1 cách có hiệu quả.
Hoạt động 2: Mục tiêu của chương trình CN 6 - phân môn kinh tế gia đình và phương pháp học tập môn học
- Hôm nay học xong phần vai trò của gia đình và kinh tế của gia đình các em đã nắm được gì?
-GV cho HS thấy chương trình sgk mới liên quan đến đời sống thực tế.
-Treo sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình CN 6
-HS đọc mục tiêu và nêu tên từng chương?Các em có cảm nhận gì về bộ môn này.
-HS đọc phần II phương pháp học tập tốt sgk.
?Vậy để học tốt môn học này trong 1 tiết chủ yếu các em phải làm gì?
GV: Để học tốt môn công nghệ, chúng ta cần có phương pháp học như thế nào?
HS: Trả lời
II/ Mục tiêu của chương trình CN 6 -phân môn kinh tế gia đình.
1:Kiến thức:
(sgk)
2:Kỹ năng:
(sgk)
3:Thái độ:
Say mê hứng thú học tập
III. Phương pháp học tập
Chủ động và tích cực
4. Củng cố:
- Vai trò của gia đình.
- Kinh tế gia đình gồm các vấn đề gì?thực hiện tốt có lợi ích gì.
- Treo tranh sơ đồ mục tiêu và nội dung chương trình CN 6
- HS lên trình bày.
5. Dặn dò:
- Nắm vững vai trò của gia đình,kinh tế gia đình và phương phàp học tập.
-Tìm hiểu nguồn gốc tính chât các loại vải.
- Xem hình 1.1,1.2 sgk để hiểu ý đồ của tranh chỉ gì?
- Đem ít vải khác nhau theo nhóm.
Tiết 2 Ngày soạn: ...../ ...../ 2010
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG
MAY MẶC(T.1)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS biết được tính chất nguồn gốc tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên,vải sợi hoá học, vải sợi pha, sơ đồ tóm tắt quy trình của các loại vải.
2. Kỹ năng: Phân biệt được một số loại vải thông dụng
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các loại vải,yêu thích công việc may vá trong gia đình.
B. Phương pháp giảng dạy: Trực quan-minh hoạ.
C. Chuẩn bị giáo cụ:
1. Giáo viên:
- Tranh quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học.
- Một số vải vụn các loại.
- Bát chứa nước,diêm,bảng có nội dung điền từ.
2. Học sinh: Một số loại vải khác nhau, diêm, long sữa không.
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
Lớp 6A: Tổng số: Vắng
Lớp 6B: Tổng số: Vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của gia đình? Em là thành viên trong gia đình,em có trách nhiệm gì trong gia đình.
- Kinh tế gia đình gồm các vấn đề gì? Biết chi tiêu hợp lí có hiệu quả có lợi gì? Phương pháp học tập hiện nay có gì mới?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Áo quần các em đang mặc về chất liệu vải giống nhau không? Dùng tay sờ vào vải áo, quần em thấy khác nhau như trế nào?
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc tính chất của các loại vải.
?Em hãy kể tên một số loại vải em biết?
-GV:Treo tranh hình1.1(sgk)
-HS quan sát ?Em hãy nêu tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi để dệt vải?
-HS kể thêm một số cây trồng vật nuôi cung cấp sợi để dệt vải.
-Quan sát tranh hình 1.1a,em nào lên trình bày quy trình sản xuất vải sợi bông?và viết tóm tắt bằng chữ.
-Cho HS biết quả bông sau khi thu hoạch được giũ sạch hạt ,loại bỏ chất bẩn và đánh tơi-kéo thành sợi để dệt vải.
-?Gọi HS lên trình bày quy trình sản xuất vải sợi tơ tằm qua tranh1.1b và viết tóm tắt băngf chữ?
-GV đưa 2 mẫu vãi khác nhau HS quan sát nhận xét phương pháp dệt.
-GV dùng vải bông vải tơ tằm nhúng vải vào chén nước.Nhận xét vải bông như thế nào.
? Vậy vải bông mặc vào mùa nào thì thích hợp?tại sao?
-Cho HS dùng vải bông-vò vải nhận xét độ nhàu(theo nhóm)
-Mổi nhóm tổ cho vải bông vào long đốt thành tro nhận xét tro bóp?
