I/ Mục tiêu: Thông qua tiết học, GV giúp HS:
1. Kiến thức:
- Biết được thành phần cơ giới của đất trồng.
- Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
- Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng.
- Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất.
2. Kỹ năng:
- Có khả năng phân biệt được các loại đất.
- Có các biện pháp canh tác thích hợp.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, 3 mẫu đất(đất cát, đất thịt, đất sét), nước, cốc thủy tinh.
Tranh ảnh và tài liệu có liên quan.
- HS: nghiên cứu bài trước ở nhà.
III/ Phương pháp:
Phương pháp: thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, quan sát trực quan, thảo luận nhóm.
IV/ Tiến trình:
1. Ổn định lớp: (1’) KT sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhiệm vụ của trồng trọt là gì?
- Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Đất trồng là môi trường sống của cây. Do đó ta cần biết đất có những tính chất chính nào để từ đó ta có biện pháp sử dụng và cải tạo hợp lí. Đây là nội dung của bài học hôm nay.
25 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1-9 - Lâm Thị Nữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
Ngày soạn: 21/08/2011
Phần 1: TRỒNG TRỌT.
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT.
Bài 1,2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG.
I/ Mục tiêu: Thông qua tiết học, GV giúp HS:
1/ Kiến thức:
Hiểu được vaiu trò của trồng trọt.
Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
Hiểu được đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng.
Biết được các thành phần của đất trồng.
2/ Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức đã học biết cách giữ gìn, tận dụng đất để trồng trọt.
Rèn kĩ năng phân tích đất ở các thao tác thực hành.
3/ Thái độ:
Hứng thú học tập kĩ thuật nông nghiệp, coi trọng sản xuất trồng trọt.
Có ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường.
II/ Chuẩn bị:
GV: Hình 1.2 SGK phóng to.
Sơ đồ 1, bảng phụ, phiếu học tập.
Tranh ảnh và tài liệu có liên quan.
HS: Nghiên cứu bài ở nhà.
III/ Phương pháp dạy học:
Phương Pháp: thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
IV/ Tiến trình:
1/ Ổn định: (1’) KT sĩ số HS
2/ KTBC: KT sự chuẩn bị dụng cụ học tập của HS.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy trồng trọt và chăn nuôi là 2 lĩnh vực đặc biệt ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế . Vai trò của trồng trọt là gì? Thế nào là đất trồng? Vai trò của nó ra sao? Tiết học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó. Bài 1,2: “ Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1: (8’)
Tìm hiểu vai trò của trồng trọt.
- GV treo hình 1 yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời: Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Thế nào là cây lương thực?
- Thế nào là cây thực phẩm?
- Thế nào là cây nguyên liệu cho công nghiệp?
- Hãy kể tên một số cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp có trồng tại địa phương?
- Kể tên các loại nông sản nước ta xuất khẩu ra thị trường thế giới?
* Hoạt động 2: (6’)
Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt.
- Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai sắn là nhiệm vụ của ngành sản xuất nào?
- Trồng các loại cây rau, đậu, vừng, lạc là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào?
- Vậy nhiệm vụ chính của trồng trọt là gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV yêu cầu HS đọc bài tập SGK/ 6 xác định nhiệm vụ của trồng trọt?
* Hoạt động 3: (8’)
Tìm hiểu biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
- Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, người ta thực hiện những biện pháp nào?
- Thế nào là áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiến tiến?
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm ra mục đích của từng biện pháp?
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đưa đáp án.
Mục đích cuối cùng của các biện pháp trên là sản xuất ra nhiều nông sản.
* Hoạt động 4: (10’)
Tìm hiểu về đất trồng và vai trò của đất trồng.
- Đất trồng là gì?
- GV nhận xét chốt ý.
- Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Tại sao?
- GV: Đất là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu(nhiệt độ, lượng mưa, gió,) đá bị vỡ vụn thành những mảnh có kích thước khác nhau. Dưới tác động của nước, các mảnh đá vỡ vụn nêu trên bị phân hủy và giải phóng ra chất khoáng. Đây chính là nguồn thức ăn đầu tiên cho các vi sinh vật bậc thấp như vi khuẩn, địa y, rêu, các sinh vật này sống trên bề mặt các mảnh đá, sau khi chết đi chúng để laị một lớp chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này là nguồn nguyên liệu tổng hợp nên chất mùn- chất hữu cơ đặc trưng của đất, làm cho đất khác hẳn với đá, đất trồng có độ phì nhiêu.
