Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 26-68

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Trình bày được công dụng cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở

 - Hiểu được một số loại cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở.

2. Kĩ năng.

 - Trang trí được nhà ở bằng cây cảnh

3. Thái độ.

 - Hứng thú làm công việc trang trí nhà ở.

B. Đồ dùng dạy học.

1. GV: tranh trang trí nhà ở bằng cây cảnh

2. HS:

C. Tổ chức giờ học.

* Khởi động (3 phút)

1. Kiểm tra đầu giờ.

H: em hãy nêu công dụng và cách chọn vải may rèm?

H: trình bày công dụng và chất liệu là mành?

2. Giới thiệu bài

Cây cảnh và hoa rất gần gũi và cần thiết với con người. Ngày nay với thành tựu của khoa học kĩ thuật, con người có khả năng duy trì nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm tuỳ theo ý muốn, nhưng thiên nhiên vẫn không thể thiếu được trong cuộc sống. Cây cảnh và hoa càng được sử dụng nhiều hơn trong trang trí nhà ở.

 

doc99 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 26-68, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng: /11/2010 Tiết 26 – Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa ( t1) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Trình bày được công dụng cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở - Hiểu được một số loại cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở. 2. Kĩ năng. - Trang trí được nhà ở bằng cây cảnh 3. Thái độ. - Hứng thú làm công việc trang trí nhà ở. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: tranh trang trí nhà ở bằng cây cảnh 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động (3 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: em hãy nêu công dụng và cách chọn vải may rèm? H: trình bày công dụng và chất liệu là mành? 2. Giới thiệu bài Cây cảnh và hoa rất gần gũi và cần thiết với con người. Ngày nay với thành tựu của khoa học kĩ thuật, con người có khả năng duy trì nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩmtuỳ theo ý muốn, nhưng thiên nhiên vẫn không thể thiếu được trong cuộc sống. Cây cảnh và hoa càng được sử dụng nhiều hơn trong trang trí nhà ở. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở (20 phút) - Mục tiêu: Biết được công dụng cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở - Đồ dùng: tranh trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa. - GV: treo tranh và cho HS quan sát. H: em có nhận xét gì khi sử dụng cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở? - HS: Quan sát và cá nhân phát biểu. - GV tích hợp môi trường: sử dụng cây canht và hoa để trang trí nhà ở tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa con người và thiên nhiên. và GV kết luận. - GVH: Vì sao cây xanh có tác dụng góp phần làm cho không khí trong sạch? - HS: cây xanh nhờ chất diệp lục dưới ánh sáng mặt trời cây hút khí cacbonic, nước và nhả khí ôxi làm trong sạch không khí. - GV: kết luận - GVH: công việc trồng cây cảnh, hoa có lợi ích gì? - HS: cá nhân trả lời - GV: kết luận - GVH: nhà em thường dùng cây cảnh và hoa trang trí ở đâu và vào dịp nào? - HS: cá nhân phát biểu HĐ2: Tìm hiểu một số loại cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở ( 15 phút) - Mục tiêu: Biết một số loại cây cảnh dùng trong trang trí nhà ở - Đồ dùng: - GV: cho HS quan sát hình 2.14 H: kể một số