-Em hãy nêu ưu và nhược của vải sợi thiên nhiên.
-GV treo tranh hình 1.2 HS quan sát.
? Hãy nêu nguồn gốc của vải sợi hoá học.
-Gọi 2 HS lần lượt lên trình bày quy trình sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp từ tranh hình 1.2a,b.
Từ tranh hình 1.2 em hãy cho biết đối với sợi nhân tạo ,người ta thường dùng loại sợi nào nhiều nhất ?
(sợi tổnh hợp)?Hãy điền vào khoảng trống()trong BT sgk.
-3HS đọc 3 nội dung cần điền ,HS khác sũa sai -kết luận.
-GV dùng vải xa tanh đặt lên tay 1HS ?Em cảm thấy như thế nào.
?vò vải -HS khác nhận xét
?Đốt vải nhận xét tro bóp.
-Tương tự GV dùng vải xoa vò vải nhúng nước,đôt sợi vải HS nhận xét kết luận.
?Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc.
I:Nguồn gốc tính chất của các loại vải;
1:Vải sợi thiên nhiên:
a.Nguồn gốc:
-Từ thực vật,động vật
-Từ cây bông-quả bông-xơ bông-sợi dệt-vải sợi bông.
-Con tằm -kén tằm -sợi tơ tằm-sợi dệt -vải tơ tằm.
b.Tính chất
(sgk)
(Cho HS thấy ,ngày nay vải sợi bông tơ tằm ít bị nhàu và đắt tiền hơn do công nghệ xử lí đặc biệt)
2:Vải sợi hoá học:
a.Nguồn gốc
Từ một số chất hoà học lấy từ gổ tre nứa,dầu mỏ than đá.
b.Tính chất:
-Vải sợi nhân tạo
-Vải sợi tổng hợp
4. Củng cố:
?Nêu tính chất của vải sợi bông? Vải sợi hoá học có tính chất gì hơn hẳn vải sợi bông?
Treo bảng có nội dung điền từ HS lên bảng điền:
1. Sợi nhân tạo được sản xuất từ chất .của,
2. Sợi tổng hợp bằng cách tổng hợp các chất .lấy từ
3. Sợi tự nhiên có nguồn gốc.như sợi con.và có nguồn gốc như quả cây
5. Dặn dò:
- Nắm vững vai trò của gia đình,kinh tế gia đình và phương phàp học tập.
- Tìm hiểu nguồn gốc tính chât các loại vải.
- Xem hình 1.1,1.2 sgk để hiểu ý đồ của tranh chỉ gì?
- Đem ít vải khác nhau theo nhóm.
Tiết 3 Ngày soạn: ...../ ...../ 2010
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG
MAY MẶC(T.3)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS biết được tính chất nguồn gốc tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên,vải sợi hoá học, vải sợi pha, sơ đồ tóm tắt quy trình của các loại vải.
2. Kỹ năng: Phân biệt được một số loại vải thông dụng
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các loại vải,yêu thích công việc may vá trong gia đình.
B. Phương pháp giảng dạy: Trực quan-minh hoạ.
C. Chuẩn bị giáo cụ:
1. Giáo viên:
- Một số vải vụn các loại,một chén nước.
- Diêm,1 long nhỏ bằng kim loại để đốt vải
- Một số băng vải nhỏ đính ở cổ áo hoặc quần
- Tranh hình 1.3 (sgk)
2. Học sinh:
- Một số vải vụn các loại
- Sưu tầm băng vải nhỏ đính ở cổ áo
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
Lớp 6A: Tổng số: Vắng
Lớp 6B: Tổng số: Vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
-? Vì sao người ta thích mặc vải sơi bông,vải tơ tằm và ít dùng lụa ni lon,vải polyste vào mùa hè.
-?Nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên?Vải sợi hoá học có tính chất gì hơn hẳn vải sợi thiên nhiên?Phân biệt 2 loại vải này bằng cách nào?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: GV cho Hs xem các mẫu vải có ghi thành phần sợi vải-GV kết luận cho HS biết đây là vải sợi pha.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc tính chất của vải sợi pha..
-GV:Đưa 3 mẩu vải đính ở cổ áo có ghi thành phần vải.
