I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Biết được tác hại của sâu, bệnh.
- Hiểu được khái niệm về về côn trùng và bệnh cây .
- Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại.
2. Kĩ năng
Quan sát, nhận biết
3. Thái độ
Yêu thích môn học, ham học hỏi.
II. Công tác chuẩn bị.
- Nghiên cứu sách giáo khoa.
- Tranh ảnh phục vụ cho quá trình học .
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì ? Có những cách nào để tăng được số lượng cây giống ?
Hs: Lên bảng trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét câu trả lời câu hỏi của học sinh, cho điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: GTB
Trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.Trong đó sâu, bệnh là 2 nhân tố gây hại cây trồng nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng, ta cần nắm vững đặc điểm sâu, bệnh hại. Sau khi học xong bài này các em sẽ thấy được tác hại của sâu, bệnh, hiểu được khái niệm công trùng và bệnh cây, biết được các triệu trứng thường gặp khi sâu, bệnh phá hại.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 11. Bài 12.
Sâu, bệnh hại cây trồng
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Biết được tác hại của sâu, bệnh.
- Hiểu được khái niệm về về côn trùng và bệnh cây .
- Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại.
2. Kĩ năng
Quan sát, nhận biết
3. Thái độ
Yêu thích môn học, ham học hỏi.
II. Công tác chuẩn bị.
- Nghiên cứu sách giáo khoa.
- Tranh ảnh phục vụ cho quá trình học .
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì ? Có những cách nào để tăng được số lượng cây giống ?
Hs: Lên bảng trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét câu trả lời câu hỏi của học sinh, cho điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: GTB
Trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.Trong đó sâu, bệnh là 2 nhân tố gây hại cây trồng nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng, ta cần nắm vững đặc điểm sâu, bệnh hại. Sau khi học xong bài này các em sẽ thấy được tác hại của sâu, bệnh, hiểu được khái niệm công trùng và bệnh cây, biết được các triệu trứng thường gặp khi sâu, bệnh phá hại.
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại của sâu bệnh đối với năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
? Dựa vào thông tin trong sách và kiến thức thực tế các em cho biết sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng ?
Gv: Cho học sinh nêu ra một số ví dụ cụ thể minh họa
- Lúa bị rầy nâu phá hoại
- Lúa bị sâu cuốn lá.
- Quả hồng xiêm bị sâu.
- Quả ổi bị sâu
Gv: Nhận xét kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm của sâu hại cây trồng.
? Em hãy kể một số côn trùng mà em biết ? Vì sao em cho đó là côn trùng ?
? Kể một số côn trung gây hại và một số côn trùng không gây hại ?
(Châu chấu, sâu bướm, bọ xít hại cây ăn quả, là sâu hại, Ong, kiến vàng không phải là sâu hại,)
Gv: Côn trùng có 2 loại loại có lợi, loại có hại. ?Vậy chúng ta cần làm gì để cân bằng sinh thái ?(Có ý thức bảo vệ côn trùng có ích và phòng, trừ côn trùng có hại)
? Quan sát hình 18, 19 (SGK) hãy cho biết quá trình sinh trưởng, phát dục của sâu hại diễn ra như thế nào ?
? Trong vòng đời, côn trùng trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào?Biến thái của côn trùng là gì?
? Biến thái hoàn toàn là thế nào ? Biến thái không hoàn toàn là thế nào ?
Gv: Giới thiệu các giai đoạn từ trứng đến sâu non, trưởng thành lại đẻ trứng rồi chết gọi là vòng đời.
? Trong giai đoạn sinh trưởng, phát dục của sâu hại, giai đoạn nào phá hoại cây trồng mạnh nhất ?
Gv : Nêu đặc điểm của sâu trưởng thành : Có loài ưa ánh sáng, thích mùi chua ngọt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về bệnh cây.
Gv : Đưa vật mẫu : Ngô thiếu lân có màu huyết dụ ở lá, cà chua xoăn lá
? Cây bị bệnh có biểu hiện thế nào ? Nguyên nhân nào gây nên ? ( Hình dạng, sinh lí không bình thường, do sinh vật hay môi trường gây nên. Sâu phá từng bộ phận, bệnh gây rối loạn sinh lí)
? Bệnh cây là gì ?
Hoạt động 5: Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại.
Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin và quan sát H20 SGK.
? Cho biết một số dâu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh hại?
I. Tác hại của sâu, bệnh.
=> Sâu, bệnh ảnh hưởng sấu đến đời sống cây trồng. Khi sâu, bệnh phá hại cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, làm giảm năng suất, giảm chất lượng nông sản.
II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
1. Khái niệm về côn trùng.
- Là động vật chân khớp, có 3 đôi chân, cơ thể chia : đầu, ngực, bụng , ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu.
+ Vòng biến thái hoàn toàn, côn trùng phải trải qua 4 giai đoạn: Trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành
+ Biến thái không hoàn toàn, côn trùng trảI qua 3 giai đoạn: trứng, sâu non, sâu trưởng thành
2. Khái niệm về bệnh cây.
=> Bệnh cây là trạng thái không bình thuờng về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và đk sống không thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là nấm, vi khuẩn, vi rút.
3. Một số dấu hiệu sâu, bệnh hại cây trồng.
Khi cây bị sâu, bệnh phá hoại thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo
4. Hệ thống củng cố bài.
Gv: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau
? Em hãy cho biết trong bài học này hình nào thể hiện sâu gây hại, hình nào thể hiện bệnh gây hại ? Vì sao em cho như vậy?
? Quan sát h 18, 19 sgk, cho biết sâu, hại có đặc điểm sinh trưởng phát triển, phát dục như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học kỹ phần lý thuyết.
- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_12_sau_benh_hai_cay_trong_ban_ha.doc