Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Nguyễn Văn Cường

A/ Mục tiêu bài học.

Thông qua bài thực hành hs:

 - Nắm vững hơn các kiến thức đã học về lựa chọn vải, lựa chọn trang phục.

 - Biết chọn được vải và kiểu may phù hợp với dáng vóc, nước da của mình, đạt yêu cầu thẩm mỹ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người.

 - Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn.

B/ Chuẩn bị:

- Câu hỏi của qui trình kiểm tra lựa chọn trang phục.

? Để lựa chọn được trang phục đẹp, phù hợp cần những yếu tố nào?

- Mỗi nhóm chuẩn bị một số mẫu vải

- Giáo viên chuẩn bị một số tranh về mẫu trang phục

C/ Tiến trình lên lớp.

I/ Tổ chức lớp:

Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân trong 5 phút: Tự xác định vóc dáng, nước da của bản thân phương án lựa chọn trang phục, vải và các vật dụng đi kèm.

Cho các nhóm thảo luận.

II/ Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy nêu cách chọn vải phù hợp với vóc dáng cơ thể?

? Nêu ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn, kiểu may đến vóc dáng người mặc?

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Nguyễn Văn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2008 Ngày dạy: 6B: 9/9/2008 Tiết 6: Thực hành. Lựa chọn trang phục A/ Mục tiêu bài học. Thông qua bài thực hành hs: - Nắm vững hơn các kiến thức đã học về lựa chọn vải, lựa chọn trang phục. - Biết chọn được vải và kiểu may phù hợp với dáng vóc, nước da của mình, đạt yêu cầu thẩm mỹ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người. - Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn. B/ Chuẩn bị: - Câu hỏi của qui trình kiểm tra lựa chọn trang phục. ? Để lựa chọn được trang phục đẹp, phù hợp cần những yếu tố nào? - Mỗi nhóm chuẩn bị một số mẫu vải - Giáo viên chuẩn bị một số tranh về mẫu trang phục C/ Tiến trình lên lớp. I/ Tổ chức lớp: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân trong 5 phút: Tự xác định vóc dáng, nước da của bản thân phương án lựa chọn trang phục, vải và các vật dụng đi kèm. Cho các nhóm thảo luận. II/ Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu cách chọn vải phù hợp với vóc dáng cơ thể? ? Nêu ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn, kiểu may đến vóc dáng người mặc? III/ Tiến trình thực hành: 1. Làm việc cá nhân. Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ và ghi vào giấy đặc điểm vóc dáng của mình những dự định: + Kiểu áo quần định may + Chọn vải có chất liệu, màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng kiểu may. + Chọn một số vật dụng đi kèm sao cho phù hợp với quần áo đã chọn. + Chọn vải và kiểu may cho mùa nóng, mùa lạnh. 2. Thảo luận tổ. GV hướng dẫn học sinh chia nội dung thảo luận ở tổ làm hai phần: a) Cá nhân trình bày phần viết của mình trước tổ. b) Các bạn trong tổ nhận xét cách lựa chọn trang phục của bạn. + Màu sắc của vải, chất liệu vải. + Chọn kiểu may và những vật dụng đi kèm. ? Sự lựa chọn của bạn đã hợp lý chưa? ? Nếu chưa hợp lý thì sửa chữa như thế nào? *Khi thảo luận cá nhân ghi nhận xét góp ý của các bạn vào chính tờ bài làm của mình. GV theo dõi các tổ thảo luận và cho ý kiện nhận xét đánh giá. 3. Tổng kết đánh