-HS đọc ghi bảng.
Hỏi:Trong 3 băng vải này,băng nào có ghi 2 hoặc 3 loại sợi khác nhau?
Hỏi: Hãy đọc lại thành phần vải có kết hợp hai lpại sơi trở lên?
Hỏi:Vậy sợi pha có nguồn gốc từ các loại sợi như thế nào?
-1HS nêu lại tính chất vải sợi bông và vải sợi tổng hợp.
-Thành phần ở băng vải này gồm
côtong và polyste.
Hỏi:Côtong,vải plyste thuộc loại vải sợi nào?
Hỏi:Vậy loại vải này có tính chất gì hơn hẳn vải sợi bông?sẻ giảm được nhược điểm gì?Hãy nêu tóm tắt tính chất của loại vải sợi pha này?
-1HS nhắc lại tính chất vải sợi pha mang thành phần vải sợi bông và polyest.
HS khác bổ sung ,GV kết luận.
(Vải pha được kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau)
I:Nguồn gốc tính chất của các loại vải;
3:Vải sợi pha.
a.Nguồn gốc.
-Kết hợp hai hay nhiều loại sơi khác nhau tạo thanh sợi dệt
b.Tính chất.
-Có những ưu điểm của các loại sơi thành phần
ví dụ (sgk)
-
Hoạt động 2: Thử nghiệm các loại vải
-GV:Treo tranh bảng I(sgk).
-HS dựa vào kiến thức đã học điền tính chất vào.
-Từng nhóm tổ thảo luận sau đó lên bảng điền.HS khác nhận xét
-GV kết luận.
-Cho HS đem vải theo nhóm làm thí nghiệm,vò vải,nhúng nước,đốt vải để phân biệt vải sợ thiên nhiên,sợi hoá học,sợi pha.
-Từng em trong nhóm lên trình bày -nhận xét-kết luận.
-GV treo tranh 1.3(sgk)
-HS quan sát đọc thành phần sợi vải trên băng vải nhỏ .
-1HS nhắc lại côtong thuộc loại sợi nào?polyse thuộc loại sợi,silk,visco,
Wool thuộc loại sợi nào?
GV: Trong các băng vải trên,băng vải nào thuộc vải sợi pha?
- Nếu nhóm tổ nào sưu tầm được băng vải nhỏ ghi thành phần sợi vải
1em đọc thành phần sợi vải -nhận xét -kết luận.
II.Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải:
1:Điền tính chất của một số loại vải.
(sgk)
2:Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải:
-Vò vải.
-Nhúng nước đốt sợi vải.
3:Đọc thành phần sợi vải.
(sgk)
4. Củng cố:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ (sgk)
- Vì sao vải sợi pha được phổ biến trong may mặc hiện nay.
- Làm thế nào để phân biệt được vải tự nhiên,vải hoá học.
-Trong 3 loại sợi vải,loại sợi vải nào mặc thoáng mát.
- Cho HS điền vào bảng sau:
a.Kết hợp hai hay nhiều loại sợi tạo thành..để dệt thành vảigọi là vải.,vải pha thường có những của các loại sợi thành phần.
b.Thời tiết nóng nên mặc áo quần bằng vải.để được thoáng mát dể chịu
5. Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ (sgk)
- Về nhà đọc mục “Có thể em chưa biết”
- Đọc trước bài 2 “lựa chọn trang phục”
- Xem tranh hình 1.4 (sgk)đặt tên các trang phục và công dụng của nó.
- Sưu tầm một số trang phục của Bác Sĩ,HS,Lễ hội,vải các loại.
Tiết 4 Ngày soạn: ...../ ...../ 2010
LỰA CHỌN TRANG PHỤC
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS nắm được khái niệm trang phục,các loại trang phục,cách lựa chọn trang phục
2. Kỹ năng:
Vận dụng được các kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trang phục hợp lí.
B. Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề-minh hoạ.
C. Chuẩn bị giáo cụ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các loại trang phục,cách chọn vải có màu sắc hoa văn
phù hợp vóc dáng cơ thể.
- Sách có tranh ảnh may mặc thời trang.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh về trang phục các loại vải.
