I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Biết được một số tiêu chí của giống cây trồng tốt.
- Biết được các phương pháp chọn, tạo giống cây trồng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
- Hình thành tư duy kĩ thuật
3. Thái độ
- Có ý thức quý trọng, bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất.
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên.
Hình 11,12,13 SGK phóng to. Bảng phụ, Phiếu học tập
2.Học sinh.
DCHT
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp gợi mở + Thảo luận nhóm + Trực quan
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: (6 phút)
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Lớp 7B: Hoàng Ngọc Vũ
Lớp 7A: Nguyễn Thành Trung
GV: Nêu câu hỏi:
- Thế nào là bón lót, bón thúc?
- Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
HS: Lên bảng trả lời
+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng
+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây
Phân hữu cơ, lân thường dùng để bón lót vì chứa các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu.
GV: Gọi HS khác nhận xét, đánh giá điểm.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng - Nguyễn Thị Thúy Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5, Tiết 9
Ngày soạn: 10/09/2013 Ngày dạy: 11/09/2013- Thứ 4, tiết 2, lớp 7A
tiết 3, lớp 7B
BÀI 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Biết được một số tiêu chí của giống cây trồng tốt.
- Biết được các phương pháp chọn, tạo giống cây trồng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
- Hình thành tư duy kĩ thuật
3. Thái độ
- Có ý thức quý trọng, bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất.
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên.
Hình 11,12,13 SGK phóng to. Bảng phụ, Phiếu học tập
2.Học sinh.
DCHT
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp gợi mở + Thảo luận nhóm + Trực quan
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: (6 phút)
1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Lớp 7B: Hoàng Ngọc Vũ
Lớp 7A: Nguyễn Thành Trung
GV: Nêu câu hỏi:
- Thế nào là bón lót, bón thúc?
- Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
HS: Lên bảng trả lời
+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng
+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây
Phân hữu cơ, lân thường dùng để bón lót vì chứa các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu.
GV: Gọi HS khác nhận xét, đánh giá điểm.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
Ông cha ta thường có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nhưng ngày nay con người đã chủ động trong tưới tiêu nước, chủ động tạo và sử dụng phân bón, thì giống được đặt lên hàng đầu. Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trồng trọt và làm như thế nào để có giống tốt? Ta hãy vào bài mới.
4.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung bài
* Hoạt động 2: Vai trò của giống cây trồng
Mục tiêu:Nêu được vai trò của giống cây trồng, lấy ví dụ minh họa
Phương pháp: Hỏi đáp + thảo luận nhóm+Trực quan.
Đồ dùng: Hình 11 SGK, PHT
Thời gian: (12 phút)
- QS H11 trả lời câu hỏi:
+ Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì?
+ Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đối với các vụ gieo trồng trong năm?
+ Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
- Giống cây trồng có vai trò gì trong sản xuất trồng trọt?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Thảo luận hoàn thành
+ Tăng năng suất cây trồng/ 1 vụ
+ Có tác dụng tăng các vụ gieo trồng trong năm.
+ Làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
- Đ/d nhóm trình bày à nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Giống cây trồng có vai trò:
+ Tăng năng suất.
+ Tăng vụ.
+ Thay đổi cơ cấu cây trồng
I. Vai trò của giống cây trồng
Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
* Hoạt động 3: Tiêu chí của giống cây trồng
Mục tiêu: Nêu được các tiêu chí, ý nghĩa của việc nắm vững tiêu chí đánh giá GCT tốt trong sản xuất.
Phương pháp: Hỏi đáp
Đồ dùng: Bảng phụ
Thời gian: (12 phút)
- Treo bảng phụ ghi 5 nội dung trong SGK
- Xác định những tiêu chí của 1 giống cây trồng tốt?
- Tại sao tiêu chí 2 không phải là tiêu chí của giống cây trồng tốt?
- Tại sao người ta lại chọn tiêu chí là giống phải chống chịu được sâu bệnh?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Xác định được các tiêu chí 1, 3, 4, 5.
- Giống có năng suất cao chưa hẳn là giống tốt mà giống có năng suất cao và ổn định mới là giống tốt
- Nếu giống không chống chịu được sâu bệnh thì sẽ tốn nhiều công chăm sóc, năng suất và phẩm chất nông sản thấp.
II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- Có chất lượng tốt.
- Có năng suất cao và ổn định.
- Chống chịu được sâu bệnh
* Hoạt động 4: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng
Mục tiêu: Biết được các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Phương pháp: Hỏi đáp + Thảo luân nhóm
Đồ dùng: Hình 12,13
Thời gian: (12 phút)
- QS H12 à Phương pháp chọn lọc tiến hành như thế nào?
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
- QS H13 và cho biết:
+ Cây dùng làm bố có chứa gì?
+ Cây dùng làm mẹ có chứa gì?
+ Thế nào là phương pháp lai?
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
- Thế nào là phương pháp gây đột biến?
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
à Theo em trong 3 phương pháp trên thì phương pháp nào được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức
- Cá nhân trả lời
- Lớp nhận xét và bổ sung
à Có chứa hạt phấn.
à Có chứa nhụỵ.
à Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ. Sau đó lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống.
- Cá nhân xem sgk trả lời
- Lớp nhận xét và bổ sung
- Cá nhân xem sgk trả lời
- Lớp nhận xét và bổ sung
à Đó là phương pháp chọn lọc.
III. Phương pháp chọn lọc giống cây trồng:
1. Phương pháp chọn lọc
- Từ nguồn giống khởi đầu (1) chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt.
- Gieo hạt của các cây được chọn (2).
- So sánh với giống khởi đầu (1) và giống địa phương (3). Nếu tốt hơn thì cho sản xuất đại trà.
2. Phương pháp lai
Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ. Sau đó lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống.
3. Phương pháp gây đột biến
Sử dụng tác nhân vật lí (tia) hoặc hóa học để xử lí các bộ phận của cây (hạt, mầm,nụ hoa, hạt phấn) gây ra đột biến. Gieo hạt của các cây đã được xử lí đột biến, chọn những dòng có đột biến có lợi để làm giống.
4. Củng cố: (3ph)
? Giống tốt có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất trồng trọt ?
Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
? Hãy kể những GCT mới ở địa phương em ?
HS : Liên hệ thực tế trả lời.
5. Dặn dò: (1ph)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Xem bài 11. Sản xuất và bảo quản giống cây trồng
Tìm hiểu : Các biện pháp sản xuất và bảo quản giống cây trồng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_10_vai_tro_cua_giong_va_phuong_p.doc