giá kết quả và kết thúc bài thực hành. GV nhận xét đánh giá về: - Tinh thần thái độ làm việc của học sinh - Nội dung đạt được so với yêu cầu của bài - Giới thiệu một số phương án hợp lý GV thu bài viết của học sinh về chấm điểm IV/ Củng cố, dặn dò - Đọc trước bài 4 - Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục. Ngày soạn: 7/9/2008 Ngày dạy: 6A: 11/9/2008; 16/9/2008 6B: 9/9/2008; 11/9/2008 Tiết 7 + 8 Sử dụng và bảo quản trang phục A/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS: - Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc. - Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mĩ. - Biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. - Biết sử dụng trang phục cho hợp lý. B/ Chuẩn bị: Tranh ảnh, mẫu vật Bảng ký hiệu trang phục. C/ Tiến trình lên lớp: I. Tổ chức lớp. II. Kiểm tra bài cũ: ? Lựa chọn trang phục như thế nào là hợp lý? III. Tiến trình lên lớp: I/ Sử dụng trang phục. 1/ Cách sử dụng trang phục. a) Trang phục phù hợp với hoạt động - Trang phục đi học: H1.9 SGK/ 18. - Trang phục lao động. + Vải sợi bông mặc mát, dễ thấm mồ hôi. + Tối màu + Kiểu may đơn giản, rộng. + Dép thấp hoặc dày ba ta, để đi lại dễ dàng, chắc chắn. - Trang phục lễ hội, lễ tân. b) Trang phục phù hợp với môi trường công việc. + Tóm lại: Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc. 2/ Cách phối hợp trang phục a) Phối hợp vải hoa văn và vải trơn. - áo hoa kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo. b) Phối hợp màu sắc. II/ Bảo quản trang phục 1/ Giặt phơi. 2/ Là (ủi) a) Dụng cụ là: H1.13 - Bàn là - Bình phun nước - Cầu là b) Qui trình là: - Điều chỉnh nấc bàn là phù hợp với các loại vải. - Vải bông, lanh (1600C) - Vải tơ tằm (1200C) - Vải pha (1600C) c) Kí hiệu giặt là. 3/ Cất giữ. Ghi nhớ: SGK/ 25 GV: có nhiều bộ trang phục đẹp phù hợp với bản thân.nhưng phải biết mặc bộ nào cho phù hợp với hoạt động, thời điểm, hoàn cảnh xã hội. ? Tại sao phải sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động? Gv gợi ý khi đi học, đi chơi, đi lao động ta mặc như thế nào? ? Khi đi học em thường mặc như thế nào? Cho cả lớp làm bài tập lựa chọn trang phục trong SGK. Gọi 2 HS trả lời và giải thích. ? Em hãy mô tả lại trang phục đi dự sinh hoạt, văn hóa văn nghệ? Gọi 1 HS đứng đọc bài: “Bài học về trang phục của Bác”. ? Khi đi thăm đền Đô năm 1946 Bác mặc như thế nào? ? Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại bắt các đồng chí cùng đi phải mặc com lê, cà vạt nghiêm chỉnh? ? Em hãy quan sát h1.11 SGK nêu nhận xét về sự phối hợp của vải hoa văn của áo và vải trơnảu quần? GV: Em hãy xem h1.12 và đọc các ví dụ trong hình và chữ ở SGK về sự kết hợp giữa các màu trong hình. GV: Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình: làm sạch, làm phẳng, cất giữ. Cho HS làm bài tập SGK tr. 23 Gọi HS đọc đầu bài Cho các em nghiên cứu tìm các từ hoặc nhóm từ trong bảng điền vào chỗ trống để hoàn thiện quy trình giặt phơi trong gia đình. GV: Là (ủi) là một công việc cần thiết để làm phẳng áo quần sau khi giặt, phơi. ? Em hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là áo quần ở gia đình? GV: Cho HS nêu thêm một vài dụng cụ khác. - Bàn là than - Bàn