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
Lớp 6A: Tổng số: Vắng
Lớp 6B: Tổng số: Vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nguồn gốc tính chất của vải sợi pha
- Vì sao vải sợi pha lại được phổ biến trong may mặc hiện nay.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Mặc là nhu cầu thiết yếu của con người nhưng mặc như thế nào để trang phục đẹp ,phù hợp làm cho người mặc tiết kiệm chống lảnh phí .Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Trang phục và chức năng của trang phục
-HS nêu trang phục của mình khi đến trường.
-HS khác bổ sung.
Hỏi:Trang phục là gì?
-GV cho HS xem tranh ảnh một số loại trang phục do GV và HS sưu tầm để hiểu thêm về trang phục.
-Khoa học ngày càng phát triển ?Em có nhận xét gì về áo quần,giày dép hiện nay.
-GV treo tranh 1.4(a,b,c) sgk.
-HS quan sát thảo luận theo nhóm về tên công dụng của từng loại trang phục
-Nhóm 1 nêu tên,công dụng trang phục hình 1.4a?(Trẻ em chọn màu sắc như thế nào ?các loại sợi vải nào?tại sao?)
-Nhóm 2 nêu tên,công dụng trang phục hình 1.4b?(đẹp dể vận động cân đối).
-Nhóm 3 nêu tên công dụng trang phục hình 1.4c(nhận xét màu sắc loại sợi vải?tại sao phải chọn như vậy?)
-HS màu đậm, sạch,vải bông dể thấm mồ hôi,mát.
Hỏi: Ngoài các trang phục trên,em hãy kể tên các loại trang phục khác mà em biết ?chúng khác như thế nào?
Hỏi: Đến mùa đông ,các em sử dụng trang phục như thế nào? Nó có tác dụng gì?
-Nêu ví dụ về chức năng bảo vệ cơ thể của trang phục ở một số vùng bắc cực ,xích đạo?
-Cho HS xem tranh ảnh may mặc thời trang -nhận xét.
?trang phục ảnh hưởng đến con người như thế nào ?
Hỏi:Trang phục áo dài của cô này và bộ vét của chú này,tại sao các em thấy đẹp?
-Hỏi: Cũng trang phục này,nếu nhười khác thấp, mập hơn,liệu mặc vào có đẹp không?tại sao?
-Hoặc 1HS đến trường mặc quần Rin,áo thun,em thấy thế nào tại sao?
Hỏi:Vậy theo em cần lựa chọn trang phục như thế nào là phù hợp?
HS khác bổ sung-GV kết luận.
-Treo nội dung có ở (sgk) trang 12.
Hỏi: Hãy lựa chọn câu trã lời trong các nội dung sau đây hoặc bổ sung thêm nội dung khác và giải thích thêm ý kiến của mình ?
(2 HS trã lời -HS khác nhận xét )
-GV phân tích cho HS thấy câu trã lời này phải thể hiện được mặc đẹp làm đẹp cho con người trong may mặc.
-1 HS khác bổ sung -GV kết luận.
I:Trang phục và chức năng của trang phục.
1:Trang phục là gì?
(sgk)
2:Các loại trang phục.
-Theo thời tiết :Đông,hè.
-Theo công dụng:Trang phục thể thao,lao động
-Theo lứa tuổi.
-Theo giới tính.
3:Chức năng của trang phục:
a.Bảo vệ cơ thể.
-Vùng bắc cực con người mặc bằng áo lông thú,khăn quàng cổ,giày bít,găng tay vì quá lạnh.
b.Làm đẹp cho con người trong mọi hoạ động.
-Mỗi người cần biết cách lựa chọn trang phục phù hợp vóc dáng công việc.
4. Củng cố:
- Treo tranh các loại trang phục -Em hãy phân loại các trang phục này?cộng dụng từng loại trang phục?
- Nêu chức năng trang phục?
5. Dặn dò:
- Nắm chắc các kiến thức đã học
- Làm BT ở SBT.
- Xem tranh hình 15,16,17,18 sgk để hiểu ở tranh nói lên điều gì?
- Sưu tầm tranh ảnh về kiểu may mặc,hoa văn ảnh hướng đến vóc dáng
người mặc.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_1_4_truong_thcs_ta_long.doc