Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

-Kiến thức: Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý, đạt yêu cầu thẩm mĩ.

-Kĩ năng: Biết sử dụng trang phục hợp lý.

-Thái độ: Biết cách mặc quần áo: phối hợp giữa áo và quần hợp lý phù hợp với công việc.

II. CHUẨN BỊ:

GV: chuẩn bị nội dung SGK và tài liệu tham khảo.

 -trang ảnh, mẫu vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. KTBC (5phút)

- Vì sao sử dụng trang phục phải phù hợp với môi trường và công việc?

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày 23/9/05 Tiết 8 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (t2) I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý, đạt yêu cầu thẩm mĩ. -Kĩ năng: Biết sử dụng trang phục hợp lý. -Thái độ: Biết cách mặc quần áo: phối hợp giữa áo và quần hợp lý phù hợp với công việc. II. CHUẨN BỊ: GV: chuẩn bị nội dung SGK và tài liệu tham khảo. -trang ảnh, mẫu vật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp. KTBC (5phút) Vì sao sử dụng trang phục phải phù hợp với môi trường và công việc? Bài mới: THẦY TRÒ GHI BẢNG HĐ 2-Tìm hiểu cách phối hợp trang phục(32phút) GV nêu 2 tình huống: -Tình huống 1: Em có 5 bộ quần áo để mặc khi đi học, đi chơi.Lúc sử dụng em máy móc cho là bộ nào phải đi với bộ đó. -Tình huống2: Còn bạn em cũng có 5 bộ quần áo tương tự nhưng mọi người vẫn thấy trang phục của bạn khá phong phú . Hỏi: Vậy qua 2 trường hợp cô vừa nêu thì em có nhận xét gì về sự khác nhau của 2 bạn trong cách sử dụng trang phục? Tại sao trang phục của bạn lại phong phú? GV: Do bạn đã biết phối hợp áo của bộ này với quần của bộ kia một cách hợp lý, có tính thẩm mĩ. - Phối hợp có tính hợp lý và thẩm mĩ là quan tâm đến sự hợp lý, hài hoà của màu sắc và hoa văn. -GV:hướng dẫn HS quan sát H1.11 (SGK) về phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần. +Aùo hoa,kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo. Không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau,có kẻ khác nhau cả về màu sắc và dòng kẻ (áo kẻ ô karô to nhỏ, quàn ke sọc dọc). GV:Đưa một số mẫu tranh ảnh quần áo hoặc các mẫu vải đã chuẩn bị sẵn để HS làm bài tập “ghép” thành bộ – để HS quan sát nên hay không nên khi khi ghép bộ và rút ra nhận xét. GV:hoặc có thể để HS nhắc lại nguyên tắc kết hợp(SGK) - Để có sự phối hợp hợp lý, không nên mặc áo và quần có 2 dạng hoa và vải khác nhau.Vải hoa hợp với vải trơn hơn với vải kẻ karô hoặc vải kẻ sọc. Vải hoa hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa. GV: giới thiệu vòng màu trong H1.12 - Chúng ta quan sát trên bảng màu ở SGK. Trong bảng màu thể hiện có 3 màu cơ bản đó là Đỏ – Vàng – Xanh. Từ 3 màu cơ bản này tuỳ mức độ pha trộn giữa 2 màu cơ bản số lượng màu thiên về màu cơ bản nào thì sẽ cho màu tiếp theo có màu đó làm chủ đạo, ví dụ: +Màu đỏ và màu vàng là 2 màu nguyên chất khi pha tỉ lệ màu đỏ nhiều thì cho màu đỏ cam, màu đỏ bằng màu vàng thì cho màu da cam, và màu đỏ ít, màu vàng nhiều cho màu vàng cam. +Cũng như vậy khi kết hợp màu vàng với xanh sẽ cho màu xanh lục, lục và vàng lục; hay màu đỏ với xanh sẽ cho màu tím đỏ, tím và xanh tím. Hỏi: Qua bảng màu và các cách phối màu ở H1.12 em hãy nêu ví dụ về sự kết hợp màu sắc giữa phần áo và phần quần trong các trường hợp: +Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu. VD:Xanh nhạt và xanh sẫm (H1.12a); tím nhạt và tím sẫm; vàng cam nhạt và đỏ cam sẫm +Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu VD:vàng và vàng lục(H1.12b); lục và xanh lục,tím và xanh tím, xanh và xanh tím. +Sự kết hợp giữa 2màu tương phản đối nhau trên vònh màu VD:cam và xanh(H1.12c); đỏ và lục; đỏ cam và xanh lục; xanh tím và vàng cam. +Riêng với màu trắng và màu đen có thể kết hợp với bất kì màu nào khác (h1.12d): đỏ và đen, xanh và trắng, trắng và đỏ.. Hỏi: Vậy theo em các màu sắc nên phối hợp với nhau như thế nào? GV:-không nên mặc quần áo có 2 màu tương phản nhau(xanh và đỏ,tím và vàng) - không nên mặc cả quần và áo có màu sắc quá sặc sỡ(cùng đỏ hoặc cùng vàng) GV kết luận :Việc phối hợp màu sắc trong may trang phục là rất quan trọngbởi màu sắc khi kết hợp hợp lý không những góp phần tôn vẻ đẹp của trang phục cũng như vẻ đẹp của người sử dụng mà còn thể hiện người sử dụng trang phục có cái nhìn thẩm mĩ, có sự hiểu biết về mĩ thuật, hội hoạ.. - HS lắng nghe và nêu nhận xét. - Biết mặc phối hợp áo quần hợp lý trang phục sẽ phong phú. -HS quan sát H1.11SGK và nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần. - HS làm bài tập “ghép” thành bộ và rút ra nhận xét. - HS quan sát trên bảng màu ở h1.12 SGK, đọc các ví dụ trong hình và chữ ở SGK về sự phối hợp màu sắc dựa theo vòng màu. -HS nêu ví dụ về sự kết hợp màu sắc giữa phần áo và phần quần. - HS rút ra nhận xét về cách phối hợp màu sắc. 2. Cách phối hợp trang phục: a. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn: -Vải hoa hợp với vải trơn hơn vải kẻ karô hoặc vải kẻ sọc. -Vải hoa hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa. b) Phối hợp màu sắc: -Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu. -Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu. -Sự kết hợp giữa 2màu tương phản đối nhau trên vòng màu. - Màu trắng và màu đen có thể kết hợp với bất cứ màu nào khác. Kết luận: *Biết mặc thay đổi, phối hợp áo và quần hợp lý về màu sắc, hoa văn , sẽ làm phong phú thêm trang phục hiện có. Củng cố –dặn dò (8phút) -Em cho biết ý nghĩa và cách phối hợp trang phục khi sử dụng? -Biết mặc phối hợp áo quần hợp lý sẽ có lợi gì? -Phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần như thế nào? -Phối hợp màu sắc giữa áo và quần như thế nào? * Xem trước phần II : Bảo quản trang phục. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_8_su_dung_va_bao_quan_trang_phu.doc