là nướng. GV: Giới thiệu cho HS nắm được qui trình là. GV treo bảng kí hiệu giặt là Cho HS nghiên cứu bảng 4. Gọi HS nhận dạng kí hiệu và đọc ý nghĩa các kí hiệu ? Em hãy nêu cách cất giữ quần áo? Gọi HS đọc phần ghi nhớ. D/ Củng cố – Dặn dò - Vì sao sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người. - Về học * 1 và 2 trong phần ghi nhớ. - Về học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Trả lời các câu hỏi cuối bài học. - Giờ sau ôn 1 số mũi khâu cơ bản. + Chuẩn bị: - Vải tráng hoặc vải màu sáng. 2 mảnh vải có kích thước 10cm x 15 cm. - Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu, chỉ thêu màu. . Ngày soạn: 11/9/2008 Ngày dạy: 6A: 18/9/2008; 6B: 16/9/2008 Tiết 9: Thực hành: Ôn tập một số mũi khâu cơ bản I/ Mục tiêu - Thông qua bài thực hành, HS nắm vững thao tác khâu cơ bản để ôn lại cho HS mũi khâu thường dùng, mũi đột, gấp mép khâu lược cố định và khâu vắt mép đã lược. - HS thực hành mũi thường, mũi đột. - Gấp mép khâu lược cố định và khâu vắt mép vải đã lược. II/ Chuẩn bị GV: Bìa, kim khâu len, len màu. HS: Kim, chỉ khâu, vải. GV chuẩn bị thêm một số mảnh vải để bổ sung cho những em thiếu. III/ Tiến trình lên lớp A/ Tổ chức lớp B/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. C/ Thực hành 1/ Khâu mũi thường Hình 1.14 SGK/ 27. 2/ Khâu mũi đột mau. Hình 1.15 SGK/28. 3/ Khâu vắt. Hình 1.16 SGK/28. - GV hướng dẫn HS xem hình 1.14 SGK - Em hãy nhắc lại thao tác từng mũi may? - GV nhắc lại cho HS thao tác trên bìa bằng len và kim khâu len. - GV hướng dẫn HS khâu. Xem hv 1.15 SGK/28. - GV hướng dẫn HS cách khâu - Cho các em làm thực hành vào vải. - GV hướng dẫn xong lí thuyết cho HS nắm vững. - HS làm bài thực hành. Làm vào vải cả 3 cách khâu. D/ Củng cố - Đánh giá kết quả thực hành. - GV nhận xét chung tiết thực hành. - Sự chuẩn bị - Tinh thần thái độ làm việc - Kết quả sản phẩm. - GV thu bài làm của HS để chấm điểm. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 6. Thực hành cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh. Ngày soạn: 15/9/2008 Ngày dạy: 6A: 23/9/2008; 6B: 18/9/2008. Tiết 10: Thực hành: Cắt khâu Bao tay trẻ sơ sinh. I/Mục tiêu - Thông qua bài thực hành HS. + Vẽ, tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh. + May hoàn chỉnh một chiếc bao tay. + Có tính cẩn thận, thao tác chính xác đúng qui định. II/Chuẩn bị GV: Mẫu bao tay hoàn chỉnh. - Tranh vẽ phóng to, cách vẽ tạo mẫu giấy HS: Miếng bìa, bút chì, thước, compa, kéo. III/Tiến trình lên lớp A/Tổ chức lớp - Phân bố tiết dạy. Tiết 1: GV hướng dẫn HS cách vẽ và cắt tạo mẫu giấy. Tiết 2 + 3: HS cắt vải theo mẫu giấy, may và hoàn chỉnh bao tay. B/Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. C/Bài thực hành 1) GV giới thiệu yêu cầu của bài thực hành. 2) Thực hành cắt khâu bao tay theo qui trình. a) Vẽ và cắt mẫu giấy. - Hình 1.17 a. (đơn vị đo cm) b) Cắt vải theo mẫu giấy. - GV hướng dẫn HS cắt theo mẫu. c) Khâu bao tay theo qui trình h1.17 b - GV hướng dẫn. - HS vẽ mẫu vào miếng bìa mỏng kích thước 10 x 12 cm cắt mẫu bằng miếng bìa. - HS ngồi tại chỗ làm bài thực hành. 3) Đánh giá kết quả thực hành. - GV nhận xét tinh thần thái độ. Kết quả thực hiện. - Dặn