+ Vai trò của đất trồng:
- GV treo hình 2 yêu cầu HS quan sát.
- Trồng cây trong môi trường nước và môi trường đất có điểm gì giống và khác nhau?
- Đất trồng có vai trò gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 5: (7’)
Tìm hiểu thành phần của đất trồng.
- GV đưa tình huống yêu cầu HS nhận xét:
+ Cân đất ẩm cho vào tủ sấy, mang ra cân lại?
+ Cho cục đất khô vào nước?
+ Đất tán nhỏ cho vào cốc nước khuấy đều?
- Đất có những thành phần nào?
- GV treo sơ đồ 1 yêu cầu HS nhắc lai .
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK/ 8.
- Dựa vào kiến thức sinh học 6 hãy điền vào vai trò của của các thành phần của đất đối với cây trồng.
- GV nhận xét, đưa đáp án.
- HS quan sát, thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- Là cây cho chất bột như: gạo, ngô, khoai, sắn,
- Là rau, quảăn kèm với thức ăn cơ bản là lương thực.
- Là những cây trồng cho sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè,
- HS liên hệ, trả lời.
- Cà phê, cao su, gạo, hạt điều,
- Nhiệm vụ của trồng trọt.
- Nhiệm vụ của trồng trọt.
- Đảm bảo lương thực cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc SGK, trả lời: nhiệm vụ 1,2,4,6
- Khai hoang, lấn biển.
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.
- Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật.
- Là sử dụng giống mới năng suất cao, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- HS lắng nghe.
- Không. Vì thực vật không thể sống trên lớp than đá.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Giống nhau: đều cung cấp cho cây oxi, nước, dinh dưỡng.
- Khác nhau: trồng cây trong môi trường nước phải có giá đỡ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét:
+ Lần sau nhẹ hơn lần trước do nước đã bốc hơi.
+ Có bọt khí nổi lên.
+ Có phần nổi lên và phần lắng xuống, phần nổi lên là phần chất hữu cơ, phần lắng xuống là chất vô cơ.
- Phần khí, phần rắn, phần lỏng.
- HS nhắc lại.
- HS đọc SGK.
- HS làm bài tập.
- HS lắng nghe.
I/ Vai trò của trồng trọt:
Cung cấp:
- Lương thực, thực phẩm cho con người.
- Thức ăn cho chăn nuôi.
- Nguyên liệu cho công nghiệp.
- Nông sản để xuất khẩu.
II/ Nhiệm vụ của trồng trọt:
Đảm bảo lương thực , thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
III/ Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
Bảng phụ
IV/ Khái niệm về đất trồng:
1/ Đất trồng là gì?
Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
2/ Vai trò của đất trồng:
Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
V/ Thành phần của đất trồng:
Phần khí.
Phần rắn: chất vô cơ, chất hữu cơ.
Phần lỏng.
4/ Củng cố: (3’)
Yêu cầu HS đọc phần “Ghi nhớ” SGK/6,7.
Bài tập củng cố:
1/ Đúng hay sai?
Trồng trọt có vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu.
Đất tròng là lớp than đá tơi xốp.
Thành phần của đất gồm 4 thể: rắn, lỏng, khí, vô cơ.
2/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Nhiệm vụ của trồng trọt: đảm bảo. và .. cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó.. có thể sinh sống và sản xuất ra. .
Biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt: khai hoang, lấn biển,. ,áp dụng biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
Đáp án:
1/ a- Đ b- S c- Đ d- S
2/ a- lương thực/ thực phẩm
b- cây trồng/ sản phẩm
c- tăng vụ
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị trước bài 3: “ Một số tính chất chính của đất trồng. ”
* Ghi chú: Bảng phụ.
Một số biện pháp
Mục đích
Khai hoang, lấn biển.
Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.
Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
- Tăng diện tích đất canh tác.
- Tăng sản lượng nông sản.
- Tăng năng suất cây trồng.
* Bài tập SGK/ 8.
Các thành phần của đất trồng
Vai trò đối với cây trồng
- Phần khí
- Phần rắn
- Phần lỏng
- Cung cấp oxi cho cây hô hấp và khí cacbonic cho cây quang hợp.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.
