Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 42+43, Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến

2. Kĩ năng.

 - Thực hiện được một số công việc để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm khi chuẩn bị chế biến.

3. Thái độ.

 - Tránh được hao hụt các chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

B. Đồ dùng dạy học.

1. GV:

2. HS:

C. Tổ chức giờ học.

* Khởi động ( 7 phút)

1. Kiểm tra đầu giờ.

H: Em hãy nêu nguyên nhân và biệm pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?

2. Giới thiệu bài:

Qua quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng trong thự phẩm thường bị hao hụt đi, nhất là các chất dễ tan trong nước và trong hơi nước. Tiết học này sẽ giúp các em biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến nhằm tránh hao hụt chất dinh dưỡng

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 42+43, Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19.01.10 Ngày giảng: 20.01.10(6a) 22.01.10(6b) Tiết 42 – Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (t1) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến 2. Kĩ năng. - Thực hiện được một số công việc để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm khi chuẩn bị chế biến. 3. Thái độ. - Tránh được hao hụt các chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Em hãy nêu nguyên nhân và biệm pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? 2. Giới thiệu bài: Qua quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng trong thự phẩm thường bị hao hụt đi, nhất là các chất dễ tan trong nước và trong hơi nước. Tiết học này sẽ giúp các em biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến nhằm tránh hao hụt chất dinh dưỡng Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu biện pháp bảo quản thịt, cá khi chuẩn bị chế biến (10 phút) - Mục tiêu: Biết biện pháp bảo quản thịt, cá khi chuẩn bị chế biến - Đồ dùng: - GVH: theo em những chất dinh dưỡng nào dễ tan trong nước? - HS: sinh tố C, nhóm B và PP, chất khoáng.. - GV: Những thực phẩm nào dễ bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến? - HS: thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt, ngũ cốc - GV: cho HS quan sát H3.17 SGK H: Trong thịt, cá có các chất dinh dưỡng nào? - HS: quan sát hình SGK và cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét. - GV: Vậy phải bảo quản thịt, cá như thế nào? Giải thích tại sao? - GV: nhận xét, kết luận HĐ2: Tìm hiểu biện pháp bảo quản rau, củ, quả, đậu hạt tươi khi chuẩn bị chế biến (10 phút) - Mục tiêu: Biết biện pháp bảo quản rau, củ, quả, đậu hạt tươi khi chuẩn bị chế biến - Đồ dùng: - GVH: yêu cầu HS quan sát H3.18 SGK. H: Rau, củ, quả trước khi chế biến hoặc sử dụng phải trải qua những động tác gì? - HS: cắt, gọt, thái. - GVH: Cắt, rửa, gọt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng? - HS: cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét. - GV: nhận xét và bổ sung: Sinh tố và các khoáng chất dễ bị tiêu huỷ nếu không thực hiện đúng cách. Cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi cắt gọt. GV kết luận kiến thức để HS ghi chép. - GVH: Theo em nếu không thực hiện như vậy sẽ gây ảnh hưởng gì đến con người? - HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung. - GV: nhận xét câu trả lời. HĐ3: Tìm hiểu biện pháp bảo quản đậu hạt khô, gạo (13 phút) - Mục tiêu: Biết biện pháp bảo quản đậu hạt khô, gạo - Đồ dùng: - GV: yêu cầu HS quan sát H3.19 SGK. H: Nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng qua hình vẽ? - HS: quan sát hình và cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét - GV: Em hãy cho biết đối với những loại này thì cần bảo quản chất dinh dưỡng như thế nào trước khi chế biến. - HS: cá nhân phát biểu, lớp nhận xét. - GV: nhận xét, bổ sung và kết luận. - GV tích hợp môi trường: Bảo quản chất dinh dưỡng trước và trong khi chế biến món ăn, tránh được hao phí các chất dinh dưỡngtrong thực phẩn. I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. 1. Thịt, cá. - Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì khoáng chất dễ bị mất đi. - Cần bảo quản thực phẩm chu đáo: không để ruồi bọ bâu vào, giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp. 2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi. - Rửa thật sạch, chỉ nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo. - Rau, củ, quả ăn sống nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn. 3. Đậu hạt khô, gạo. - Đậu hạt khô: Bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt - Gạo tẻ, gạo nếp: Không vo quá kĩ ( nếu vo kĩ sẽ mất sinh tố B) * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài H: Em hãy nêu cách bảo quản thịt, cá, rau, củ, qủa tươi, đậu hạt khô trước khi chế biến? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc phần vở ghi. - Đọc trước bài 17 phần II: Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế biến. Ngày soạn: 26.01.10 Ngày giảng: 27.01.10(6a) 29.01.10(6b) Tiết 43 – Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (t2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến 2. Kĩ năng. - Thực hiện được một số công việc để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm trong khi chuẩn bị chế biến. 3. Thái độ. - Tránh và nhắc nhở gia đình tránh được hao hụt các chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Em hãy nêu cách bảo quản thịt, cá, rau, củ, qủa tươi, đậu hạt khô trước khi chế biến? 2. Giới thiệu bài: Qua quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm thường bị hao hụt đi không chỉ trong nước mà cả trong khi chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao. Tiết học này sẽ giúp các em biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến nhằm tránh hao hụt chất dinh dưỡng. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ2.1: Tìm hiểu biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến ( 33 phút) - Mục tiêu: Biết biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến - Đồ dùng: - GVH: yêu cầu HS đọc nội dung SGK. H: Tại sao phải quan tâm đến bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn? - HS: đọc nội dung và cá nhân trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét. - GV: nhận xét, kết luận. - GVH: Khi chế biến món ăn cần chú ý điều gì để không mất đi nguồn Vitamin, chất dinh dưỡng trong thực phẩm? - HS: cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét và bổ sung. - GV: nhận xét, giải thích và kết luận. - GVH: Em hãy giải thích tại sao phải thực hiện như vậy? - HS: các chất dinh dưỡng dễ bị tiêu huỷ, biến chất hoặc bị tiêu huỷ vì nhiệt. - GVH: yêu cầu HS đọc nội dung SGK. H: thực phẩm nào là nguồn cung cấp chất đạm? - HS: thịt, cá - GVH: Khi luộc thịt gà, thịt lợn khi sôi ta cần phải làm gì để đảm bảo chất dinh dưỡng? - HS: Nên để nhỏ lửa. - GVH: Nước luộc thực phẩm nên đổ đi hay để sử dụng? Vì sao? - HS: Nên để sử dụng vì có một số chất đạm hoà tan vào nước. - GVH: nguồn thực phẩm nào cung cấp chất béo? - HS: mỡ, bơ, dầu thực vật. - GVH: Khi rán nên để lửa như thế nào? Vì sao? - HS: Để nhỏ lửa vì ở nhiệt độ cao chất béo bị phân huỷ và mất Vitamin A hoà tan trong nó. - GVH: nguồn thực phẩm nào cung cấp chất đường bột? - HS: mía, mật ong, gạo, khoai.. - GVH: thực phẩm nào cung cấp chất khoáng và sinh tố? - HS: ốc, cua, lươn, các loại quả - GVH: Rau quả khi chế biến nên cắt thái như thế nào? Vì sao? - HS: Tránh ngâm lâu trong nước, khi nào chế biến mới thái. - GVH: khi chế biến nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chất dinh dưỡng trong thực phẩm? - HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung. - GV: kết luận. - GV tích hợp môi trường: khi chuẩn bị và trong khi chế biến thực phẩm các chất dinh dưỡng dễ bị mất đi cho nên các em cần thực hiện và nhắc nhở gia đình bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn. II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. 1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn. - Tại vì thực phẩm nếu đun lâu sẽ mất nhiều sinh tố và khoáng chất. * Để đảm bảo dinh dưỡng trong chế biến cần: - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. - Khi nấu tránh khuấy nhiều. - Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. - Không nên vo kĩ gạo và gạt bỏ nước cơm khi nấu cơm. 2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. - Chất đạm: ở nhiệt độ cao sẽ bị mất đi. - Chất béo: ở nhiệt độ cao sẽ mất Vitamin A hoà tan và bị biết chất. - Chất đường bột: ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy. - Chất khoáng, sinh tố: sẽ dễ bị hoà tan vào môi trường nước hoặc bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết. H: để đảm bảo chất dinh dưỡng trong chế biến không bị hao hụt cần phải làm gì? H: nhiệt độ ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm như thế nào? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 3, 4 SGK – Tr 84 - Đọc trước bài 18 phần I.1 ,2: phương pháp làm chín thực phẩm trong nước và bằng hơi nước.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_4243_bai_17_bao_quan_chat_dinh.doc
Giáo án liên quan