dò HS giờ sau mang mẫu bìa và một mảnh vải có kích thước 20 x 24 cm. Ngày soạn: 20/9/2008 Ngày dạy: 6A: 25/9/2008; 30/9/2008; 6B: 23/9/2008; 25/9/2008. Tiết 11 + 12: Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh (tiếp) I/ Chuẩn bị HS: Một bao tay bằng bìa giờ trước đã làm. - Miếng vải có kích thước: 20 x 24 cm. - Dây chun nhỏ. - Kim, chỉ, phấn vẽ, kéo, thước. II/ Tiến trình lên lớp A/ Tổ chức lớp. - Cho HS ngồi theo đơn vị tổ để HS làm bài thực hành B/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. C/ Bài thực hành 1) GV hướng dẫn HS đặt mẫu vẽ lên vải, cắt vải theo mẫu. - Cho HS úp 2 mặt phải vải vào trong, sắp bằng mép khâu một đường cách mép 0,5 cm. - Khâu viền mép vòng cổ tay và luồn dây chun. - Trang trí bao tay theo ý thích bằng các đường thêu đã học ở lớp 4. 2) Đánh giá kết quả thực hành. - GV nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả. - Chấm điểm sản phẩm. - Dặn dò HS chuẩn bị bài 7 – Thực hành cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật. Ngày soạn: 26/9/2008 Ngày dạy: 6A: 2/10/2008; 6B: 30/9/2008. Tiết 13: Thực hành: Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật. I/ Mục tiêu bài thực hành - Thông qua bài thực hành HS. + Vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối, cắt vải theo mẫu giấy và khâu vỏ gối hoàn chỉnh. Theo yêu cầu của bài học. + Vận dụng để khâu vỏ gối khác tùy theo yêu cầu sử dụng. + Có tính cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng qui trình. II/ Chuẩn bị GV: Tranh vẽ vỏ gối phóng to (2 mẫu hoàn chỉnh, 1 mẫu phóng to). HS: Kim, chỉ, kéo, vải, bìa. III/ Tiến trình lên lớp A/ Tổ chức lớp B/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. C/ Bài mới 1) Vẽ, cắt, tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối. a) Vẽ các hình chữ nhật. - GV giới thiệu cho HS cách vẽ tạo mẫu giấy. - GV vẽ hình lên bảng. - HS vẽ hình ra giấy. b) Cắt mẫu giấy - Cắt theo đúng nét vẽ tạo nên 3 mảnh giấy của vỏ gối. 2) Cắt vải theo mẫu giấy GV thao tác mẫu và hướng dẫn HS cắt trên vải. - Trải phẳng vải trên mặt bàn. - Đặt mẫu giấy và cắt thẳng theo chiều dọc thớ vải. - Dùng phấn hoặc bút chì vẽ theo chu vi của mẫu giấy xuống vải. - Cắt đúng nét vẽ được 3 mảnh vải chi tiết của vỏ gối HS: Sau khi GV đã thực hiện các thao tác dựng hìh trên giấy và cắt vải. HS thực hiện theo từng bước. - Chú ý: Chỉ dẫn HS khi đặt mẫu giấylên vải phải đặt chiều dọc của vỏ gối theo chiều dọc của vải. - Khi HS cắt trên vải. GV chú ý hướng dẫn các em cắt cho đường cắt phải thẳng không nham nhở. D/ Tổng kết – Dặn dò - GV nhận xét giờ thực hành về tinh thần thái độ, học tập, ý thức kỉ luật - Nhận xét mẫu vỏ gối các em thực hành. - Chuẩn bị cho bài thực hành khâu sản phẩm. Tuần sau HS mang kim, chỉ khâu, ăng ten, mẫu chi tiết gối đã cắt. .......................................................................................... Ngày soạn: 30/9/2008 Ngày dạy: 6A: 7/10/2008; 9/10/2008; 6B: 2/10/2008; 7/10/208. Tiết 14 + 15: Thực hành: Khâu vỏ gối hình chữ nhật (tiếp) I/ Tiến trình lên lớp A/ Tổ chức lớp B/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Mộu vải các chi tiết của vỏ gối - Kim, chỉ trắng, chỉ màu, ăng ten. C/ Thực