A. Mục tiêu: Thông qua bài tập thực hành , học sinh:
• Biết cách xây dựng được thực đơn dùng cho các bữa ăn tiệc, liên hoan.
• Có kỹ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
B. Chuẩn bị:Học sinh học kỹ bài 22 , chú ý phần nội dung xây dựng thực đơn để vận dụng vào bài thực hành. Có một thực đơn dành cho bữa tiệc hay liên hoan.
C. Các bước lên lớp:
Hoạt động 1:
HS quan sát hình 3.27 / SGK Cho biết danh mục món ăn trong các bữa liên hoan hay bữa cỗ?
Qua hình 3.27, hãy nhớ lại các món ăn trong bữa cỗ em có dự , nêu món ăn?
Hãy so sánh bữa cỗ hoặc liên hoan với các bữa ăn thường ngày, nhận xét của em là gì?
(Số lượng nhiều, hàm lượng chất dinh dưỡng trong các món ăn nhiều hơn)
Hãy nêu nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn bữa cỗ hay liên hoan.
Bữa cỗ hay liên hoan có từ 4 đến 5 món trở lên. Các món được chia thành các loại sau: (Dành cho tiệc đứng hay còn gọi là buffet tự phục vụ)
• Các món canh hoặc súp.
• Các món rau, cá, quả (tươi hoặc trộn)
• Các món nguội
• Các món xào, rán
• Các món mặn
• Các món tráng miệng.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 59: Thực hành xây dựng thực đơn "Thực đơn bữa tiệc, liên hoan" - Nguyễn Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59 THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN Ngày 24 – 03 - 2009
THỰC ĐƠN BỮA TIỆC, LIÊN HOAN
Mục tiêu: Thông qua bài tập thực hành , học sinh:
Biết cách xây dựng được thực đơn dùng cho các bữa ăn tiệc, liên hoan..
Có kỹ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
Chuẩn bị:Học sinh học kỹ bài 22 , chú ý phần nội dung xây dựng thực đơn để vận dụng vào bài thực hành. Có một thực đơn dành cho bữa tiệc hay liên hoan.
Các bước lên lớp:
Hoạt động 1:
HS quan sát hình 3.27 / SGK Cho biết danh mục món ăn trong các bữa liên hoan hay bữa cỗ?
Qua hình 3.27, hãy nhớ lại các món ăn trong bữa cỗ em có dự , nêu món ăn?
Hãy so sánh bữa cỗ hoặc liên hoan với các bữa ăn thường ngày, nhận xét của em là gì?
(Số lượng nhiều, hàm lượng chất dinh dưỡng trong các món ăn nhiều hơn)
Hãy nêu nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn bữa cỗ hay liên hoan.
Bữa cỗ hay liên hoan có từ 4 đến 5 món trở lên. Các món được chia thành các loại sau: (Dành cho tiệc đứng hay còn gọi là buffet tự phục vụ)
Các món canh hoặc súp.
Các món rau, cá, quả (tươi hoặc trộn)
Các món nguội
Các món xào, rán
Các món mặn
Các món tráng miệng.
Nếu bữa tiệc, có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, các món được cơ cấu như sau:
Món khai vị (súp, nộm)
Món ăn sau khai vị (nguội, xào, rán)
Món ăn chính (món mặn, thường là nấu, hấp, nướng, giàu chất đạm)
Món ăn thêm
Món tráng miệng
Đồ uống
Nếu bữa ăn có các món ăn được dọn cùng một lúc lên bàn, việc tổ chức sẽ tuỳ thuộc vào tập quán của từng địa phương
Mỗi loại thực đơn cần có đủ loại các món ăn và có thể thay đổi món ăn theo từng loại thực đơn cho bữa tiệc
Hoạt động 2:
Phân thực hành theo tổ, nhóm:
Mỗi tổ cùng bàn và xây dựng một thực đơn cho bữa cỗ hay liên hoan.
Các thành viên của tổ thảo luận tìm món ăn thích hợp đảm bảo đủ lượng và chất.
Sau 20 ph các tổ nộp bài để GV nhận xét.
Hoạt động 3:
Mỗi tổ cử đại diện trình bày thực đơn của tổ mình để cả lớp và GV nhận xét 15 ph.
Hoạt động 4: nhận xét giờ thực hành
Hoạt động 4:
Dặn dò:
Về nhà HS xem bài 24,
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_59_thuc_hanh_xay_dung_thuc_don.doc