loại cây cảnh thường dùng trong trang trí nhà ở? - HS: quan sát hình và trả lời câu hỏi. - GVH: gia đình em thường dùng những loại cây cảnh nào để trang trí nhà ở? Kể tên những loại cây cảng thường gặp ở địa phương? - HS: cá nhân trả lời, cá nhân khác bổ sung. - GV: Nhận xét và kết luận. - GV: cho HS quan sát hình 2.15 H: gia đình em thường dùng cây cảnh trang trí ở đâu? - HS: cá nhân phát biểu - GV: kết luận - GVH: trong khi chọn chậu cần phải lưu ý điều gì để đạt hiệu quả trong trang trí? - HS: dựa hiểu biết và SGK trả lời - GV: kết luận - GVH: chăm sóc cây cảnh cần thực hiện các công việc gì? - HS: tưới nước, bón phân.. - GV: kết luận I. ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở - làm cho con người cảm thấy gần gũi hơn với thiên nhiên, làm cho căn phòng đẹp và mát mẻ hơn . - cây cảnh làm cho không khí trong sạch hơn. - trồng và chăm sóc cây cảnh và hoa, cắm hoa đem lại niềm vui và thư giãn cho con người. Ngoài ra còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. II. Một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở 1. Cây cảnh. a. Một số loại cây cảnh thông dụng - Cây có hoa: cây hoa lan, cây hoa hoa hồng, cây hoa cúc.. - Cây chỉ có lá: cây si, cây dương xỉ, cây lưỡi hổ. - Cây leo, cho bóng mát: hoa giấy, ti gôn. b. Vị trí trang trí cây cảnh - ở ngoài nhà: đặt trước nhà, trên bờ tường dẫn vào nhà. - ở trong nhà: góc tường phía ngoài cửa ra vào, treo trên cửa sổ... - cây phải phù hợp với kích thước, hình dáng của chậu và chậu phải phù hợp với vị trí cần trang trí. c. Chăm sóc cây cảnh - ít tốn công. Cần tưới nước định kì, bón phân vi sinh, tỉa cành, lá sâu * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố:: - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học. H: cây cảnh và hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở? H: Nêu tên một số loại cây cảnh, vị trí và cách chăm sóc cây cảnh ở gia đình em? 2. Hướng dẫn học bài:: - Về nhà học thuộc ý nghĩa cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở và kể một số loại cây cảnh thường dùng trong trang trí nhà ở? - Đọc trước phần II. 2, và sưu tầm các tranh, hoa dùng trong trang trí nhà ở. ––––––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng: /11/2010 Tiết 27 – Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa (t2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Trình bày được cách lựa chọn một số loại hoa trang trí nhà ở 2. Kĩ năng. - Trang trí nhà ở bằng cây một số dạng hoa 3. Thái độ. - Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: cây cảnh và hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở? H: Nêu tên một số loại cây cảnh, vị trí và cách chăm sóc cây cảnh ở gia đình em? 2. Giới thiệu bài: Các em đã biết cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở sẽ làm cho căn nhà của chúng ta đẹp hơn, thân thiện hơn với môi trường.....Ngoài cây cảnh thì hoan cũng thường được dùng trong trang trí nhà ở. Vậy trong tiết học này cô cùng các em tìm hiểu về hoa dùng trong trang trí nhà ở Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ2.1: Tìm hiểu về các loại hoa dùng trong trang trí ( 35 phút) - Mục tiêu: Trình bày được cách lựa chọn một số loại hoa trang trí nhà ở - Đồ dùng: - GV: Hoa rất phong phú và đa dạng về màu sắc, chủng loại. yêu cầu HS quan sát hình 2.16, trang ảnh và một số loại hoa. H: Em hãy kể một số loại hoa