- Cung cấp nước cho cây, giúp vận chuyển các chất trong cây.
Tuần: 2
Tiết: 2
Ngày soạn: 28/08/2011
BÀI 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG.
I/ Mục tiêu: Thông qua tiết học, GV giúp HS:
Kiến thức:
- Biết được thành phần cơ giới của đất trồng.
- Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
- Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng.
- Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất.
Kỹ năng:
- Có khả năng phân biệt được các loại đất.
- Có các biện pháp canh tác thích hợp.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và hoạt động nhóm.
Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, 3 mẫu đất(đất cát, đất thịt, đất sét), nước, cốc thủy tinh.
Tranh ảnh và tài liệu có liên quan.
- HS: nghiên cứu bài trước ở nhà.
III/ Phương pháp:
Phương pháp: thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, quan sát trực quan, thảo luận nhóm.
IV/ Tiến trình:
Ổn định lớp: (1’) KT sĩ số HS
Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhiệm vụ của trồng trọt là gì?
- Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Đất trồng là môi trường sống của cây. Do đó ta cần biết đất có những tính chất chính nào để từ đó ta có biện pháp sử dụng và cải tạo hợp lí. Đây là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (9’)
Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất là gì?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại: phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào?
+ Phần vô cơ gồm có mấy cấp hạt?
+ Thành phần cơ giới của đất là gì?
+ Căn cứ vào thành phần cơ giới người ta chia đất ra mấy loại?
- GV nhận xét, chốt ý.
- Giáo viên cung cấp:
+ Đất sét: 25% cát, 30% limon, 45% sét.
+ Đất thịt: 45% cát, 40% limon, 15% sét.
+ Đất cát: 85% cát, 10% limon, 5% sét.
- Ý nghĩa của việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì?
- Giữa các loại đất đó còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ,
Hoạt động 2: (7’)
Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất.
+ Người ta dùng độ pH để làm gì?
+ Trị số pH dao động trong phạm vi nào?
+ Dựa vào trị số pH, người ta chia đất thành mấy loại?
+ Em hãy cho biết tại sao người ta xác định độ chua, độ kiềm của đất nhằm mục đích gì?
- GV lấy ví dụ: xoài thích hợp với đất có pH: 5.5- 7.5; Vải thích hợp với đất có khoảng pH: 4.5- 6.
- Việc xác định độ pH của đất giúp ta xác định được loại cây phù hợp đồng thời có thể cải tạo đất quá chua quá mặn để tái sử dụng.
Ví dụ đất chua do bị rửa trôi kiềm, do rễ tiết chất gây chuahay phân giải chất hữu cơ tạo chất gây chua cũng có thể do bón phân có chất gây chua.
Biện pháp làm giảm độ chua của đất là bón vôi kết hợp với thủy lợi đi đôi với canh tác hợp lí.
- GV kết luận, chốt ý.
Hoạt động 3: (12’)
Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- GV treo bảng phụ nội dung bảng SGK/ 9. phát phiếu học tập yêu cầu HS quan sát thí nghiệm của GV và nhận xét khả năng giữ nước của các loại đất hoàn thành bài tập.
- GV dùng 3 chai nhựa có đục vài lỗ ở đáy đựng 3 loại đất: đất cát, đất thịt, đất sét với lượng bằng nhau đặt chúng trên 3 lọ thủy tinh, sau đó đổ một lượng nước như nhau vào 3 chai nhựa, quan sát hiện tượng.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét đưa đáp án.
- Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng nhờ đâu?
- Gv nhận xét, chốt ý.
- Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé , đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
- Ta nên trồng cây trên loại đất nào là tốt nhất? Vì sao?
Hoạt động 4: (8’)
Tìm hiểu độ phì nhiêu cuả đất là gì?
- Hãy so sánh cây trồng trên đất thiếu nước, dinh dưỡng và cây trồng trên đất đủ nước, đủ dinh dưỡng sẽ phát triển ra sao?
- Như vậy cây trồng trên đất có độ phì nhiêu sẽ phát triển tốt.
- Theo em độ phì nhiêu của đất là gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
- Đất có đủ nước và chất dinh dưỡng có thể khẳng định là đất phì nhiêu không? Vì saio?
- Ngoài độ phì nhiêu còn có yếu tố nào khác quyết định năng suất cây trồng không?
Vì vậy ta thấy con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất.
- Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất cần phải: làm đất đúng kỹ thuật, cải tạo và sử dụng đất hợp lí, thực hiện chế độ canh tác tiên tiến.
Chống xói mòn, bón phân đúng loại đúng cách.
à Bao gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
à Gồm có các cấp hạt: hạt cát (0,05 – 2mm), limon ( bột, bụi) (0,002 – 0,05 mm) và sét (<0,002 mm).
à Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét có trong đất.
à Chia đất làm 3 loại: Đất cát, đất thịt và đất sét.
- Học sinh lắng nghe.
- Là cơ sở để phân loại đất giúp ta hiểu được đặc điểm và tính chất của đất để có định hướng cho việc sử dụng và cải tạo.
- Học sinh lắng nghe.
à Dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất.
à Dao động từ 0 đến 14.
à Căn cứ vào trị số pH, người ta chia đất thành:
+ Đất chua: pH<6,5.
+ Đất kiềm: pH> 7,5.
+ Đất trung tính: pH = 6,6 -7,5.
à Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- HS nhận phiếu, nghe yêu cầu.
- HS quan sát, hoàn thành bài tập theo nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
à Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
- Học sinh lắng nghe.
- Ta nên trồng cây trên đất thịt vì nếu trồng cây trên đất sét dễ bị úng,trồng cây trên đất cát dễ bị thiếu nước.
- HS nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- HS trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Chưa hẳn. Vì đất phì nhiêu là đất có đủ nước, chất dinh dưỡng, đảm bảo cho năng suất cao và không chứa chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Muốn đạt được năng suất caongoài độ phì nhiêu của đất còn có các yếu tố khác: giống, thời tiết tốt và chăm sóc tốt.
- Học sinh lắng nghe.
I. Thành phần cơ giới của đất là gì?
Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét.
Dựa vào thành phần cơ giới của đất, người ta chia đất ra làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét.
II. Độ chua, độ kiềm của đất:
Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành:
+ Đất chua có pH < 6,5.
+ Đất kiềm có pH > 7,5.
+ Đất trung tính có pH= 6.6-7.5.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất:
Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.
4 / Củng cố: (3’)
- Yêu cầu HS đọc phần “Ghi nhớ” SGK/ 10.
- Thành phần cơ giới của đất là gì?
- Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
- Độ phì nhiêu của đất là gì?
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị bài 6:” Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.”
* Ghi chú: Bảng phụ.
Đất
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Tốt
Trung bình
Kém
Đất cát
Đất thịt
Đất sét
X
X
X
Tuần: 3
Tiết: 3
Ngày soạn: 03/09/2011
BÀI 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO ĐẤT.
I/ Mục tiêu: Thông qua tiết học, GV giúp HS:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí.
- Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
2/ Kỹ năng:
- Biết cách cải tạo, bảo vệ đất ở gia đình mình
3/ Thái độ:
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II/ Chuẩn bị:
- GV: hình 3,4,5 SGK phóng to.
Bảng phụ, phiếu học tập.
Tranh ảnh và tài liệu có liên quan.
- HS: nghiên cứu bài trước ở nhà.
III/ Phương pháp:
Phương pháp: thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
IV/ Tiến trình:
Ổn định lớp: (1’) KT sĩ số HS
Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Thành phần cơ giới của đấtv là gì? Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? Độ phì nhiêu của đất là gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Đất là tài nguyên quý của quốc gia, là cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta cần sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất như thế nào cho hợp lí? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó.
Bài 6: “ Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (15’)
Tìm hiểu vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Em hiểu sử dụng đất một cách hợp lí là như thế nào?
- Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- GV treo bảng phụ SGK/14.
- Hãy nêu những biện pháp sử dụng đất?
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập yêu cầu thảo luận và hoàn thành bảng mẫu tìm ra mục đích của các biện pháp sử dụng đất.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý, đưa đáp án.
- Thâm canh tăng vụ là gì?
- Bảo vệ đất trồng là gì?
- Cải tạo đất trồng là như thế nào?
- GV: Vừa sử dụng vừa cải tạo đất, đây là biện pháp áp dụng với những vùng đât mới khai hoang hoặc mới lấn biển. Những vùng đất này không thể chờ tới khi cải tạo xong mới sử dụng mà phải sử dụng ngay để sớm có thu hoạch. Mặc khác, qua sử dụng đất sẽ được cải tạo nhờ làm đất, bòn phân, tưới nước,...
