Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 8+9, Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục - Phan Văn Uy

I) MỤC TIÊU.Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được một số mục tiêu sau:

1. Kiến thức.

- Biết cách sử dụng và bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

- Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lí đạt yêu cầu thẩm mĩ.

- Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng biết cách sử dụng trang phục phù hợp với môi trường và công việc.

- Rèn luyện kĩ năng biết bảo quản trang phục.

3. Thái độ.

- Giáo dục cho học sinh có tính thăm mĩ.

- Giáo dục học sinh biết tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

II) CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị của giáo viên.

 - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK bài 4 và các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

- Tranh ảnh ứng với một số hoạt động, lễ hội ( nếu có).

- Bảng phụ, bảng kí hiệu giặt là SGK/24 phóng to, một số mẫu trang phục bằng giấy.

- Máy chiếu nếu có.

2. Chuẩn bị của học sinh.

- Đọc trước bài 4” Sử dụng và bảo quản trang phục ở nhà”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 8+9, Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục - Phan Văn Uy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8-9 Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục Họ tên: Phạm văn uy. Ngày soạn: Ngày giảng: I) mục tiêu.Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được một số mục tiêu sau: 1. Kiến thức. - Biết cách sử dụng và bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc... - Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lí đạt yêu cầu thẩm mĩ.. - Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc... 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng biết cách sử dụng trang phục phù hợp với môi trường và công việc... - Rèn luyện kĩ năng biết bảo quản trang phục... 3. Thái độ. - Giáo dục cho học sinh có tính thăm mĩ. - Giáo dục học sinh biết tiết kiệm chi tiêu cho may mặc... II) chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK bài 4 và các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. - Tranh ảnh ứng với một số hoạt động, lễ hội ( nếu có)... - Bảng phụ, bảng kí hiệu giặt là SGK/24 phóng to, một số mẫu trang phục bằng giấy. - Máy chiếu nếu có... 2. Chuẩn bị của học sinh. - Đọc trước bài 4” Sử dụng và bảo quản trang phục ở nhà”. III) phương pháp. - Hỏi đáp tìm tòi. - Phương pháp trực quan. - Thảo luận nhóm... IV) tiến trình bài học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ ( Không). 3. Nội dung bài mới. a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Như chúng tao đã biết ngoài biết cách lựa chọn trang phục, thì bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình. Biết cách sử dụng và bảo quản trang phục đúng kĩ thuật xẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục, tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn tiết kiệm được tiền chi cho may mặc. Vậy để biết cách sử dụng và bảo quản trang phục như thế nào thì chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay: Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục Tiết 1 b) Hoạt động 2: Tìm hiểu về sử dụng trang phục. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV: Đưa ra một ví dụ gây hứng thú học tập: Đi lao động một học sinh mặc quần trắng, áo trắng mang giày cao gót. Bộ trang phục này có phù hợp với công việc lao động không? Tác hại của nó như thế nào? GV: Nhận xét, kết luận: - Các em có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng. GV: Nêu sự cần thiết phải sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động. - Hàng ngày trong mọi hoạt động nếu chúng ta không biết cách chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh và điều kiễné dẫn đến: + Khi làm việc xẽ không được