ở địa phương em - HS: lắng nghe, quan sát và cá nhân trả lời câu hỏi - GV: kết luận. GV: ngoài hoa tươi dùng để trang trí người ta còn dùng hoa đã để khô, GV cho HS quan sát hình 1.17a và giới thiệu cách cách làm hoa khô bằng hoá chất, và thủ công. H: vì sao hoa khô ít được sử dụng ở Việt nam? - HS: do kĩ thuật làm hoa khô phức tạp, giá thành cao, khó làm sạch bụi - GV: kết luận - GV: cho HS quan sát một số mẫu hoa và yêu cầu HS quan sát hình 2.17b H: Nêu một số nguyên liệu làm hoa giả? - GV: kết luận - HS: quan sát mẫu hoa và hình, cá nhân phát biểu. - GVH: trong trang trí nhà ở người ta dùng hoa giả nhiều vì sao? - HS: hoa giả bền, đẹp, có thể giặt sạch bụi, có mùi nước hoa.. - GV: kết luận. - GV: yêu cầu HS quan sát hình 2.18 H: ở gia đìng em thường đựt hoa ở vị trí nào? - HS: Quan sát hình và cá nhân phát biểu. - GV: giới thiệu các dạng cắm hoa tương ứng với vị trí trang trí. - GV tích hợp môi trường: Thực hiện trang trí nhà ở bằng cây cảnh, cây hoa góp phần làm đẹp môi trường nơi ở 2.2. Hoa. a. Các loại hao dùng trong trang trí * Hoa tươi - Hoa rất đa dạng và phong phú: hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, hoa lan * Hoa khô - Một số loại hoa lá, cành tươi được làm khô bằng hoá chất và thủ công. Giá thành cao, ít được sử dụng. * Hoa giả - Nguyên liệu: vải, nhựa, xốp, nilon - Hoa giả bền, đẹp, đa dạng, được sử dụng rộng rãi. b. Các vị trí trang trí bằng hoa - Treo trên tường, bàn ăn, kệ tủ, góc học tập, bàn tiếp khách. * Củng cố và hướng dẫn học bài (3 phút). 1. Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết. H: em thích trang trí nhà mình bằng hoa tươi, hoa giả hay hoa khô. Vì sao? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 13 và sưu tầm một số dụng cụ, vật liệu dùng để cắm hoa trong gia đình. –––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng: /11/2010 Tiết 28 – Bài 13: Cắm hoa trang trí A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Trình bày được vật liệu, dụng cụ và nguyên tắc cơ bản cắm hoa 2. Kĩ năng. - Lựa chọn được vật liệu và dụng cụ, hoa và bình cắm phù hợp 3. Thái độ. - Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: lọ hoa, bàn chông 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động (5 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Em hãy kể một số loại hoa và cây cảnh thông dụng. Có thể trang trí hoa, cây cảnh ở những vị trí nào? H: Em thích trang trí nhà mình bằng hoa tươi, hoa giả hay hoa khô. Vì sao? 2. Giới thiệu bài: Để có một lọ hoa đẹp thì các em không thể thiếu dụng cụ và vật liệu. Cùng các nguyên tắc cơ bản. Trong tiết học này các em sẽ tìm hiểu về các dụng cụ và vật liệu và nguyên tắc cắm hoa. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu cắm hoa ( 20 phút) - Mục tiêu: Trình bày dụng cụ và vật liệu cắm hoa - Đồ dùng: bàn chông, lọ hoa - GVH: Gia đình em thường cắm hoa vào cái gì? - HS: cá nhân phát biểu. - GVH: các bình hoa thường có hình dạng như thế nào? - HS: cao, thấp, to, nhỏ - GVH: Các bình hoa thường làm bằng vật liệu gì? - HS: sành, sứ, thuỷ tinh - GV: kết luận - GV: giới thiệu một số loại bình và hướng dẫn HS dùng các vật liệu cắm hoa như chai, lọ, vỏ lon bia Yêu cầu HS quan sát hình 2.19 H: khi cắm hoa ngoài các bình cắm cần sử dụng các dụng cụ nào? - HS: lắng nghe, quan sát và cá nhân liên hệ trả lời. - GV: kết luận và giới thiệu một số