Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 38: Cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Kim Thoa

I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS nắm được vai trò củâ chất dinh dưỡng, cụ thể là: chất khoáng, chất xơ, vitamin, nước trong bữa ăn hằng ngày. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn

II. Chuẩn bị: tranh ảnh liên quan.

III. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS và ghi bài

Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu 3 chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cơ thể. Theo em, ngoài những chất dinh dưỡng trên, cơ thể con người cần những chất dinh dưỡng nào khác nữa? HS trả lời câu hỏi:

Các loại vitamin, chất khoáng, chất xơ, nước.

Hoạt động 2:

4.Các loại vitamin:

Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?

Vitamin A có trong thực phẩm nào trong thực đơn cuẩ gia đình em?

Vai trò của vitamin A đối với cơ thể như thế nào?

Vitamin B1 thường có trong thực phẩm nào?

Các vitamin B khác HS tự tìm hiểu.

Vitamin C có trong thực phẩm nào?

Vai trò của vitamin C đối với cơ thể?

Vitamin D có trong thực phẩm nào?

Vai trò của vitamin D đối với cơ thể?

Cơ thể con người cần rất nhiêu vitamin khác như: K, E, PB. các em tự tìm hiểu. Tuy cơ thể cần rất ít, nhưng nó lại quan trọng. Mỗi vitamin có 1 chức năng riêng.Nếu thiếu vitamin này, sẽ gây bệnh đặc trưng của vitamin đó. a. Vitamin A: có trong :

 Các loại quả màu đỏ như gấc, đu đủ, cà chua, cà rốt, dưa hấu.

 Gan, lòng đỏ trứng, bơ, dầu cá.

 Chuối, táo, cam, ổi, mít, lekima.

 Rau dền, khoai tây.

• Giúp cơ thể tăng trưởng, bảo vệ mắt.

• Giúp cấu tạo xương, răng, bắp thịt, da.

• Tăng sức đề kháng, tăng sữa cho bà mẹ

• Người lớn: 4000 -5000 đơn vị.

• Trẻ em: 1500 -5000 đơn vị.

b. Vitamin B: gồm B1, B2, B12, B6 .

• Cám gạo, men bia, thịt lợn nạc, tim gan, thịt gà, vịt, trứng, sò, huyết, lươn, cá khô, gía, nấm, rau muống, ngũ cốc.

• Tác dụng: điều hoà hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh phù, giúp tiêu hóa.

• Nhu cầu: trẻ em: 0,5mg -1mg/ ngày.

• người lớn: 1 -1,6mg/ ngày.

c. Vitamin C:

• Vitamin C có trong rau quả tươi bưởi, cam, chanh, su hào bắp cải, rau ngót

• Giúp phòng chống bệnh truyền nhiễm, về da, mạch máu, lở mồm, lợi, chảy máu chân răng.

• Trẻ em: 30 – 75mg/ ngày.

• Người lớn: 70- 75mg/ ngày.

d. Vitamin D: có trong bơ, dầu gan cá thu, lòng đỏ trứng, dầu dừa, tôm, cua .

• Giúp chuyển hoá chất vôi, chất lân, xương, râng phát triển.