hành 3) Khâu vỏ gối (h 1.19) GV: Cho HS xem mẫu vỏ gối đã khâu hoàn chỉnh và giới thiệu cho HS biết qui trình thực hiện khâu vỏ gối. GV: Hướng dẫn cho HS các thao tác cơ bản vào hoàn thành sản phẩm. a) Khâu viền mép 2 mảnh mặt dưới vỏ gối. - Gấp mép nẹp vỏ gối có bề rộng là 1,5 cm lược cố định nẹp để khâu cho dễ (h 1.19 a, b) - Khâu vắt nẹp 2 mảnh dưới vỏ gối chờm lên nhau 1 cm, điều chỉnh để có kích thước bằng mảnh vỏ trên, lược cố định 2 đầu nẹp (h 1.19 c) c) úp 2 mặt phải của 2 mảnh vỏ gối khâu lược 1 đường. - Vận dụng cách khâu bình thường mau mũi chỉ, khoảng cách các mũi chỉ khoảng 2 mm. d) Lộn vỏ gối sang mặt phải qua lỗ, nẹp vỏ gối, vuốt phẳng đường khâu, khâu 1 đường xung quanh cách nẹp 2 cm tạo diềm vỏ gối. - HS thực hành khâu theo sự chỉ dẫn của GV. - HS khâu bình tĩnh, không vội để đảm bảo kĩ thuật. - GV: Quan sát HS làm thực hành. + Chú ý tới việc thực hiện đúng qui trình tự từng bước 4) Hoàn thiện sản phẩm. - Gv hướng dẫn HS đính khuy bấm hoặc làm khuyết. 5) Trang trí vỏ gối: - Trang trí vỏ gối có thể làm bằng cách. + Thêu các đường thêu cơ bản đã học ở lớp 4, ở lớp 5 để trang trí diềm vỏ gối. + Nếu thêm trang trí mặt vỏ gối thì phải thêu trước khi khâu. D/ Tổng kết – Dặn dò GV: Nhận xét, đánh giá kết quả 3 tiết thực hành về tinh thần, thái độ làm việc (có thể khen hoặc phê bình 1 số cá nhân thực hiện chưa tốt. - Thu sản phẩm chấm điểm - HS xem lại nội dung chương I để giờ sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra. ----------------------------------------------------------- Ngày soạn: 5/ 10/ 2008 Ngày dạy: 6A: 14/10/2008; 16/10/2008; 6B: 9/10/2008; 14/10/2008. Tiết 16 + 17: ôn tập I/ Mục tiêu Thông qua tiết ôn tập giúp HS. - Nắm vững những kiến thức về kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc. - Biết cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục. - Biết vận dụng được 1 số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình. - Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc lịch sự, gọn gàng. II/ Chuẩn bị GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập kế hoạch tổ chức tiết ôn tập. - Tranh ảnh, mẫu vật phục vụ tiết ôn tập. III/ Tiến trình lên lớp A/ Tổ chức lớp B/ Kiểm tra bài cũ I/ Giới thiệu bài. GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (khoảng 15 phút) theo 4 nội dung của chương, sau đó gv đặt cau hỏi cả lớp cùng thảo luận. Nhóm 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc. Nhóm 2: Lựa chọn trang phục. Nhóm 3: Sử dụng trang phục. Nhóm 4: Bảo quản trang phục. II/ Các nhóm thảo luận theo nội dung được phân công: Cá nhân học sinh đều ghi lại ý kiến của cá nhân và ý kiến của nhóm để phát biểu trước lớp. III/ Thảo luận trước lớp. ? : 1. Hãy nêu nguồn gốc, qui trình sản xuất, tính chất của vải sợi thiên nhiên ? - Nguồn gốc vải sợi thiên nhiên: + Từ thực vật: Cây bông, lanh, đay, gai + Từ động vật: Con tằm, con cừu, lông vịt - Tính chất: Vải len có độ co giãn lớn, giữ nhiệt tốt, thích hợp để may quần áo mùa đông. + Vải bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu. - Qui trình sản xuất. * Nguyên liệu từ thực vật: + Quả bông sau thu hoạch được giũ sạch hạt loại bỏ chất bẩn đánh tơi kéo thành