Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41-49

I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS hiểu được.

 +Về kiến thức : -Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.

 +Về kỹ năng : -Ap dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.

 + Về thái độ : Giáo dục HS biết được cách bảo quản thức ăn.

II-CHUẨN BỊ :

 Hình vẽ phóng to, đường đun khét ( nước màu ), rau luộc, nước đun sôi.

III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp.

IV-TIẾN TRÌNH :

 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS.

 2/ Kiểm tra bài cũ :

 Đậu hạt khô bảo quản như thế nào ? ( 4đ )

-Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt.

-Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B.

 Rau, củ, quả, đậu hạt tươi bảo quản như thế nào ? ( 5đ )

 -Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo.

 -Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.

 

doc33 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41-49, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 41 Ngày soạn: 19/01/2013 Ngày dạy : 29/01/2013 Giáo viên dạy: Hoàng Quang Tuyền Bài : 16 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ( tt ) I-MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài, HS + Về kiến thức : Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm. + Về kỹ năng : Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp + Về thái độ : Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. II-CHUẨN BỊ : Một số rau quả tươi, đồ hộp. III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp. IV-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS 2/ Kiểm ta bài cũ : GV đưa tranh vẽ A, B, C, D, E, F hình 3-15 trang 77 SGK hỏi HS ý nghĩa của các hình. ( 5 đ ) Nhiệt độ là bao nhiêu an toàn trong nấu nướng vi khuẩn bị tiêu diệt. Từ 100o C đến 105o C. ( 5 đ ) 3/ Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC *An toàn thực phẩm là gì ? +HS trả lời. + Vấn đề ngộ độc thức ăn hiện nay đang gia tăng trầm trọng. + HS cho ví dụ về ngộ độc thực phẩm tại địa phương. + Thực phẩm từ khi sản xuất đến khi sử dụng có nhiều nguyên nhân gây nên nhiễm trùng và nhiễm độc như : Dư thừa lượng thuốc trừ sâu và hoá chất trong sản xuất. Trong chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm. Tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất, chế biến đều có nhiều kẻ lở để vi khuẩn gây độc xâm nhập vào thực phẩm. * GV gọi HS đọc nội dung SGK. +HS đọc sách giáo khoa. + Hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm ? *Xem hình 3-16 trang 78 SGK +HS quan sát tranh + Nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm ? + Đối với thực phẩm tươi sống đảm bảo như thế nào ? + Đối với thực phẩm đóng hộp đảm bảo như thế nào ? + Trong gia đình thực phẩm thường được chế biến tại đâu ? Nhà bếp + Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm ? Mặt bàn, bếp, quần áo, giẻ lau, thớt thái, thịt, rau. +HS trả lời. + Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào ? Trong quá trình chế biến. * Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản không chu đáo, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh gây ra những chứng ngộ độc. + Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm sau đây ? + Thực phẩm đã chế biến + Thực phẩm đóng hộp + Thực phẩm khô * GV hướng dẩn HS đọc mục 1 trang 78 SGK +HS quan sát SGK, nhận xét. + Nhận xét những nguyên nhân gây nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm + Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn. + Chọn thực phẩm như thế nào ? +HS trả lời. + Sử dụng nước như thế nào ? * Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý thích hợp -Nếu hiện tượng xãy ra nghiêm trọng, hoặc chưa rỏ nguyên nhân, cần đưa ngay bệnh nhân và bệnh viện cấp cứu và chửa trị kịp thời. II-An toàn thực phẩm Là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất. + Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao, người sử dụng cần bi6t1 cách lựa chọn cũng như xử lý thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh. 1/ An toàn thực phẩm khi mua sắm + Thực phẩm tươi sống, thịt, cá, rau, quả + Thực phẩm đóng hộp, sửa hộp, thịt hộp, đậu hộp + Đối với thực phẩm tươi sống phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh. + Đối với thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng + Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín. 2/ An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản. + Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản không chu đáo vi khuẩn có hại sẽ phát triển gây ra những chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mữa, mệt mỏi. III-Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. 