bàn chông cho HS quan sát. - GVH: em hãy kể tên các loại hoa mà em biết? - HS: hoa hồng, hoa đồng tiền.. - GVH: ở gia đình em thường cắm những loại hoa nào? - HS: trả lời câu hỏi - GV: có nhiều loại hoa để cắm nhưng nên chọn những bông còn tươi và đẹp. Kết luận - GV: trong lọ hoa khi cắm thường có thêm những cành, lá cây. H: kể tên các loại cành, lá thường dùng để trang trí kèm trong lọ hoa? - HS: lá lưỡi hổ, lá thông, lá măng, cành tươi, cành khô như cành trúc, cành mai - GV: kết luận HĐ2: Tìm hiểu nguyên tắc cắm hoa (15 phút) - Mục tiêu: Hiểu nguyên tắc lựa chọn hoa và bình cắm hoa - Đồ dùng: - GV: hướng dẫn và yêu cầu HS quan sát H 2.20 H: nếu có một bó hoa lay ơn thì các em sẽ chọn bình cao hay bình thấp để cắm hoa. Vì sao? - HS: quan sát và cá nhân trả lời - GV: kết luận - GV: giới thiệu sự tương phản về màu sắc giữa lá, hoa và màu bình - HS: cá nhân trả lời. I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa 1. Dụng cụ cắm hoa. a. Bình cắm - các dạng bình: cao, thấp, to, nhỏ khác nhau - Chất liệu: thuỷ tinh, gốm, sứ, tre, trúc, nhựa b. Các dụng cụ khác - Dụng cụ để cắt: dao, kéo - Dụng cụ để giữ hoa trong bình (khi cần) mút xốp, bàn chông. 2. Vật liệu cắm hoa a. Các loại hoa - Hoa hồng, hoa cúc hoa đồng tiền. b. Các loại cành, loại lá. - Các loại lá như lưỡi hổ, lá thông, lá măng - Các loại cành tươI, khô như cành mai, trúc, thuỷ trúc II. Nguyên tắc cắm hoa 1. Lựa chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dạng, màu sắc - chọn hoa và bình phải hài hoà với nhau - Sự tương phản màu sắc giữa lá, hoa, trong bình sẽ làm nổi bật hoa chính và tạo cảm giác dễ chịu - Bình có màu nâu, đen, trắngsẽ thích hợp với nhiều loại hoa. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: H: khi cắm hoa cần dùng những dụng cụ và vật liệu cắm hoa nào? H: khi cắm hoa cần lựa chọn hình dáng hoa và bình cắm như thế nào? 2. Hướng dẫn học bài:: - Về nhà học bài theo nội dung đã ghi vở. - Đọc trước bài 13 phần II. 2, 3, III. –––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng: /11/2010 Tiết 29 – Bài 13: Cắm hoa trang trí (t2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Trình bày được nguyên tắc cơ bản và quy trình cắm hoa 2. Kĩ năng. - Chuẩn bị cắm hoa theo quy trình và nguyên tắc 3. Thái độ. - Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: Tranh nguyên tắc cắm hoa. Lọ hoa 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: khi cắm hoa cần dùng những dụng cụ và vật liệu cắm hoa nào? H: khi cắm hoa cần lựa chọn hình dáng hoa và bình cắm như thế nào? 2. Giới thiệu bài: Để cắm được một lọ hoa đẹp chúng ta thường phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản và quy trình cắm hoa. Khi vận dụng các nguyên tắc cơ bản linh hoạt sẽ tạo nên những mẫu “ biến kiểu” độc đáo. Trong tiết học này các em sẽ tìm hiểu các nguyên tắc và quy trình cắm hoa Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ2.1: Tìm hiểu nguyên tắc cơ bản cắm hoa (15 phút) - Mục tiêu: Trình bày nguyên tắc cơ bản cắm hoa - Đồ dùng: lọ hoa - GV: Khi cắm hoa vào bình phải có độ dài ngắn khác nhau như trong thiên nhiên cũng có các cành dài ngắn khác nhau. Treo tranh nguyên tắc cắm hoa và yêu cầu HS quan sát H 2.21 và GV hướng dẫn HS xác định D, h của bình cắm. - HS: lắng nghe giới thiệu, hướng dẫn và quan sát tranh, hình. - GV: phát cho mỗi nhóm 1 bình cắm và yêu cầu