- Ví dụ: sau khi khai hoang lấn biển, đất còn mặn, nhân dân ta thường trồng cói(cây chịu mặn), sau vài năm đất đỡ mặn họ trồng các giống lúa chịu mặn và tiếp tục rửa mặn. Khi hết mặn, người ta sẽ trồng giống lúa mới.
- GV giới thiệu một số hình ảnh: đất phù sa đồng bằng, đất đồi núi, đất ngập mặn,..
- Trong các loại đất đó, đất nào cần được cải tạo? Đất nào cần được bảo vệ? Vì sao?
Hoạt động 2: (20’)
Tìm hiểu biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
- Tại sao ta phải cải tạo đất?
- Ở nước ta chỉ có đất phù sa ngọt (chưa bị thoái hóa) thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long có độ phì nhiêu tương đối cao. Hầu hết các loại đất còn lại có những tính chất xấu như chua, mặn, phèn, bạc màu,... nên cần được cải tạo.
_ Giáo viên giới thiệu cho HS một số loại đất cần cải tạo ở nước ta:
+ Đất xám bạc màu: nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt rất mỏng, đất thường chua.
+ Đất mặn: có nồng độ muối tương đối cao, cây trồng không sống được trừ các cây chịu mặn (đước, sú, vẹt, cói,..)
+ Đất phèn: Đất rất chua chứa nhiều muối phèn gây độc hại cho cây trồng.
- GV treo hình 3,4,5 giới thiệu một số biện pháp cải tạo đất.
- GV treo bảng phụ SGK/15, phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm ra mục đích và cách áp dụng từng biện pháp cho các loại đất.
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đưa đáp án.
- GV lưu ý HS: ở biện pháp cày nông không xới lớp phèn ở tầng dưới lên, bừa sục hòa tan chất phèn trong nước, giữ nước liên tục tạo môi trường yếm khí làm choa các hợp chất chứa S không bị oxi hóa thành axit sunphuric. Thay nước thường xuyên để tháo nước có hòa tan phèn và thay thế bằng nước ngọt.
- GV liên hệ thực tế: 1 mảnh đất trước đây trồng ngô cây to cho quả hạt chắc, năng suất cao. Nhưng dần dần cây lùn, quả nhỏ, ít hạt, trong khi đó người ta vẫn trồng giống ngô tốt và có chế độ chăm sóc như vậy.
Tại sao sản lượng thu hoạch lại thấp?
- GV: Ngoài các biện pháp cải tạo đất xấu, đối với đất tốt trong quá trình sử dụng nên bồi dưỡng đất.
- Là sử dụng đất như thế nào để cho ra năng suất cao mà đất vẫn không bị giảm độ phì nhiêu.
à Do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng theo trong khi đó diện tích đất trồng có hạn,
- HS quan sát.
+ Thâm canh tăng vụ.
+ Không bỏ đất hoang.
+ Chọn cây trồng phù hợp với đất.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- Là sử dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm góp phần tăng năng suất, tăng số vụ gieo trồng.
- Là duy trì độ phì nhiêu của đất.
- Là biến đổi đất kém phì nhiêu thành đất phì nhiêu vì một số đất thiếu dinh dưỡng, tích tụ chất độc hại cho cây.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Đất phù sa đồng bằng là đất tốt cần được bảo vệ vì nếu sử dụng chế độ canh tác không hợp lí sẽ bị nghèo kiệt. Các loại đất bạc màu nghèo dinh dưỡng cần có biện pháp cải tạo.
à Vì có những nơi đất có những tính chất xấu như: chua, mặn, bạc màu nên cần phải cải tạo mới sử dụng có hiệu quả được.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- Do trong quá trình sử dụng đất để trồng ngô, người ta chưa bồi dưỡng đất làm đất thoái hóa, bạc màu làm cây cho năng suất thấp. Do đó cần phải cung cấp đủ nước, đủ phân và chế độ canh tác hợp lí.
- HS lắng nghe.
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Do nhu cầu lương thực, thực phẩmngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt có hạn , vì vậy phải sử dụng đất hợp lí.
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất:
Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là canh tác, thuỷ lợi và bón phân.
4/ Củng cố: (4’)
_ Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/ 15.
_ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
_ Hãy cho biết những biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’ )
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài 4,5 : “Thực hành: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản(vê tay)- Xác định độ pH của phương pháp so màu.”