1/ Nguyên nhân ngộ độc thức ăn. -Ngộ độc do thức ăn nhiễmvi sinh vật và độc tố của nước. -Do thức ăn bị biến chất. -Do bản thân thức ăn có săn chất độc -Do thức ăn bị ô nhiễmcác chất độc hoá học. 2/ Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn. -Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị bầm dập, sâu úa, ôi ươn. . . -Sử dụng nước sạch. -Chế biến làm chín thực phẩm. -Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiểm. -Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn. -Bảo quản thực phẩm chu đáo. -Rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bằng nước sạch. -Không dùng thực phẩm có chất độc. -Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng. 4/ Củng cố và luyện tập : Bài tập 2 trang 80 SGK ( An toàn thực phẩm khi mua sắm ) -Đối với thực phẩm tươi sống, phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh. -Thực phẩm đóng hộp, có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng. -Tránh lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín. Bài tập 3 trang 80 SGK -Chọn thực phẩm tươi ngon không bầm dập, sâu úa, ôi ươn. -Sử dụng nước sạch, rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bảo quản thực phẩm chu đáo. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập 2, 3, 4 trang 80 SGK. -Chuẩn bị -Bảo quản thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt tươi, đậu hạt khô, gạo khi chuẩn bị chế biến. Tiết : 42 Ngày soạn: 22/01/2013 Ngày dạy : 02/02/2013 Giáo viên dạy: Hoàng Quang Tuyền Bài: 17 BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN ( tt ) I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS hiểu được. +Về kiến thức : -Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. +Về kỹ năng : -Ap dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực. + Về thái độ : Giáo dục HS biết được cách bảo quản thức ăn. II-CHUẨN BỊ : Hình vẽ phóng to, đường đun khét ( nước màu ), rau luộc, nước đun sôi. III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp. IV-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : Đậu hạt khô bảo quản như thế nào ? ( 4đ ) -Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt. -Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi bảo quản như thế nào ? ( 5đ ) -Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo. -Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. 3/ Bài mới : 29’ HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Giáo viên giới thiệu bài mới. + Những thực phẩm nào dể bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến ? + Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn ? + Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ như thế nào ? +HS trả lời. -Những điều nào cần lưu ý khi chế biến món ăn. + Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước như thế nào ? + Khuấy nhiều khi nấu như thế nào ? + Hâm lại thức ăn nhiều lần như thế nào + Không nên dùng gạo như thế nào ? và vo gạo như thế nào ? + Nấu cơm chắt nước thì như thế nào ? +HS trả lời. * Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dể bị biến chất hoặc tiêu huỹ bởi nhiệt. Do đó cần phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt thích hợp trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao. + Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chín chất đạm như thế nào ? ) + Đun nóng nhiều vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi ) chất béo như thế nào ? + Chất đường khi đun khô đến 180o C như thế nào ? + Chất tinh bột ở nhiệt độ cao như thế nào ? + Khi đun nấu chất khoáng như thế nào +HS trả lời. I-Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. 1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn ? Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K. *Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn. -Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1 2/ Anh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. a-Chất đạm : Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi b-Chất béo : Sinh tố A sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất. c-Chất đường bột : Sẽ bị biến mất chuyển sang màu nâu có vị đắng chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn. d-Chất khoáng : Một phần chất khoáng sẽ hoà tan vào nước. e-Sinh tố : Trong quá trình chế biến các sinh tố dể bị mất đi 4/ Củng cố và luyện tập : -GV cho HS đọc phần ghi nhớ. -Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn ? -Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần. -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Về nhà học thuộc bài, thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập 3, 4 trang 84 SGK -Chuẩn bị bài mới cá phương pháp chế biến thực phẩm. -Tổ 1 : Chuẩn bị cơm, món luộc. -Tổ 2 : Món kho -Tổ 3 : Món nướng, xôi. Tiết : 43 Ngày soạn: 25/01/2013 Ngày dạy : 05/02/2013 Giáo viên dạy: Hoàng Quang Tuyền Bài: 17 BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN ( tt ) I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS hiểu được. +Về kiến thức : -Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. +Về kỹ năng : -Ap dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực. + Về thái độ : Giáo dục HS biết được cách bảo quản thức ăn. II-CHUẨN BỊ : Hình vẽ phóng to, đường đun khét ( nước màu ), rau luộc, nước đun sôi. III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp. IV-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : Đậu hạt khô bảo quản như thế nào ? ( 4đ ) -Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt. -Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi bảo quản như thế nào ? ( 5đ ) -Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo. -Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. 3/ Bài mới : 29’ HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Giáo viên giới thiệu bài mới. + Những thực phẩm nào dể bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến ? + Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn ? + Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ như thế nào ? +HS trả lời. -Những điều nào cần lưu ý khi chế biến món ăn. + Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước như thế nào ? + Khuấy nhiều khi nấu như thế nào ? + Hâm lại thức ăn nhiều lần như thế nào + Không nên dùng gạo như thế nào ? và vo gạo như thế nào ? + Nấu cơm chắt nước thì như thế nào ? +HS trả lời. * Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dể bị biến chất hoặc tiêu huỹ bởi nhiệt. Do đó cần phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt thích hợp trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao. + Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chín chất đạm như thế nào ? ) + Đun nóng nhiều vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi ) chất béo như thế nào ? + Chất đường khi đun khô đến 180o C như thế nào ? + Chất tinh bột ở nhiệt độ cao như thế nào ? + Khi đun nấu chất khoáng như thế nào +HS trả lời. I-Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. 1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn ? Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K. *Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn. -Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1 2/ Anh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. a-Chất đạm : Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi b-Chất béo : Sinh tố A sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất. c-Chất đường bột : Sẽ bị biến mất chuyển sang màu nâu có vị đắng chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn. d-Chất khoáng : Một phần chất khoáng sẽ hoà tan vào nước. e-Sinh tố : Trong quá trình chế biến các sinh tố dể bị mất đi 4/ Củng cố và luyện tập : -GV cho HS đọc phần ghi nhớ. -Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn ? -Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần. -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Về nhà học thuộc bài, thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập 3, 4 trang 84 SGK -Chuẩn bị bài mới cá phương pháp chế biến thực phẩm. -Tổ 1 : Chuẩn bị cơm, món luộc. -Tổ 2 : Món kho -Tổ 3 : Món nướng, xôi. Tiết : 44 Ngày soạn: 09/02/2013 Ngày dạy : 19/02/2013 Giáo viên dạy: Hoàng Quang Tuyền Bài: 24 THỰC HÀNH TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ MỘT SỐ LOẠI CỦ QUẢ I-MỤC TIÊU : -Thông qua bài thực hành HS + Về kiến thức : -Biết được cách tỉa hoa bằng rau củ, quả. -Thực hiện được một số mẫu hoa đơn giản, thông dụng để trang trí món ăn. + Về kỹ năng : Có kỹ năng vận dụng các mẫu tỉa hoa để trang trí món ăn + về thái độ : Giáo dục HS có tính thẩm mỹ, khéo léo, cẩn thận. II-CHUẨN BỊ : -Mỗi tổ 1 bụi hành lá, 2 trái ớt to. III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, thực hành theo nhóm, vấn đáp IV-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : 1’ Kiểm tra đồ dùng thực hành của HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : Không. 3/ Giảng bài mới : 34’ HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * GV giới thiệu chung về kĩ thuật tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau củ, quả. . . và nêu yêu cầu thực hiện trong tiết thực hành. GV lưu ý HS về biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong khi thực hành. * GV giải thích các bước theo quy trình công nghệ và hướng dẩn thao tác thực hành. + Nguyên liệu gồm các loại rau củ, quả nào ? + Dụng cụ như thế nào ? + HS trả lời Sử dụng đoạn trắng của cọng hành, thân tròn, đẹp cắt ra làm nhiều đoạn bằng nhau, có chiều dài bằng 3 lần đường kính tiết diện. -Dùng lưỡi dao lam chẻ sâu xuống ½ chiều cao đoạn hành vừa cắt tạo thành nhiều nhánh nhỏ đều nhau để làm cánh hoa, ngâm nước khoảng 5 – 10’ cho cành hoa cong ra. -Lấy một cây hành lá cắt bỏ phần lá xanh, mỗi lá chỉ chừa một đoạn ngắn 1 – 2 cm tỉa thành cuống hoa. -Chọn một cây hành lá khác, cắt bớt lá xanh, chừa lại một đoạn ngắn khoảng 10 cm, dùng mũi kéo nhọn tách mỗi cọng lá thành 2 – 3 lá nhỏ ngâm nước vài phút cho lá cong tự nhiên, ở giửa cây hành lá dùng tăm tre cắm một cành hoa lên. -Chọn quả ớt to vừa, đường kính tiết diện từ 1 – 1,5 cm có đuôi nhọn thon dài. -Từ đuôi nhọn lấy lên một đoạn dài bằng 4 lần đường kính tiết diện. -Dùng kéo cắt sâu vào 1,5 cm chia làm 6 cánh đều nhau. -Tỉa đầu cánh hoa cong nhọn. -Lõi ớt bỏ bớt hột, tỉa thành một nhánh, nhị dài. -Uốn cánh hoa nở đều rồi ngâm vào nước. * GV thao tác mẫu cho HS xem. + HS quan sát GV làm thao tác mẫu -HS triển khai các bước thực hiện theo hướng dẩn của GV. -GV theo dõi HS thực hành và uốn nắn sai sót, nhắc nhở những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hành. HS trình bày mẫu tự sáng tạo cá nhân 1/ Nguyên liệu dụng cụ tỉa hoa : a-Nguyên liệu : Các loại rau củ, quả, hành lá, hành củ, ớt, dưa chuột, cà chua, củ cải trắng, củ cải đỏ. b-Dụng cụ : Dao bản to, mỏng, dao nhỏ mủi nhọn, dao lam, kéo nhỏ mủi nhọn, thau nhỏ. 2/ Thực hiện mẫu : a-Tỉa hoa từ hành lá : * Tỉa hoa huệ trắng : + Hoa : + Cành : + Lá : b-Tỉa hoa từ quả ớt : * Tỉa hoa huệ tây, hoa lý : 4/ Củng cố và luyện tập : -HS tự nhận xét, đánh giá sản phẩm hoàn tất, trong nhóm thực hành. -Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc. -GV kiểm tra kết quả sản phẩm, chấm điểm một số sản phẩm tiêu biểu của mỗi nhóm. -GV nhận xét tiết thực hành, rút kinh nghiệm về chuẩn bị, thao tác thực hành, sản phẩm thực hiện, vệ sinh. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Chuẩn bị : -Mỗi tổ 2 trái dưa chuột, 2 trái cà tiết sau thực hành tiếp theo Tiết : 45 Ngày soạn: 13/02/2013 Ngày dạy : 23/02/2013 Giáo viên dạy: Hoàng Quang Tuyền Bài: 24 THỰC HÀNH ( tt ) I-MỤC TIÊU : -Thông qua bài thực hành HS + Về kiến thức : -Biết được cách tỉa hoa bằng dưa chuột, cà chua. + Về kỹ năng : Thực hiện được một số mẫu hoa đơn giản, thông dụng như : tỉa lá, cành lá, bó lúa từ dưa chuột, hoa hồng từ cà chua. . . để trang trí món ăn. + Về thái độ : Giáo dục HS có tính thẩm mỹ, khéo léo, cẩn thận. II-CHUẨN BỊ : -Mỗi tổ 2 trái cà chua, 2 trái dưa. III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, thực hành theo nhóm, vấn đáp IV-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm tra dụng cụ thực hành của HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : Không. 