HS hoạt động nhóm xác định D, h ( 5 phút). - HS: hoạt động nhóm thục hiện yêu cầu, đại diện nhóm báo cáo - GV: quan sát HS xác định, sửa và nhận xét, kết luận - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.22 và trả lời câu hỏi SGK. - HS: quan sát và cá nhân trả lời. - GVH: em sẽ chọn hoa như thế nào khi dùng để trang trí trên tường? - HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung. - GVH: nếu cắm hoa trang trí ở bàn uống nước, giá sách cần chọn bình cao hay thấp để cắm? - HS: bàn uống nước chọn bình thấp, giá sách bình cao - GV: kết luận HĐ2.2: Tìm hiểu quy trình cắm hoa (20 phút) - Mục tiêu: Hiểu quy trình cắm hoa - Đồ dùng: - GVH: em hãy kể lại những dụng cụ và vật liệu cần thiết để cắm hoa? - HS: Bình cắm, bàn chông, kéo, hoa... - GV: nhận xét và kết luận GVH: em thường cắt hoa hay chọn mua hoa vào lúc nào, như thế nào? - HS: trả lời câu hỏi. - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.23 SGK. GV giới thiệu cách tỉa lá và cắt cuống hoa. Kết luận GVH: khi cắm hoa em thường làm những công việc gì? - HS: trả lời câu hỏi - GVH: để hoa tươi lâu em thường làm cách nào? - HS: cá nhân phát biểu ý kiến - GV: kết luận 2.II. Nguyên tắc cắm hoa 2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm * Xác định chiều dài các cành chính (SGK- Tr 55) 3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí - Hoa treo trên tường có độ rủ - Để bàn: bình thấp, cắm toả tròn - Đặt trên giá sách: lọ cao, cắm dạng thẳng một hướng nhìn chính 2. III. Quy trình cắm hoa 1. Chuẩn bị - Bình cắm hoa: bình thấp, bình cao, vỏ chai, vỏ lon bia. - Dụng cụ cắm hoa: dao, kéo, mút xốp giữ nước. - Hoa: +. Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi +. Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cũ khoảng 0,5 cm. +. Ngâm hoa vào xô, đổ nước sạch đến nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa chỗ mát mẻ trước khi cắm 2. Quy trình thực hiện a. Lựa chon bình, hoa , lá, dạng cắm cho phù hợp. b. Cắt cành và cắm các cành chính trước. c. Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính và điểm thêm hoa, lá. d. Đặt bình vào vị trí cần trang trí * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ. H: em hãy nêu nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa? H: khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 14 và mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ và vật liệu: hoa, lá, dao, kéo, lọ cao và lọ thấp.. ––––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: /11/2010 Ngày giảng: /11/2010 Tiết 30,31,32, 33 - Bài 14: Thực hành: Cắm hoa A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: - Tái hiện được cách cắm hoa một số dạng cơ bản 2. Kĩ năng: - Thực hiện được một số dạng cắm hoa phù hợp với vị trí trang trí 3. Thái độ: - Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở B. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: lọ hoa 2. Học sinh: hoa, lá, cành, dao, kéo. C. Tổ chức giờ học * Khởi động ( 17 phút). 1.Kiểm tra đầu giờ. H: nêu quy trình thực hiện cắm hoa? - Định hướng trả lời: Quy trình thực hiện a. Lựa chon bình, hoa , lá, dạng cắm cho phù hợp. b. Cắt cành và cắm các cành chính trước. c. Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính và điểm thêm hoa, lá. d. Đặt bình vào vị trí cần trang trí) 2.Giới thiệu bài: Mỗi vị trí trang trí chúng ta lại có các dạng cắm hoa khác nhau sao cho phù hợp. Bài học này các em sẽ thực hành cắm những bình hoa đơn giản, đẹp mắt trang trí góc học tập, bàn ăn, bàn tiếp khách. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Hướng dẫn mở đầu. (28 phút). - Mục tiêu: Hướng dẫn HS nguyên tắc và quy trình cắm một số dạng hoa - Đồ dùng: - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.24, GV giới thiệu quy ước và góc cắm hoa của dạng cơ bản trong sơ đồ. Gọi HS đọc quy ước góc độ cắm của các cành - HS: quan sát, lắng nghe hướng dẫn, đọc quy ước góc độ cắm - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.25. GV giới thiệu quy trình cắm, cắm hoa dạng thẳng đứng thường sử dụng những hoa có dạng thẳng hoặc khi ta muốn thể hiện ý chí vươn lên. và GV kết luận. - HS: Chú ý quan sát hình, lắng nghe giới thiệu. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 2.26 và trả lời câu hỏi SGK. - HS: Quan sát và trả lời câu hỏi - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.27 và trả lời câu hỏi SGK - HS: quan sát và trả lời câu hỏi - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.28 và trả lời câu hỏi SGK. - HS: Quan sát và cá nhân trả lời câu hỏi. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 2.29 và cách cắm các cành chính, cành phụ. - HS: Quan sát hình và lắng nghe GV hướng dẫn. - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.30 và trả lời câu hỏi SGK - HS: quan sát và trả lời câu hỏi - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.31 và GV giới thiệu quy trình cắm hoa. - HS: quan sát và lắng nghe hướng dẫn - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.32 và GV giới thiệu sơ đồ cắm và quy trình cắm - HS: Quan sát và lắng nghe hướng dẫn - GV: cho HS quan sát H2. 33 và giới thiệu cách cắm hoa tự do. - GV: cho HS quan sát hình trong SGK trang 64, giới thiệu cácdạng cắm hoa. - HS: quan sát các dạng cắm hoa. HĐ 2: Huớng dẫn thường xuyên. ( 115 phút) - Mục tiêu: cắm một số dạng hoa - Đồ dùng: lọ hoa. Hoa. Lá. - GV: chia nhóm và cử nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng nhận dụng cụ. - HS: thực hiện yêu cầu - GV tích hợp môi trường: yêu cầu HS tìm những đồ vật đã qua sử dụng như vỏ chai, lọ, ống tređể tạo thành bình cắm. Hái, cắt hoa ở nơi được phép không hái, bẻ cành làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoặc cảnh quan môi trường - GV: yêu cầu HS chọn dụng cụ và vật liệu cắm 2 trong 4 dạng cắm hoa GV tích hợp môi truờng: trong quá trình cắm hoa cần sắp xếp gọn gàng nguyên vật liệu cắm hoa, giữ vệ sinh nơi thực hành - HS: lắng nghe yêu cầu và thực hành cắm hoa - GV: quan sát HS thực hành và uốn nắn, hướng dẫn. HĐ 3: Hướng dẫn kết thúc. ( 15 phút) - Mục tiêu: đánh giá kết quả và thu dọn vệ sinh. - Đồ dùng: - GV: yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu và vệ sinh khu vực thực hành. - HS: thu dọn dụng cụ, vệ sinh. - GV: cho HS các nhóm đánh giá chéo sản phẩm, thái độ thực hiện quy trình quy trình. - HS: đánh giá chéo theo yêu cầu của GV. - GV: nhận xét quá trình thực hành và chấm lấy điểm. A. Sơ đồ và quy trình cắm hoa I. Cắm hoa dạng thẳng đứng 1. Dạng cơ bản a. Sơ đồ cắm hoa * Quy ước về góc độ cắm ( SGK- Tr 57 ) b. Quy trình cắm hoa - Dụng cụ và vật liệu - Cắm cành chính thứ nhất nghiêng 10 độ đến 15 độ - Cắm cành chính thứ 2 nghiêng 45 độ - Cắm cành chính thứ 3 nghiêng 75 độ - Cắm cành phụ. 2. Dạng vận