sợi dệt vải. + Cây lanh, gai: vỏ cây qua quá trình sản xuất tạo sợi dệt vải lanh, vải gai. * Nguyên liệu từ động vật: + Từ lông cừu se thành sợi dệt. + Từ con tằm cho kén tằm qua quá trình ươm tơ nấu kén trong nước sôi đ keo tơ tan ra, kén mềm dễ rút thành sợi, sợi tơ rút ra từ kén đang ướt được chập thành sợi tơ dệt vải. ? : 2. Nêu nguồn gốc, qui trình sản xuất, tính chất vải sợi hóa học, vải sợi pha ? ? : 3. Để có trang phục đẹp cần chú ý đến những điểm gì ? + Chọn vải và kiểu may có hoa văn màu sắc phù hợp với dáng màu da, chọn kiểu may phù hợp với dáng vóc để cho bớt khuyết tật, tạo dáng đẹp. - Chọn vải và kiểu may phù hợp với lứu tuổi, tạo dáng đẹp, lịch sự. - Sự đồng bộ của trang phục: Cùng với kiểu may, màu sắc hoa văn của trang phục cần chọn vật dụng đi kèm như khăn quàng, mũ, túi xách, giày phù hợp về màu sắc hình dáng, tạo nên sự đồng bộ của trang phục. ? : 4. Sử dụng trang phục cần chú ý đến vấn đề gì ? ? : 5. Bảo quản trang phục gồm những công việc chính nào ? + Bảo quản trang phục gồm: - Giặt, phơi: đúng qui trình tư khâu vò xà phòng, giũ sạch xà phòng và phơi đúng kỹ thuật đảm bảo tính chất vải và quần áo - Là đúng kỹ thuật. - Cất giữ cẩn thận tránh ẩm mốc, gián cắn làm hỏng quần áo. D/ Tổng kết – Dặn dò - GV: Nhận xét ý thức thái độ, tinh thần học tập của HS, kết quả tiết ôn tập - Về nhà xem và ôn lại bài, xem lại phần kỹ năng, kĩ thuật cắt, khâu 1 số sản phẩm. - Dặn dò HS ôn tập tốt, chuẩn bị cho tiết kĩ thuật ra viết. Ngày soạn: 12/10/2008 Ngày dạy: 6A: 21/10/2008; 6:B:16/10/2008. Tiết 18: Kiểm tra I/ Mục tiêu - Thông qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng, vận dụng. - Qua kết quả kiểm tra GV cũng có được những suy nghĩ cải tiến, bổ sung cho bài giảng hấp dẫn hơn. HS rút kinh nghiệm. Cải tiến phương pháp học tập. II/ Chuẩn bị GV: Đề bài kiểm tra. HS: Giấy làm bài kiểm tra III/ Đề bài Câu 1: Cho sẵn các từ hoặc nhóm từ sau. 1. Vải sợi tổng hợp 6. Kén tằm 2. Vải sợi pha 7. Cây xanh 3. Vải sợi bông 8. Vải len 4. Vải xoa, tôn, tê - tơ - rôn 9. Con tằm 5. Gỗ, tre, nứa. 10.Vải lanh Em hãy chọn từ hoặc nhóm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở các câu sau: a) Cây bông dùng để sản xuất ra b) Lông cừu qua quá trình sán xuất được . c) Vải tơ tằm có nguồn gốc từ động vật .. d). được sản xuất từ các nguyên liệu than đá, dầu mỏ. e) Vải sợi tổng hợp là các vải như .. g) Vải xa tanh được sản xuất từ các chất xen lu lê của .. h) ..................có những ưu điểm của các sợi thành phần. Câu 2: Em hãy sử dụng cụm từ thích hợp từ cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A. Cột A Cột B 1. Vải lanh 2. Vải Pôlyeste 3. Vải sợi bông 4. Vải len 5. Vải xa tanh a. lông xù, nhỏ có độ bền kém. b. ít nhàu, có lông xù c. Mặt vải mịn, dễ nhàu d. Dễ nhàu mặt vải bóng e. Không nhàu, rất bền. IV/ Đáp án: thang điểm Câu 1: (5 đ) a. Vải bông d. Vải sợi tổng hợp h. Vải sợi pha b. Vải len e. Vải, xoa, tôn c. Con tằm g. Gỗ, tre, nứa Câu 2: (5 đ) 1- c; 2 – e; 3 – a; 4 – b; 5 – d. Ngày soạn: 17/10/2008. Ngày dạy: 6A:23/10/2008; 6B: 21/10/2008. Chương II: trang trí nhà ở Tiết 19: Sắp xếp đồ đặc hợp lý trong nhà ở I/ Mục tiêu - HS xác định