Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra (5)
1. Nêu quy trình kỹ thực hiện, yêu cầu kỹ thuật món ăn của nộm hỗn hợp
2. Yêu cầu nhận xét bổ sung cho điểm
H: Trả lời
Hoạt động 2: Bài mới (30')
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm học sinh
- Tổ chức cho các nhóm học sinh thực hành tự chọn.
- GV theo dõi và chấm điểm thực hành theo từng học sinh trong các nhóm
- Hs các nhóm để hết nguyên liệu đã chuẩn bị lên bàn cho GV kiểm tra
- HS các nhóm thực hành chế biến món ăn
Hoạt động 3: Nhận xét giờ kiểm tra (5)
- GV nhận xét về công tác chuẩn bị của HS
- Công bố điểm của các nhóm trước lớp
H: Chú ý lắng nghe nhận xét của GV
Hoạt động 4: Về nhà (5)
- Thực hành các món ăn tự chọn trong bữa ăn của gia đình
( Rán trứng, luộc, luộc rau)
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 27 - Nguyễn Văn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/3/2009
Ngày dạy: 6A: 10/3/2009;
6B: 10/3/2009
Tiết 51: Kiểm tra thực hành
I)Mục tiêu
Hiểu cách làm một số món ăn đã học, quy trình thực hiện các món này
Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món theo yêu cầu kỹ thuật tương tự
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
II) Chuẩn bị
HS chuẩn bị nguyên liệu theo các nhóm để thực hành làm một trong các món đã học để chấm điểm
III) Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
1. Nêu quy trình kỹ thực hiện, yêu cầu kỹ thuật món ăn của nộm hỗn hợp
2. Yêu cầu nhận xét bổ sung cho điểm
H: Trả lời
Hoạt động 2: Bài mới (30')
GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm học sinh
Tổ chức cho các nhóm học sinh thực hành tự chọn.
GV theo dõi và chấm điểm thực hành theo từng học sinh trong các nhóm
- Hs các nhóm để hết nguyên liệu đã chuẩn bị lên bàn cho GV kiểm tra
- HS các nhóm thực hành chế biến món ăn
Hoạt động 3: Nhận xét giờ kiểm tra (5’)
- GV nhận xét về công tác chuẩn bị của HS
- Công bố điểm của các nhóm trước lớp
H: Chú ý lắng nghe nhận xét của GV
Hoạt động 4: Về nhà (5’)
Thực hành các món ăn tự chọn trong bữa ăn của gia đình
( Rán trứng, luộc, luộc rau)
Ngày soạn: 10/3/2009
Ngày dạy: 6A: 12/3/2009;
6B: 14/3/2009
Tiết 52
Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
I)Mục tiêu
Học sinh hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý
Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
Tính hiệu quả của tổ chức bữa ăn hợp lý, yêu thích công việc, thích tìm hiểu khám phá để tổ chức hoặc đề xuất được bữa ăn bổ, ít tốn kém và không lãng phí
II) Chuẩn bị
G: Tranh bữa ăn tiêu biểu, thực đơn các bữa ăn hàng ngày
III) Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra (2’)
G: Ăn là nhu cầu của cuộc sống con người để sống và làm việc. Song ăn như thế nào là hợp lý, đảm bảo phát triển và không vượt quá khả năng tài chính của gia đình.
H: Trả lời
Hoạt động 2: Bài mới (33’)
(?): Theo em thế nào là bữa ăn hợp lý
Bữa ăn hợp lý cần những loại thực phẩm nào?
(?): Cho biết nhận xét chung về các bữa ăn thường ngày của gia đình
Gơi ý:
Có những loại món ăn nào?
Có nhiều chất dinh dưỡng nào?
Có đủ dùng không?
Có ngon miệng không?
G: Ghi lại kết quả của 1 số bữa ăn mà học sinh nêu lên
1. Thế nào là bữa ăn hợp lý
H: Chọn thực phẩm đủ các nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành bữa ăn hoàng chỉnh
(giàu đạm, đường, bột béo, vitamin và khoáng chất)
H: Đưa ra nhận xét
VD: Các món ăn 1 bữa
Tôm rang: chất đạm, khoáng
Đậu phụ sốt cà: béo, đường, bột
Rau luộc: vitamin và xơ
Cà muối: vitamin, khoáng, xơ
Hoạt động 2.2
G: Bằng kiến thức thực tế hàng ngày ở gia đình
(?): Phân biệt như thế nào là bữa chính, bữa phụ?
G: Phân tích về sinh hoạt ở các vùng thành phố, thị trấn, nông thôn
G: Khẳng định
Mỗi ngày nên ăn nhiều bữa vì khi dạ dày hoạt động bình thường thức ăn được tiêu hóa hết trong khoảng 4 đến 5 giờ
Mỗi ngày 24 tiếng thì phải ăn bao nhiêu bữa? vì sao?
(?): Tại sao phải ăn đủ bữa đúng giờ mỗi ngày?
G: Chốt lại
Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe và góp phần tăng thêm tuổi thọ
2. Phân chia số bữa ăn trong gia đình
H: Hai, ba bữa trong ngày
Bữa chính: cơm mới nấu nhiều món ăn hơn
Bữa phụ: không nhất thiết phải cơm (bánh đa, mì, cơm rang)
H: nên ăn 3 đến 4 bữa
Bữa sáng ăn đủ lượng chuẩn bị cho lao động học tập cả buổi
Bữa trưa cần bổ sung đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý để tái tạo sức lao động
Bữa tối: cần tăng chất dinh dưỡng về khối lượng để hấp thu năng lượng bị tiêu hao trong ngày
Hoạt động 3: củng cố (5’)
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về các món ăn trong một bữa.
H: Lấy ví dụ theo nhóm
Các nhóm nhận xét xem trong khẩu phần bữa đó đã hợp lý về dinh dưỡng chưa
Hoạt động 4: Về nhà (5’)
Liên hệ với gia đình xem các bữa ở gia đình đã đảm bảo các nhu cầu về dinh dưỡng chưa
Nghiên cứu phần II: Nguyên tắc tổ chức các bữa ăn trong gia đình
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_27_nguyen_van_cuong.doc