dụng a. Thay đổi góc độ các cành chính b. Bỏ bớt một hoặc hai cành chính II. Cắm hoa dạng nghiêng 1. Dạng cơ bản a. Sơ đồ cắm hoa b. Quy trình cắm hoa - Dụng cụ và vật liệu - Cắm cành chính thứ nhất nghiêng 45 độ - Cắm cành chính thứ 2 nghiêng 15 độ, hơi ngả ra sau - Cắm cành chính thứ 3 nghiêng 75 độ hơI ngả ra phía truớc. - Cắm cành phụ, lá che kín miệng bình 2. Dạng vận dụng a. Thay đổi góc độ các cành chính b. Bỏ bớt một hoặc hai cành chính, thay đổ độ dài của cành chính. III. Cắm hoa dạng toả tròn 1. Sơ đồ cắm hoa a. Sơ đồ cắm hoa b. Quy trình cắm hoa - Dụng cụ và vật liệu - Cắm cành chính thứ 3 giữa bình = D - Cắm 4 cành chính thứ nhất = D chia bình làm 4 phần - Cắm cành chính thứ 2 = D xen cành chính thứ nhất - Cắm cành phụ, lávàp khoảng trống toả xung quanh - Cắm cành phụ. IV. Cắm hoa tự do B. Thực hành 1. Dụng cụ và vật liệu - Lọ hoa, dao, kéo - Hoa - lá, cành 2. Cắm hoa C. Đánh giá. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GVH: các dạng cắm hoa thẳng đứng, toả tròn thường được trang trí ở vị trí nào? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà vận dụng các dạng cắm hoa đã được học vào trong trang trí nhà để làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà của mình. - Ôn lại các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 14 chuẩn bị kiến thức cho tiết on tập. Bảng tiêu chí đánh giá nội dung bài thực hành. Nội dung Thang điểm Điểm thực 1. Chuẩn bị: hoa, lá, kéo.. 1 2. Thực hiện đúng quy trình: - Vật liệu và dụng cụ - Chọn vị trang trí - Quan sát sơ đồ cắm - Cắm theo quy trình - Đặt vào vị trí trang trí 5 3. Yêu cầu sản phẩm: - Y/c 1: phù hợp với vị trí trang trí và bình cắm - Y/c 2: thẩm mĩ cao - Y/c 3: sáng tạo 3 4. Thái độ: nghiêm túc, tích cực, hứng thú trong việc trang trí 1 5. Tổng điểm. 10 ––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: /12/2010 Ngày giảng: /12/2010 Tiết 34: Ôn tâp chương II A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hệ thống lại các kiến thức đã học về sắp xếp đồ đạc trong nhà ở, cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, ôn lại công dụng cách lựa chọn một số đồ vật, cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở . 2. Kĩ năng. - Sắp xếp, giữ gìn và trang trí nhà ở ngăn lắp, sạch sẽ. Lựa chọn và trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa hợp lí 3. Thái độ. - Có ý thức giữ gìn và hứng thú với công việc trang trí nhà ở. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Khi cắm hoa trang trí cần tuân theo nguyên tắc nào? H: em hãy trình bày quy trình thực hiện cắm hoa? 2. Giới thiệu bài: Trong chương II các em đã tìm hiểu cách sắp xếp, giữ gìn nhà ở sạh sẽ ngăn nắp. Đồng thời các em cũng đã biết công dụng của trang trí nhà ở bằng một số đồ vật cho ngôi nhà của chúng ta trở lên đẹp hơn. Vậy trong tiết ôn tập này các em cùng hệ thống lại các kiến thức đã học. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Hệ thống lại các kiến thức. ( 30 phút) - Mục tiêu: hệ thống lại về cách sắp xếp đồ đạc, giữ gìn nhà ở và công dụng của một số đồ vật trong trang trí nhà ở - Đồ dùng: - GVH: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người? - HS: cá nhân trả lời câu hỏi. - GV: nhận xét và kết luận. - GVH: trong nhà ở thường có các khu vực nào? nêu cách sắp xếp các khu vực đó cho hợp lí? - HS: cá nhân trả lời câu hỏi - GV: kết luận - GVH: ở nhà em thường làm các công việc gì để giúp cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? - HS: trả lời câu hỏi. - GV: nhân xét và kết luận . GVH: nhà em thường trang trí nhà ở bằng các đồ vật nào? vì sao lại sử dụng các đồ vật đó để trang trí? - HS: cá nhân trả lời - GV: nhận xét câu trả lời và kết luận - GVH: trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa có ý nghĩa như thế nào? - HS: cá nhân trả lời - GV: kết luận - GV: Em thường sử dụng những loại cây cảnh và hoa nào để trang trí nhà ở? - HS: cá nhân phát biểu. - GV: kết luận - GV: em thường trang trí cây cảnh và hoa ở vị trí nào? khi trang trí cần chú ý lựa chọn như thế nào? - HS: cá nhân phát biểu. - GV: nhắc lại lưu ý vị trí trang trí cây cảnh và hoa và cách chăm sóc: đặt cây cảnh ở tường vào nhà, gần cửa ra vào; hoa lọ thấp đặt ở bàn uống nước, bàn ăn; lọ cao đặt ở kệ tủ, giá sách H: khi cắm hoa trang trí em cần tuân theo nguyên tắc nào? - HS: cá nhân trả lời - GV: nhận xét và kết luận GVH: khi cắm hoa trang trí cần chuẩn bị và thực hiện theo quy trình như thế nào? - HS: cá nhân trả lời - GV: nhận xét câu trả lời và kết luận I. Kiến thức. 1. Cách sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở. - Vai trò của nhà ở: +. Nhà ở là nơi trú ngụ của con nguời. +. Bảo vệ con nguời tránh những ảnh hưởng xấu của thiên nhiện, xã hội +. Là nơi đáp ứng các nhu cầu của con nguời về vật chất và tinh thần. - Các khu vực thường có trong nhà ở +. Chỗ sinh hoạt chung: rộng rãi, thoáng mát, đẹp. +. Chỗ thờ cúng: cần trang trọng. +. Chỗ ngủ nghỉ: riêng biệt, yên tĩnh. +. Chỗ ăn uống và khu vực bếp: sạch sẽ, sáng sủa, có đủ nước sạch và thoát nước tốt. +. Khu vệ sinh: đặt xa nhà và cuối hướng gió. +. Chỗ để xe, kho: kín đáo, an toàn, chắc chắn. 2. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt sạch sẽ, ngăn nắp: giữ gìn vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn gọn gàng, không vứt rác bừa bãi, khạc nhổ - Cần làm các công việc như quét dọn sạch sẽ trong phòng ở và xung quanh nhà, đổ rác đúng nơi quy định - Dọn dẹp nhà ở thường xuyên sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn. 3. Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật - Gương: dùng để soi, tạo cảm giác căn phòng sáng sủa và rộng rãi hơn, tạo vẻ đẹp cho căn phòng. - Tranh ảnh: tạo sự vui mắt, duyên dáng, thoải mái, dễ chịu. - Rèm cửa: tạo vẻ râm mát, che khuất, và tăng vẻ đẹp cho căn phòng. - Mành: che bớt nắng, gió, che khuất và tăng vẻ đẹp cho căn phòng. 4. Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa. a. ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở: - Làm cho con người thấy gần gũi với thiên nhiên và àm đẹp cho căn phòng, mát mẻ hơn. - Làm trong sạch không khí. - Đem lại niềm vui, thư giãn và thu nhập cho gia đình. b. Một số loại cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở. - Cây cảnh: cây có hoa ( lan ngọc điểm, cây buồm trắng..); cây chỉ có lá ( cây lưỡi hổ, cây phát tài); cây leo, cho bóng mát ( hoa giấy, ti gôn). - Hoa: hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa lan.. c. Nguyên tắc cắm hoa: - Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc. - Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. - Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí. d. Cắm hoa trang trí (SGK-Tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_26_68.doc