Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 9, Tiết 18: Ôn tập

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết ôn tập giúp HS:

- Nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc.

- Biết cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục.

- Biết vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình.

- Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc lịch sự gọn gàng.

II. CHUẨN BỊ

GV: - Nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm của chương.

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, lập kế hoạch tổ chức tiết ôn tập.

Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh mẫu vật phục vụ nội dung ôn tập.

- Chuẩn bị mẫu vải sợi bông, sợi hoá học, sợi tổng hợp để HS phân tích chất, tác dụng của vải.

HS: On lại kiến thức: Các loại vải thường dùng trong may mặc và lựa chọn trang phục.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1 .On định lớp

2. KTBC: kết hợp trong bài ôn.

3. Bài mới : ÔN TẬP

GV: Chúng ta đã học xong chương I” May mặc trong gia đình”. Trong phạm vi thời gian 1 tiết ôn tập tổng kết chương , hôm nay cô cùng các em hệ thống lại những vấn đề trọng tâm của chương, nhằm giúp các em nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản về csc loại vải thường dùng trong may mặc, cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục, vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc cho bản thân và gia đình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 9, Tiết 18: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày25/10/05 Tiết 17 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết ôn tập giúp HS: Nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc. Biết cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục. Biết vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình. Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc lịch sự gọn gàng. II. CHUẨN BỊ GV: - Nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm của chương. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, lập kế hoạch tổ chức tiết ôn tập. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Tranh ảnh mẫu vật phục vụ nội dung ôn tập. Chuẩn bị mẫu vải sợi bông, sợi hoá học, sợi tổng hợp để HS phân tích chất, tác dụng của vải. HS: Oân lại kiến thức: Các loại vải thường dùng trong may mặc và lựa chọn trang phục. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1 .Oån định lớp 2. KTBC: kết hợp trong bài ôn. 3. Bài mới : ÔN TẬP GV: Chúng ta đã học xong chương I” May mặc trong gia đình”. Trong phạm vi thời gian 1 tiết ôn tập tổng kết chương , hôm nay cô cùng các em hệ thống lại những vấn đề trọng tâm của chương, nhằm giúp các em nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản về csc loại vải thường dùng trong may mặc, cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục, vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc cho bản thân và gia đình. TL THẦY TRÒ GHI BẢNG 15 25 Hoạt động 1: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận(khoảng 15 phút) theo 4 nội dung trọng tâm của chương, sau đó GV đặt câu hỏi cả lớp cùng thảo luận. -Nhóm 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc. -Nhóm 2: Lựa chọn trang phục. Nhóm 3: Sử dụng trang phục. Nhóm 4: Bảo quản trang phục. Hoạt động 2: Thảo luận trước lớp. - Hãy nêu nguồn gốc, qui trình sản xuất , tính chất của vải sợi thiên nhiên. - Nêu nguồn gốc, quy trình sản xuất, tính chất vải sợi hoá học, vải sợi pha? -Để có được trang phục đẹp cần chú ý đến những điểm gì? -Sử dụng trang phục cần chú ý đến vấn đề gì? -Bảo quản trang phục gồm những công việc chính nào? -Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật có lợi gì? - Các nhóm thảo luận theo nội dung được phân công. - Cá nhân và nhóm đều ghi lại ý kiến riêng và ý kiến tập thể ra giấy để phát biểu trước lớp. -HS: Nguồn gốc vải sợi thiên nhiên: +Từ thực vật: cây bông, lanh, đay, gai. +Từ động vật: Con tằm, con cừu, lông vịt. *Tính chất: vải len có độ co giãn lớn,giữ nhiệt tốt, thích hợp để may áo quần mùa đông . - vải bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao,mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu. *Quy trình sản xuất: -Nguyên liệu từ thực vật: +Quả bông sau thu hoạch được giũ sạch hạt loại bỏ chất bẩn đánh tơi kéo thành sợi dệt vải. + cây lanh, gai: vỏ cây qua quá trình sản xuất tạo thành sợi dệt để dệt vải lanh, vải gai. -Nguyên