• Nhu cầu: 400 đơn vị / ngày.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 38: Cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày 01 / 01 / 2009 Tiết 38 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ ( t.t ). Mục tiêu: Sau tiết học, HS nắm được vai trò củâ chất dinh dưỡng, cụ thể là: chất khoáng, chất xơ, vitamin, nước trong bữa ăn hằng ngày. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn Chuẩn bị: tranh ảnh liên quan. Hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV Hoạt động của HS và ghi bài Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu 3 chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cơ thể. Theo em, ngoài những chất dinh dưỡng trên, cơ thể con người cần những chất dinh dưỡng nào khác nữa? HS trả lời câu hỏi: Các loại vitamin, chất khoáng, chất xơ, nước. Hoạt động 2: 4.Các loại vitamin: Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết? Vitamin A có trong thực phẩm nào trong thực đơn cuẩ gia đình em? Vai trò của vitamin A đối với cơ thể như thế nào? Vitamin B1 thường có trong thực phẩm nào? Các vitamin B khác HS tự tìm hiểu. Vitamin C có trong thực phẩm nào? Vai trò của vitamin C đối với cơ thể? Vitamin D có trong thực phẩm nào? Vai trò của vitamin D đối với cơ thể? Cơ thể con người cần rất nhiêu vitamin khác như: K, E, PB.. các em tự tìm hiểu. Tuy cơ thể cần rất ít, nhưng nó lại quan trọng. Mỗi vitamin có 1 chức năng riêng.Nếu thiếu vitamin này, sẽ gây bệnh đặc trưng của vitamin đó. Vitamin A: có trong : Các loại quả màu đỏ như gấc, đu đủ, cà chua, cà rốt, dưa hấu. Gan, lòng đỏ trứng, bơ, dầu cá. Chuối, táo, cam, ổi, mít, lekima. Rau dền, khoai tây. Giúp cơ thể tăng trưởng, bảo vệ mắt. Giúp cấu tạo xương, răng, bắp thịt, da. Tăng sức đề kháng, tăng sữa cho bà mẹ Người lớn: 4000 -5000 đơn vị. Trẻ em: 1500 -5000 đơn vị. Vitamin B: gồm B1, B2, B12, B6. Cám gạo, men bia, thịt lợn nạc, tim gan, thịt gà, vịt, trứng, sò, huyết, lươn, cá khô, gía, nấm, rau muống, ngũ cốc. Tác dụng: điều hoà hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh phù, giúp tiêu hóa. Nhu cầu: trẻ em: 0,5mg -1mg/ ngày. người lớn: 1 -1,6mg/ ngày. Vitamin C: Vitamin C có trong rau quả tươi bưởi, cam, chanh, su hào bắp cải, rau ngót Giúp phòng chống bệnh truyền nhiễm, về da, mạch máu, lở mồm, lợi, chảy máu chân răng. Trẻ em: 30 – 75mg/ ngày. Người lớn: 70- 75mg/ ngày. Vitamin D: có trong bơ, dầu gan cá thu, lòng đỏ trứng, dầu dừa, tôm, cua. Giúp chuyển hoá chất vôi, chất lân, xương, râng phát triển. Nhu cầu: 400 đơn vị / ngày. Hoạt động 3: 5.Chất khoáng: Chất khoáng gồm những chất nào? Canxi và photpho có trong thực phẩm nào? Vai trò của nó đối với cơ thể? Iốt có trong thực phẩm nào? Vai trò của iốt đối với cơ thể? Chất sắt có trong thực phẩm nào? Vai trò của nó đối với cơ thể? Chất khoáng gồm có canxi, photpho, iốt, sắt. Canxi và photpho: Cá, sữa, đậu, tôm, trứng, rau, quả tươi Giúp xương và răng phát triển, giúp đông máu, Chất iốt: có trong rong biển, cá tôm, sò biển, các loại sữa. Tạo hoóc môn sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Nếu thiếu gây mệt mỏi, cáu gắt. Chất sắt: trong tim, gan, cật, não, trứng, sò, tôm, đậu nành, rau muống, mật mía, .. Cần cho sự tạo máu, da. Nếu thiếu da xanh, yếu, mệt hay ngất xỉu. Hoạt động 4: 6. Nước: Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng lại vô cùng cần thiết cho cơ thể vì: Ngoài nước uống, còn nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể? Nước cần thiết cho cơ thể vì: Nó là thành phần chủ yếu của cơ thể. Là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể. Điều hoà thân nhiệt. Ngoài nước uống, nước cung cấp cho cơ thể có trong rau xanh, trái cây, nước trong thức ăn . Hoạt động 5: 7.Chất xơ: Chất xơ không phải chất dinh dưỡng nhưng chất xơ là phần thực phẩm không thể thiếu mặc dù cơ thể không tiêu thụ được. Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho những chất thải mềm dễ dàng ra ngoài cơ thể. Chất xơ có trong thực phẩm nào? Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho những chất thải mềm dễ dàng ra ngoài cơ thể. Chất xơ có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên chất. Mỗi loại chất dinh dưỡng có những đặc tính và chức năng khác nhau. Sự phối hợp các chất dinh dưỡng sẽ: Tạo ra các tế bào mới. Cung cấp năng lượng để hoạt động. Bổ sung những hao hụt mất mát hàng ngày. Điều hoà mọi hoạt động sinh lý. Vậy ăn uống đầy đủ càc thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày, ta sẽ có sức khoẻ tốt. Hoạt động 6: Củng cố: Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết? Chất khoáng gồm những chất nào? Canxi và photpho có trong thực phẩm nào? Iốt có trong thực phẩm nào? Chất sắt có trong thực phẩm nào? Vai trò của nó đối với cơ thể? Chất xơ có trong thực phẩm nào? Vai trò của nó đối với cơ thể? HS trả lời câu hỏi: Hoạt động 7: Dặn dò: Học bài. Trả lời câu hỏi 2,3 ở cuối bài trong SGK trang 75. Đọc bài đọc thêm ở SGK trang 75.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_38_co_so_cua_an_uong_hop_ly_tie.doc