thoải mái. + dễ bị hiểu là người không có hiểu biết không biết tiết kiệm... em hiểu thế nào là lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động? GV: Nhận xét. Hãy kể tên các hoạt động thường ngày của em? GV: NX ( đi học, đi chơi, lao động, ở nhà...). GV: yêu cầu học sinh đọc SGK để trả lời câu hỏi: Trang phục đi học của em thường được may bằng vải gì?màu sắc như thế nào? GV: Nhận xét. Em hãy quan sát hình 1.9 SGK/19 và cho biết khi đi học em thường mặc các loại trang phục nào? GV: NX chung, kết luận: ở trường em thường có những loại trang phục ( Đồng phục ) như thế nào? Khi đi lao động như trồng cây, dọn vệ sinh...Chúng ta lên mặc như thế nào? tại sao? GV: Nhận xét, chốt nội dung: GV: Cho học sinh làm bài tập trong SGK/19. GV: gọi 1 số học sinh chứa bài tập. GV: Nhận xét đưa ra đáp án BT: + Vải sợi bông mặc mát vì dễ thấm mồ hôi. + Màu sẫm vì không sợ bẩn dính vào quần áo. + Đơn giản, rộng để dẽ hoạt động. + Đi dép thấp hoặc giày bata để đi lại vững vàng dễ làm việc. GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.10 SGK kết hợp với đọc nội dung SGK/19 để trả lời một số câu hỏi: em hãy mô tả trang phục hội chung cho người việt nam? Hãy mô tả trang phục lế hội của một dân tộc mà em biết? GV: Nhận xét chung, kết luân: Thế nào gọi là trang phục lễ tân ( Hay còn gọi là lễ phục )? GV: NX, chốt nội dung: Khi đi chơi, đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ , dự liên hoan...Em thường mặc như thế nào? GV: nhận xét: + Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan...Nên ăn mặc đẹp thể hiện kiểu cách, làm dáng một chút để tôn vẻ đẹp. + Khi đi chơi với bạn lên mặc giản dị, không nên quá diện mà nên mặc sao cho nhã nhặn hòa đồng cùng bạn bè, tránh gây mặc cảm cho bạn bè. + Khi đi mít tinh hay hội nghị phải ăn mặc làm sao để thể hiện mình là con người lịch sự, có văn hóa... GV: Cho học sinh đọc bài trang phục của bác ở phần cuối bài. GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 người để trả lời một số câu hỏi: Khi thăm đền năm 1946, bác hồ mặc như thế nào? GV: NX: Bác mặc bộ kaki màu nhạt, dép cao su con hổ giản dị. Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì bác lại” bắt các đồng chí cùng phỉa về mặc comlê, carsvat nghiêm chỉnh”?... GV: Vì đây là một công trang trọng thể hiện sự ton trọng, quý khách và bày tỏ tính hiếu khách của dân tộc việt nam mà bác thay mặt nhân dân đón tiếp. GV: Hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận: Vậy qua bài đọc này em hiểu thế nào là trang phục đẹp? GV: Đưa ra 10 bộ quần áo giấy, 5 bộ một bên cho học sinh quan sát đồng thời nêu ra 2 tình hướng để học sinh cùng suy nghĩ và trả lời: Tình huống 1: Em có 5 bộ quần áo để mặc đi học, đi chơi.Nhưng em sử dụng máy móc là bộ nào phải đi với bộ đó. Tình huống2: Bạn em cúng có 5 bộ quần áo tương tự nhưng mọi người vẫn thấy trang phục của bạn khá phong phú. Vậy qua 2 trường hợp thầy vừa nêu trên thì em có nhận xét gì về sự khác nhau của 2 bạn trong cách sử dụng trang phục? Tại sao trang phục của bạn lại phong phú? GV: Nhận xét, đưa ra kết luận: - Do bạn đã biết phối hợp áo của trang phục này với quần của trang phục kia một cách hợp lí có tính thẩm mĩ. - > Phối hợp có tính thẩm mĩ và hợp lí là quan tâm đến sự hợp lí hài hòa của màu sắc và hoa văn. GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.11 SGK kết hợp với đọc nội dung phần a SGK/20 để trả lời câu hỏi: Hãy nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần ở hình 1.11? GV: Nhận xét, đưa ra kết luận: GV: giới thiệu vòng màu trong hình 1.12 SGK/22 cho học sinh quan sát:( chúng ta quan sát trên bảng màu, trong bảng màu có 3 màu cơ bản là Đỏ- Vàng- Xanh, từ 3 màu này tùy theo mức độ pha chộn khác nhau Giữa 2 hoặc 3 màu cơ bản mà ra nhiều màu sắc khác nhauVD: + Khi màu đỏ pha với Vàng với tỉ lệ Đỏ > Vàng thì xẽ cho ra màu đỏ cam, đỏ = vàng ->da cam, Vàng >đỏ -> Vàng cam.. + Vàng pha với xanh , xẽ cho ra màu vàng lục, lục, xanh lục... + Đỏ pha với xanh xẽ được màu tím đỏ, tím và xanh tím... Qua các ví dụ thầy vừa phân tích kết hợp với Bảng 1.12 và các ví dụ trong SGK, Em hãy nêu ví dụ về sự kết hợp màu sắc giữa áo và quần trong cac trường hợp sau: + Sự kết hợp giữa các màu có sắc độ khác nhau trong cùng một màu? + Kết hợp giữa hai màu tương phản, đối nhau trên vòng màu? + Riêng trắng và đen có thể kết hợp với bất kì màu khác? GV: NX. Vậy theo em các màu sắc nên phối hợp với nhau như thế nào cho hợp lí? GV: Nhận xét, đưa ra kết luận: GV: Đưa thêm ý kiến về cách phối màu hợp lí: + Không nên mặc quần áo có 2 màu sắc tương phản nhau. + Không nên mặc cả quần và áo có màu sắc sặc sỡ... Gia đình em thường sử dụng trang phục như thế nào cho hợp lí ( cách lựa chọn, phối màu...) với công việc, hoạt động môi trường...? HS: Chú ý lắng nghe. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Đọc sách. HS: Trả lời. HS: Trả lời. HS: Chú ý, ghi bài. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: ghi bài. HS: Suy nghĩ, làm BT HS: Chữa BT. HS: Chữa BT vào vở BT. HS: Quan sát hình vẽ, Đọc SGK. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Trả lời. HS: Chú ý, ghi bài. HS: Suy ghĩ, trả lời. HS: Ghi bài. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Đọc bài. HS: Thảo luận. HS: Trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: đưa ra KL: HS: Chú ý, quan sát, lắng nghe. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Quan sát, đọc sách. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: ghi bài. HS: Chú ý quan sát, lắng nghe. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Suy nghĩ , trả lời. HS: Ghi bài. HS: Suy nghĩ, trả lời. I. sử dụng trang phục. 1. Cách sử dụng trang phục. a. Trang phục phù hợp với hoạt động. * Trang phục đi học. - Trang phục đi học thường được may bằng vải pha có màu sắc nhã nhặn, kiểu may đơn giản, dễ mặc. - Trang phục đi học của các em thường mặc đồng phục của trường theo mùa vào những ngày quy định, đồng phục được may rộng thoải máy để học sinh đỡ vận động. * Trang phục đi lao động. - Khi tham gia lao động dù công việc nặng hay nhẹ chúng ta đều phải chọn quần áo mặc thoải mái, màu sẫm để khi làm việc không sợ bẩn. - Ngoài ra ta cần chọnn một số vật dụng phù hợp đi kềm như: Mũ, nón, dép, giày vải... * Trang phục lễ hội, lễ tân. - Trang phục lễ hội: + Trang phục lễ hội của Việt nam tiêu biểu là chiếc áo dài dân tộc. + Ngoài ra từng dân tộc, từng vùng, miền đều có trang phục lễ hội riêng: Vùng kinh bắc có áo dài tứ thân; lễ phục của mỗi dân tộc một khác ( tày, nùng, mông...)... - Trang phục lễ tân: Là loại trang phục được mặc trong các buổi nghi lễ, các buổi họp trọng thể... b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc. => Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc của mình. 2. Cách phối hợp trang phục. a. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn. - Để có sự phối hợp hợp lí thì áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn màu chính của áo. Không nên mặc quần và áo có kẻ khác nhau cả về màu sắc đến dòng kẻ. b. Phối hợp màu sắc. - Việc phối hợp màu sắc trong may trang phục là rất quan trọng bởi màu sắc khi kết hợp hợp lí không những góp phần tôn vẻ đẹp của trang phục cũng như vẻ đẹp của người sử dụng mà còn thể hiện người trang phục có cái nhìn thẩm mĩ, có sự hiểu biết về họa ... * Hướng dẫn về nhà. + GV: yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp và đọc trước phần II- “ bảo quản trang phục”... Tiết 2. ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. Em hãy nêu cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động đi học? Em hãy nêu cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động đi lao động? Nội dung bài mới. c) Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản trang phục. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Bảo quản trang phục bao gồm những công việc nào? GV: NX ( bao gồm các công việc : làm sạch, làm phẳng, cất giữ). áo quần bị bẩn khi sử dụng chúng ta phải làm như thế nào để nó trở lại như mới? GV: NX ( cần giặt và phơi khô..). GV: Hướng dẫn học sinh đọc các từ trong khung và đọc đoạn văn để có hiểu biết chung và tìm từ trong khung điền vào chỗ trống. GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát sẵn bảng phụ có BT SGK/ 23 yêu cầu các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút để hoàn thành BT. GV: Yêu cầu 2 nhóm trước trình bày, 2 nhóm sau nhận xét bổ xung ý kếi cho 2 nhóm trước ( nếu có). GV: Nhận xét, chữa bài. ở nhà em đã tham gia giặt quần áo giúp đỡ bố mẹ chưa? Nếu có , vậy em hãy kể lại quá trình giặt quần áo gồm mấy công đoạn? Khi giặt cần chú ý điều gì? GV: Nhận xét, chốt nội dung: GV: Có thể giới thiệu qua cho học sinh rõ quy trinh giặt bằng máy: + Lấy đồ còn sót trong túi áo, quần. + Tách áo màu sáng và sẫm màu để riêng. + vò xả phòng những chỗ bẩn như tây, cổ và nách áo rồi mới cho vào máy giặt giặt. + Phơi cũng như giặt bằng tay. Tại sao phải giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch? GV: NV ( cho hết bọt xà phòng). GV: Giới thiệu về công việc là (ủi): + Là một công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi. + Các loại quần áo bằng vải sợi bông, lanh, tơ tằm cần nlà thường xuyên vì sau khi giặt hay bị nhăn. + Các quần áo bằng sợi tổng hợp thì không cần là thường xuyên mà chỉ cần là sau vài lần giặt. Hãy quan sát hình 1.13 SGK/23 và nêu tên những dụng cụ dùng để là áo, quần ở gia đinh em? GV: Nhận xét, kết luận: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày quy trình là quần áo? GV: Nhận xét, tổng kết yêu cầu học sinh học theo phần b SGK/24. GV: Treo bảng 4 SGK phóng to lên bảng, hướng dẫn học sinh đọc một số kí hiệu giặt là ghi trên bảng. GV: Phát một số mẫu vải có ghi kí hiệu giặt là cho một số học sinh quan sát và nhận dạng. GV: Nhận xét chung. GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK/25 để trả lời câu hỏi: sau khi giặt là cần cất giữ bảo quản quần áo như thế nào cho hợp lí? GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh về học theo SGK/25. Gia đình em thường bảo quản trang phục như thế nào? HS: Đọc lướt SGK, trả lời. HS: Chú ý , lắng nghe. HS: Trả lời. HS: Chú ý. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành BT GV giao phó. HS: Trình bày, nx, bổ xung. HS: Chú ý lắng nghe, chữa BT. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chúy ý, ghi bài. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Trả lời. HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời. HS: Ghi bài. HS: đọc sách và trình bày. HS: chú ý lắng nghe, đánh dấu bài về học. HS: Chú ý quan sát, lắng nghe, đọc dữ liệu trên bảng. HS: Nhận diện kí hiệu giặt là trên vải. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Đọc sách, suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý lăng nghe, đánh dấu bài về học. HS: trả lời. II. Bảo quản trang phục. 1. Giặt, phơi. * Quy trình giặt và phơi: + Lấy các đồ vật còn sót trong túi áo và túi quần ra. + Tách quần áo sáng màu và quần áo màu sẫm, dễ phai ra 2 loại riêng. + Ngâm quần áo trong nước khi vò xà phòng khoảng10 phút. + Vò kĩ xà phòng. + Giũ nhiều lần bằng nước sạch. + Vắt kĩ và phơi. 2. Là (ủi). a. Dụng cụ là. - Gồm: Bàn là, bình phun nước, cầu là. b. Quy trình là.( SGK/24). c. Kí hiệu giặt, là. 3. Cất giữ. ( SGK/25). 4. Tổng kết bài học. - GV: yêu cầu học sinh đọc lại phần ghi nhớ của bài. 5. Hướng dẫn về nhà. - Yêu cầu học sinh về nhà học bài , trả lời các câu hỏi cuối bài và làm BT 3/25. - GV: Yêu cầu học sinh đọc và chuẩn bị bài 5” Thực hành- Ôn một số mũi khâu cơ bản” . V.Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_89_bai_4_su_dung_va_bao_quan_tr.doc