- Chuẩn bị: 3 mẫu đất khác nhau, mỗi mẫu lượng bằng quả trứng gà.
2 mẫu đất ở ruộng, vườn hoặc chậu cảnh, 1 thìa nhỏ.
* Ghi chú: Nội dung bảng phụ:
Bảng 1:
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
_ Thâm canh tăng vụ.
_ Không bỏ đất hoang.
_ Chọn cây trồng phù hợp với đất.
_ Vừa sử dụng, vừa cải tạo.
_ Tăng năng suất, sản lượng.
_ Tận dụng diện tích đất
_ Tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh, cho năng suất cao.
_ Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây, đất không bị giảm độ phì nhiêu.
Bảng 2:
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Áp dụng cho loại đất
_ Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
_ Làm ruộng bậc thang.
_ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh.
_ Cày sâu, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
_ Bón vôi.
_ Tăng bề dày lớp đất canh tác.
_ Hạn chế dòng chảy, xói mòn, rửa trôi.
_ Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi.
_ Ém, rửa phèn.
_ Khử chua, mặn.
_ Đất xám bạc màu.
_ Đất dốc (đồi, núi).
_ Đất dốc đồi núi.
_ Đất phèn.
_ Đất chua, mặn.
Bài 4,5: THỰC HÀNH:
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN(VÊ TAY).
XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU.
I/ Mục tiêu: Thông qua tiết học, GV giúp HS:
1/ Kiến thức:
Biết cách xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
Biết cách xác định độ pH cua đất bằng phương pháp so màu.
2/ Kỹ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
Vận dụngxác định thành phần cơ giới đấttrong ruộng vườn gia đình.
3/ Thái độ:
Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Hình SGK/ 11 quy trình xác định thành phần cơ giới đất.
Bảng 1/SGK/11 phóng to.
Hình minh họa quy trình xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
Bảng phụ mẫu bảng ghi kết quả thực hành SGK/12,13.
Các mẫu đất khác nhau.
1 lọ nước, ống hút lấy nước, thước đo.
Thìa nhỏ, 1 lọ chất chỉ thị màu tổng hợp, thang màu pH chuẩn.
HS: nghiên cứu nội dung thực hành trước tại nhà.
Chuẩn bị một số mẫu đất.
III/ Phương pháp:
Phương pháp: thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, quan sát, hoạt động nhóm, trực quan, thực hành.
IV/ Tiến trình:
Ổn định lớp: (1’) KT sĩ số HS
Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Người ta thường dùng biện pháp nào để cải tạo đất?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Khi quan sát, nghiên cứu đất ở ngoài đồng ruộng, muốn xác định nhanh chóng đất thuộc loại gì người ta dùng phương pháp đơn giản là vê tay. Ngoài ra muốn xác định pH của đất, người ta dùng phương pháp so màu. Cách làm như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Bài 4,5:”Thực hành: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản(vê tay)- Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (4’)
Chuẩn bị.
- Để xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay ta cần vật liệu và dụng cụ gì?
- Để xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu cần vật liệu, dụng cụ gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: (5’)
Tìm hiểu quy trình thực hành. .
- GV treo hình SGK/ 11 yêu cầu HS quan sát.
- Quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay trải qua mấy bước, nội dung từng bước?
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV treo tiếp bảng 1 giới thiệu chuẩn phân cấp.
- GV treo hình minh họa quy trình định độ pH của đất bằng phương pháp so màu,
- Hãy trình bày các bước tiến hành xác định pH cua đất?
Hoạt động 3: (7’)
GV hướng dẫn thao tác mẫu.
+ Xác định thành phần cơ giới đất:
Gv vừa thao tác lưu ý HS: lấy mẫu rác sạch cỏ, rác, hơi ẩm. Đất hơi ẩm có đặc điểm là ấn tay vào không in rõ dấu vân tay còn đất ẩm sẽ để lại dấu vân tay sau khi ấn, đất ướt là khi cầm có nước dính ra tay. Nếu đất khô cho thêm nước tới khi hơi ẩm. Lưu ý nên cho nước từ từ để khỏi bị nhao4se4 khó vê thành thỏi đường kính 3mm, uốn thỏi thành vòng tròn đường kính 3cm. Sau đó so với bả
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_1_9_lam_thi_nu.doc