được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người. - HS biết được sự cần thiết của việc phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở và sắp xếp đồ đặc trong từng khu vực cho hợp lý, tạo thoải mái, hài lòng cho các thành viên trong gia đình. - HS vận dụng sắp xếp gọn gàng ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập của mình. - HS gắn bó và yêu quý nơi ở của mình. II/ Chuẩn bị GV: Nghiên cứu SGK, giáo án. HS: Đọc bài mới. III/ Tiến trình lên lớp A/ Tổ chức lớp B/ Kiểm tra bài cũ C/ Bài mới Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung GV: Trong cuộc sống của mỗi chúng ta không thể thiếu nhà ở. Nhà ở là không gian sinh hoạt rất cần thiết cho mỗi thành viên trong gia đình. Làm thế nào để có một không gian sống thoải mái và tiện lợi trong nhà ở chúng ta nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người. Chia lớp thành 3 nhóm học sinh. Yêu cầu HS quan sát SGK hình 2.1 kết hợp với kinh nghiệm thực tế để thảo luận trả lời: ? Vì sao con người cần có nhà ở, nơi ở? HS các nhóm trả lời, GV ghi nhanh vào góc bảng: - Bảo vệ cơ thể, tránh ảnh hưởng xấu của thiên nhiên: mưa, gió, bão, nắng nóng, tuyết lạnh - Thỏa mãn nhu cầu cá nhân: ngủ, tắm giặt, học tập,... - Thoả mãn nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình: ăn uống, nghỉ ngơi, xem truyền hình ? Vậy nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? HS trả lời, GV tổng kết cho HS ghi vở. GV có thể đưa thêm những tình huống nhà ở có vai trò bảo vệ con người. Tránh thú dữ. tránh gió rét, tránh lũ . Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở GV đặt vấn đề về sự cần thiết phải sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở (SGK). ? Đồ đạc trong nhà ở được sắp xếp như thế nào là hợp lý ? HSTL: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở là sắp xếp một cách khoa học đồ đạc trong nhà. ? Em hãy kể tên những sinh hoạt bình thường hàng ngày của gia đình? HSTL: - Ăn uống, học tập, tiếp khách. - Nấu ăn, tắm giặt, vệ sinh . - Nghỉ ngơi, nghe nhạc, xem truyền hình, ngủ . GV: Căn cứ vào hoạt động bình thường của mỗi gia đình nơi ở thường có các khu vực chính (Cho HS đọc SGK) GV phân tích yêu cầu của từng khu vực. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK về việc bố trí các khu vực sinh hoạt ở nhà mình. GV chốt lại ý kiến của HS và rút ra kết luận. 2' 20' 20' I/ Vai trò nhà ở đối với mỗi đời sống con người. a, Nhà ở là nơi trú ngụ của con người. b, Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường (mưa, gió, bão, nắng, nóng,...) c, Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và về tinh thần của con người. II/ Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở. - Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở là thể hiện sự khoa học trong cuộc sống gia đình. a) Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình. Kết luận: Sự phân chia khu vực cần tính toán hợp lý, tùy theo tình hình diện tích nhà ở thực tế sao cho phù hợp với tính chất công việc. D/ Củng cố – Dặn dò (3') - Nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người ? - Nêu các khu vực chính của nhà ở ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_8_nguyen_van_cuong.doc