liệu từ động vật: +từ lông cừu se thành sợi dệt. +từ con tằm cho kén qua quá trình ươm tơ rút thành sợi tơ dệt vải. -HS: Nguồn gốc: +vải sợi hoá học gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp: Sợi nhân tạo từ gỗ tre nứa Sợi tổng hợp từ than đá, qua quá trình xử lý bằng các chất hoá học tạo thành sợi hoá học và sợi tổng hợp. +Vải sợi pha: được kết hợp từ 2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt vải. *Quy trình sản xuất: +vải sợi nhân tạo từ chất xenlulo của gỗ, tre, nứa qua xử lý bằng một số chất hoá học dung dịch keo hoá học tạo sợi nhân tạo(visco, axetat) dệt vải sợi nhân tạo (tơ lụa nhân tạo, xa tanh) +Vải sợi tổng hợp: từ than đá, dầu mỏ tổng hợp thành chất dẻo(polyme) nung chảy tạo dung dịch keo hoá học tạo sợi tổng hợp(vải xoa,tôn, lụa, nilon..) +Vải sợi pha: kết hợp ưu điểm của 2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt. *Tính chất của vải: +Vải sợi nhân tạo: độ mềm của mặt vải tương tự vải sợi bông, mặc thoáng mát, thấm mồ hôi,dễ bị nhàu, sợi dai. +Vải sợi tổng hợp: mặt vải bóng.sợi mịn,không bị nhàu, dễ giặt,sợi dai,mặc nóng ít thấm mồ hôi. +Vải sợi pha có ưu điểm của các loại sợi thành phần tạo nên sợi dệt,vải sợi pha được sử dụng nhiều trong may mặc vì đẹp, bền ,phong phú, giá rẻ. -HS: chọn vải và kiểu may có hoa văn màu sắc phù hợp với dáng vóc,màu da,..chọn kiểu may phù hợp với dáng vóc để cho bớt khuyết tật, tạo dáng đẹp. +Chọn vải và kiểu may phù hợp với lứa tuổi, tạo dáng đẹp, lịch sự. +Sự đồng phục của trang phục: Cùng với kiểu may, màu sắc hoa văn của trang phục cần chọn vật dụng đi kèm như khăn quàng, mũ, túi xách, giày.phù hợp về màu sắc hình dáng, tạo nên sự đồng bộ của trang phục. HS: Sử dụng trang phục cần chú ý: -Trang phục phù hợp với hoạt động: đi học, lao động, đi dự lễ hội -Trang phục phù hợp với môi trường và công việc tạo cách ăn mặc trang nhã và lịch sự. -Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với màu sắc và hoa văn với vải trơn một cách hợp lý tạo sự phong phú màu sắc và sự đồng bộ về trang phục mang tính thẩm mĩ cao. -Biết cách phối hợp hài hoà giữa quần và áo hợp lý. HS: Bảo quản trang phục gồm: -Giặt, phơi đúng quy trình từ khâu vò xà phòng, giũ sạch xà phòng và phơi đúng kĩ thuật đảm bảo tính chất vải và quần áo. -Là(ủi) đúng kĩ thuật. -Cất giữ cẩn thận tránh ẩm mốc, gián cắn làm hỏng quần áo. HS: bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc vẻ gọn gàng hấp dẫn tiết kiệm được tiền chi dùng trong may mặc. I. VỀ KIẾN THỨC: 1.Các loại vải thường dùng trong may mặc: a) Vải sợi thiên nhiên: -vải len có độ co giãn lớn, giữ nhiệt tốt, thích hợp để may trang phục mùa lạnh. Vải bông, tơ tằm có độ hút ẩm cao,mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu. b)Vải sợi hoá học gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. -Vải sợi nhân tạo có tính chất tương tự vải sợi bông; vải sợi tổng hợp rất đa dạng, bền đẹp, dễ giặt, ít bị nhàu nhưng mặc bí vì ít thấm mồ hôi. c)Vải sợi pha: có được ưu điểm của các loại sợi thành phần tạo nên sợi dệt. Vải sợi pha được sử dụng rất nhiều để may áo quần và các đồ dùng bằng vải trong gia đình. 2)Lựa chọn trang phục: a)Có nhiều loại trang phục. Mỗi loại được may bằng chất liệu vải, màu sắc và kiểu may phù hợp với công dụng của từng loại trang phục để thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể và làm tôn vẻ đẹp cho con người. b) Chọn vải may mặc cần phù hợp với vóc dáng của cơ thể, với lứa tuổi với công dụng của từng loại trang phục và cần chú ý chọn các vật dụng đi kèm phù hợp. 3)Sử dụng và bảo quản trang phục: a)Cần sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc; cần nắm được cách phối hợp trang phục hợp lý, có tính thẩm mĩ. b)Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm được chi tiêu cho may mặc. II. VỀ KĨ NĂNG: 1. Phân biệt được một số loại vải. 2. Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi. 3.Biết sử dụng trang phục hợp lý và bảo quản trang phục đúng kĩ thuật. 4. Cắt khâu được một số sản phẩm đơn giản. 4. Tổng kết – Dặn dò:(5phút) -GV nhận xét ý thức, thái độ tinh thần học tập của HS, kết quả tiết ôn tập. -Về nhà: xem lại bài tổng hợp ôn tập hôm nay và xem lại SGK để ôn tập tốt. Xem lại phần kĩ năng, kĩ thuật cắt khâu một số sản phẩm. -Dặn dò HS ôn tập tốt, chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết 1tiết.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_9_tiet_18_on_tap.doc