Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 20: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình (Tiết 2)

I , Mục tiêu bài học:

+ Xác định được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người.

+ Biết được sự phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở cho hợp lý, tạo sự thoải mái hài lòng các thành viên trong gia đình.

+ Gắn bó và yêu quý nơi ở của mình.

II. Chuẩn bị:

Chuẩn bị một số tranh ảnh về nhà ở.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức:

Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4

Ngày dạy

Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người?

3. Bài mới:

 A/ Mở bài: Bố trí các khu vực sinh hoạt và xắp xếp đồ đạc hợp lý, mỹ thuật thể hiện sự khoa học là yêu cầu không thể thiếu được trong đời sống gia đình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 20: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 : Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình ( T2) I , Mục tiêu bài học: + Xác định được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người. + Biết được sự phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở cho hợp lý, tạo sự thoải mái hài lòng các thành viên trong gia đình. + Gắn bó và yêu quý nơi ở của mình. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị một số tranh ảnh về nhà ở. III. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người? 3. Bài mới: A/ Mở bài: Bố trí các khu vực sinh hoạt và xắp xếp đồ đạc hợp lý, mỹ thuật thể hiện sự khoa học là yêu cầu không thể thiếu được trong đời sống gia đình. B/ Phát triển bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS đọc mục II, phần 2 , Sgk, tr 35 Thảo luận: Trả lời câu hỏi GV đưa ra câu hỏi tình huống: ? Phích nước sôi của gia đình được bố trí để ở đâu. ? Dể phích nước sôi như thế nào là hợp lý. ? Phích nước sôi có nguy hiểm không. ? Khi nào phích nước sôi trở thành nguy hiểm. GV đưa ra tiểu kết : - GV đưa ra bài tập nhỏ: Sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập hợp lý trong cặp sách của buổi học hôm nay ( sự tuần tự, cái gì thừa, cái gì thiếu.). - - GV đánh giá hoạt động của các nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: ? Nhắc lại cách phân chia khu vực. - GV yêu cầu HS quan sát H 2. 2 tả về cách xắp xếp đồ đạc trong gia đình ở nông thôn. Hoạt động 3: - GV nêu đặc điểm đồng bằng sông Cửu Long. ? Để thích nghi với lũ lụt thì nhà ở nên bố trí các khu vực , sinh hoạt như thế nào? Các đồ đạc trong gia đình nên bố trí sao cho hợp lý? ? ở nhà em, các khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào? HS liên hệ, trả lời Hoạt động 4: ? Em hãy nêu một số loại nhà ở thành phố. - HS quan sát tranh và dựa vào thực tế thảo luận trả lời câu hỏi. - GV cho HS nhận xét ở mục này. Hoạt động 5: - GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2.6 SGK và mặt bằng phân bố khu vực nhà ở, nêu nhận xét. ? Em hãy nêu sự khác biệt về sự phân chia khu vực nhà ở miền núi với nhà đồng bằng. II. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở: 1. Sắp xếp đồ đạc trong khu vực: * Phích nước sôi: - Để phòng khách ( đối với nhà có phòng khách). - Nơi tiếp khách ở phòng chính ( sử dụng phòng chung). + Hợp lý: - Rễ rót nước sôi vào. - Dễ lấy nước sôi ( thuận tay) để sử dụng. + Nước sôi tràn ra ngoài rất nguy hiểm, dễ bị bỏng. + Khi để không đúng chỗ, dễ đổ vỡ làm nước sôi tràn ra. * Tiểu kết : Phải để phích nước đúng vị trí dễ quan sát, dễ lấy ra lấy vào để sử dụng và phải ở chỗ an toàn ( ít tiếp xuác với người qua lại nhất là trẻ em và các con vật như chó mèo đi qua) hay phải được vị trí cố định ( không có tư thế đổ). * Kết luận: Mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lý, có tính thẩm mỹ, thể hiện cá tính của chủ nhân. Nó tạo nên sự thoải mái, hài lòng mọi người do rất thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày, dễ lau chùi và quét dọn. - Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi lại dễ dàng. 3. Một số ví dụ về bố trí, xắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình: a. Nhà ở nông thôn: * Nhà ở đồng bằng bắc bộ: ( H2.2) + Nhà ở nông thôn có 2 ngôi nhà: Nhà chính và nhà phụ. - Trong ngôi nhà chính, gian giữa dùng cho sinh hoạt chung( ăn cơm, tiếp khách); Các gian bên kê giường ngủ của bố mẹ, giường ngủ và bàn học của các con, chỗ đẻ thóc. - Trong ngôi nhà phụ có bếp để dụng cụ lao động - Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh thường được đặt ở xa nhà cuối hướng gió. * Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long: + Đặc điểm: Vùng đất thấp, nhiều sông, kênh rạch chằng chịt, có những nơi gập lụt quanh năm. + HS thông qua cách đặt vấn đề của GV có thể thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. VD: Nên sử dụng đồ vật nhẹ, nổi được như các loại tre gỗ nhẹ, nhựa, mâyvà có thể buộc gắn kết với nhau để tránh thất lạc khi nước lên. Hay nên sử dụng các đồ đạc có nhiều chức năng, khi cần có thể làm phao. b. Nhà ở thành phố thị xã, thị trấn: Gồm: + Nhà ở trong khu tập thể hay ở trung cư cao tầng. + Nhà ở độc lập theo cáp nhà: - Nhà ở cáp 4 - Nhà ở cấp 2, 3: Từ 2 tầng ( có từ 1 lầu trở lên), mái bằng hoặc không phải mái bằng ( ngói hay tấm lợp). - Nhà ở cáp 1: Khu biệt thự độc lập. C. Nhà ở miền núi: - Đa số dân tộc ở nước ta sử dụng nhà sàn. Có nhiều kiểu nhà sàn khác nhau , nhưng cách bố trí khu vực sử dụng giống nhau: - Phần sàn để ở và sinh hoạt. - Dưới sàn( SGK) * HS thảo luận nhóm. C/ Củng cố: HS đọc kỹ phần ghi nhớ. D/ Kiểm tra đánh giá: - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK – 39. E/Hướng dẫn về nhà: + Học bài , đọc trước bài 9 + Cắt bìa làm mô hình H 2.7 SGK- 39 chuẩn bị giờ sau thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_20_sap_xep_do_dac_hop_ly_trong.doc