3/ Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC Cắt lát mỏng theo cạnh xiên và cắt dính nhau 3 lát một xếp xoè 3 lát hoặc cuộn lát giửa lại. * GV thao tác mẫu cho HS xem. + HS quan sát GV làm thao tác mẫu -Cắt một cạnh quả dưa, cắt lại thành hình tam giác, cắt nhiều lát mỏng dính nhau, tại đỉnh nhọn A của tam giác theo số lượng 5, 7, 9. . . -Cuộn các lát dưa xen kẻ nhau. * GV thao tác mẫu cho HS xem. -Dùng dao cắt ngang gần cuốn quả cà chua nhưng còn để dính lại một phần. -Lạng phần vỏ quả cà chua dày 0,1 – 0,2 cm từ cuốn theo dạng vòng trôn ốc xung quanh quả cà chua để có một dải dài. -Cuộn vòng từ dưới lên, phần cuốn sẻ dùng làm đế hoa. * GV thao tác mẫu cho HS xem. -HS triển khai các bước thực hiện theo hướng dẩn của GV. -GV theo dõi HS thực hành và uốn nắn sai sót, nhắc nhở những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hành. -HS trình bày mẫu tư sáng tạo cá nhân. c-Tỉa hoa từ quả dưa chuột : * Ba lá : * Tỉa cành lá : d-Tỉa hoa từ quả cà chua : * Tỉa hoa hồng : 4/ Củng cố và luyện tập : -HS tự nhận xét, đánh giá sản phẩm hoàn tất, trong nhóm thực hành. -Dọn dẹp vệ sinh nơi thực hành. -GV kiểm tra kết quả sản phẩm, chấm điểm một số sản phẩm tiêu biểu của mỗi nhóm. -GV nhận xét tiết thực hành, rút kinh nghiệm về chuẩn bị, thao tác thực hành, sản phẩm thực hiện, vệ sinh. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Chuẩn bị bài mới thu nhập của gia đình. -Sưu tầm tranh ảnh về các ngành nghề trong xã hội về kinh tế gia đình VAC, thủ công, dịch vụ. -Thu nhập của gia đình. -Các nguồn thu nhập của gia đình Tiết : 46 Ngày soạn: 13/02/2013 Ngày dạy : 23/02/2013 Giáo viên dạy: Hoàng Quang Tuyền Bài 18 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM I-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm. +Về kiến thức : -Nắm được các phương pháp chế biến món luộc, nấu, hấp, kho, để tạo nên món ăn ngon. +Về kỹ năng : -Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh. + Về thái độ : Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người. II-CHUẨN BỊ : Tổ 1 : Luộc ; Tổ 2 : Kho Tổ 3 : cơm ; Tổ 4 : Xôi, nướng. III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm. IV-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : Bài tập 4 trang 84 SGK ( 5đ ) -Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tranh khuấy đều. -Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần. Bài tập 1 trang 84 SGK ( 4đ ) -Sinh tố và chất khoáng 3/ Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Giới thiệu bài. + Tại sao phải chế biến thực phẩm ? để tạo nên những món ăn thơm ngon, chín mềm, dể tiêu hoá, hợp khẩu vị. -Để thay đổi hương vị và trạng thái cả thực phẩm. -Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn. -Để dự trử thức ăn dùng lâu. + Bữa cơm hàng ngày của gia đình em thường dùng những ăn món gì ? +HS trả lời. * GV ghi lên bảng. * Thực phẩm sử dụng hàng ngày được chế biến bằng nhiều phương pháp. + Nhiệt có công dụng gì trong chế biến thức ăn ? +HS trả lời. * Nhiệt làm cho thực phẩm chín mềm, dể hấp thu và thơm ngon hơn nhưng đồng thời một phần dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến nhất là sinh tố. + Hãy kể những phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt ? +HS trả lời. + Em hãy kể tên những món ăn thực phẩm được làm chín trong nước. Luộc nấu kho. + Em hãy kể tên một vài món luộc thường dùng ? * GV cho HS xem một dĩa rau luộc, hình 3-20 trang 85 SGK. +HS quan sát, nhận xét. + Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường như thế nào ? * Tuỳ theo yêu cầu của món ăn có thể cho thực phẩm vào luộc lúc nước lạnh. Ví dụ : Trứng, ốc, hến, trai. . . nước ấm nguyên liệu động vật, nước sôi nguyên liệu thực vật. + Mô tả về trạng thái, màu sắc, hương vị của một số món luộc thường dùng ? + Nêu quy trình thực hiện món luộc ? +HS trả lời. + Cho ví dụ một số món lụôc lấy nước làm canh. Rau muống, bắp cải thịt. +HS cho ví dụ. + Nước luộc như thế nào ? + Thực phẩm động vật như thế nào ? + Nấu là gì ? +HS trả lời. + Trong các bữa ăn hàng ngày, món nào được gọi là món nấu. + Gọi HS đọc quy trình thực hiện SGK và yêu cầu kt. +HS đọc SGK + Trước khi nấu nguyên liệu thực phẩm làm như thế nào ? Làm sạch, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị có thể rán sơ qua cho ngấm gia vị và giữ độ ngọt khi nấu. -Khi nấu nguyên liệu nào nấu trước, động vật sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng. Trình bày theo đặc trưng của từng món -Thực phẩm như thế nào ? Chín mềm, không dai, không nát. -Hương vị thơm ngon đậm đà -Màu sắc hấp dẫn + Kho là làm như thế nào ? + Món kho có vị gì ? +HS trả lời. + Em hãy kể tên một vài món kho mà em biết ? * Gọi HS đọc quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật trong sách giáo khoa. + Trước khi kho các nguyên liệu thực phẩm ta làm như thế nào ? Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị. + Nấu thực phẩm với lượng nước như thế nào ? Ít, có vị đậm. +HS trả lời. + Thường sử dụng nguyên liệu nào để kho động vật mặn, thực vật chay. -Trình bày theo đặc trưng của món + Thực phẩm như thế nào ? Mềm, nhừ, không nát, ít nước hơi sánh -Thơm ngon, vị mặn. + Màu như thế nào ? Vàng nâu +Cho HS xem hình 3-21 trang 87 SGK. +HS quan sát hình, trả lời. + Hấp là làm như thế nào ? + Kể tên và mô tả một số món hấp thường dùng. GV ghi lên bảng Gọi HS đọc trong SGK. +HS đọc SGK. -Làm sạch nguyên liệu thực phẩm -Sơ chế tùy yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp. -Hấp chín thực phẩm. -Trình bày đẹp sáng tạo. -Thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hoặc rất ít nước. -Hương vị thơm ngon -Màu sắc đặc trưng. Sau khi học xong bài này các em hãy về làm thử một món mà em thích. I-Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt 1/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước : a-Luộc : Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. * Quy trình thực hiện : -Làm sạch nguyên liệu thực phẩm. -Luộc chín thực phẩm -Bày món ăn vào dĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp. * Yêu cầu kỹ thuật -Nước luộc trong -Thực phẩm động vật mềm, không nhừ -Thực phẩm thực vật : Rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở. b-Nấu : Là phối hợp nhiều nguyên liệu động vật và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước. * Quy trình thực hiện : * Yêu cầu kỹ thuật Xem SGK trang 86 c-Kho : Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị măn đậm đà. * Quy trình thực hiện * Yêu cầu kỹ thuật 2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước a-Hấp ( đồ ) : Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. * Quy trình thực hiện. * Yêu cầu kỹ thuật Xem trang 87 SGK 4/ Củng cố và luyện tập : Cho biết sự khác nhau giữa nấu và luộc. Nấu có nêm mắm muối và gia vị. Món luộc là làm như thế nào ? Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. Hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. -Luộc -Nấu. -Kho. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Về nhà học bài. -Làm bài tập 1 trang 91 SGK -Chuẩn bị bài tiếp theo -Món nướng, món rán, món rang, món xào. Tiết : 47 Ngày soạn: 23/02/2013 Ngày dạy: 02/03/2013 Giáo viên dạy: Hoàng Quang Tuyền Bai: 18 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (tt ) I-MỤC TIÊU : -Khi học xong bài HS hiểu được. +Về kiến thức : -Nắm được các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt để tạo nên món ăn. +Về kỹ năng : -Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh. + Về thái độ : Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người. -Giáo dục HS tự làm một món ăn cho gia đình. II-CHUẨN BỊ : -Món lá lốp nướng, chả giò, bánh phồng tôm, đậu rang, mì xào thập cẩm. III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp. IV-TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : Món kho làm như thế nào ? ( 4 đ ) Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà. Món nấu như thế nào ? ( 5 đ ) Là phối hợp nhiều nguyên liệu thực vật và động vật có thêm gia vị trong môi trường nước. 3/ Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC Chúng ta đã học phần 1, 2 phương pháp làm chín thực phẩm như thế nào ? Trong nước, bằng hơi nước, hôm nay chúng ta sang phần 3 +GV cho xem hình 3-22 trang 87 SGK và xem món lá lốp nướng chay. +HS quan sát hình + Nướng là làm chín thực phẩm như thế nào ? * Chỉ dùng lửa, dưới thường là than củi, nướng hai bên mặt của thực phẩm cho đến

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_41_49.doc