Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 15: Làm đất và bón phân lót - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Hiểu được mục đích và yêu cầu kỹ thuật làm đất

 Biết rõ các công việc khi tiến hành làm đất.

 Nắm rõ cách bón lót khi tiến hành trồng trọt

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Phóng to hình 25, 26, SGK

2.Học sinh

 Nghiên cứu trước bài 15

III.Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp (1’)

2. Giới thiệu bài mới (4’)

Chúng ta đã tìm hiểu xong chương 1 của phần trồng trọt, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Ở chương này chúng ta sẽ tìm hiểu 7 bài qua 6 tiết, trong đó bài thực hành 17 và 18 sẽ tìm hiểu trong 1 tiết.

Để trồng trọt đạt hiệu quả cao, cần phải tiến hành làm đất và bón phân lót trước khi gieo trồng, nội dung cụ thể của các công việc này là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài 15.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 15: Làm đất và bón phân lót - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn 01/10/2008 Bài 15 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT @&? Tiết 13 Ngày dạy 07/10/2008 I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Hiểu được mục đích và yêu cầu kỹ thuật làm đất Biết rõ các công việc khi tiến hành làm đất. Nắm rõ cách bón lót khi tiến hành trồng trọt II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Phóng to hình 25, 26, SGK 2.Học sinh Nghiên cứu trước bài 15 III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Giới thiệu bài mới (4’) Chúng ta đã tìm hiểu xong chương 1 của phần trồng trọt, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Ở chương này chúng ta sẽ tìm hiểu 7 bài qua 6 tiết, trong đó bài thực hành 17 và 18 sẽ tìm hiểu trong 1 tiết. Để trồng trọt đạt hiệu quả cao, cần phải tiến hành làm đất và bón phân lót trước khi gieo trồng, nội dung cụ thể của các công việc này là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài 15. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ I.Mục đích làm đất Làm đất giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh HĐ1. Tìm hiểu về mục đích của việc làm đất Trên một mảnh ruộng hay một mảnh đất, để tiến hành trồng trọt được, chúng ta phải làm như thế nào? Vậy làm đất nhằm mục đích gì? Tại sao khi làm đất lại diệt được cỏ dại và mầm mống sâu bệnh? Cần tiến hành làm đất: cày xới, bừa trục, đập san phẳng đất, làm cỏ Cần nêu được: Làm đất giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh Khi tiến hành làm đất sẽ kết hợp làm cỏ, cày xới đất, san phẳng đất làm mất nơi ẩn nấp của sâu bệnh hại, do đó diệt trừ sâu bệnh hại. 15’ II.Các công việc làm đất - Cày đất - Bừa và đập đất - Lên luống HĐ2. Tìm hiểu về các công việc làm đất Treo hình 25, 26 SGK Công việc làm đất trồng lúa và trồng rau màu khác nhau như thế nào? Tại sao khi trồng rau màu chúng ta phải lên luống Tạo luống cho cây trồng theo trình tự nào? Em hãy ví dụ về một vài kích thước luống mà em biết? Tóm lại, làm đất bao gồm những công việc nào? Trồng lúa tiến hành cày đất, bừa sục cho đất nhuyễn ra thành bùn Trồng rau màu sẽ cày hoặc cuốc đất, sau đó đập cho đất tơi nhuyễn ra san phẳng rồi lên luống. Ta cần phải lên luống khi trồng rau màu để dễ dàng chăm sóc, hạn chế bốc phèn, bốc mặn, hạn chế ngập úng đồng thời tạo tầng đất dày giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt Cần tiến hành theo quy trình sau: - Xác định hướng luống - Xác định kích thước luống - đánh rãnh, kéo đất tạo luống - Làm phẳng mặt luống Ví dụ: luống thông thường có kích thước: DxRxC=10-15x0,5-1x0,2-0,3m Cần nêu lên được - Cày đất - Bừa và đập đất - Lên luống 10’ III.Bón phân lót Trộn phân lân với phân chuồng vào đất trước khi gieo trồng. HĐ3. Tìm hiểu về cách bón lót Thế nào là bón lót? Thường dùng phân gì để bón lót? Tiến hành bón lót vào lúc nào là thích hợp nhất? Tại sao? Cách bón như thế nào? Tóm lại, tiến hành bón lót như thế nào? Bón lót là bón trước khi gieo trồng Thường dùng phân lân và phân hữu cơ để bón lót Tiến hành bón lót đồng thời với làm đất sẽ đỡ công bón, kết hợp vừa làm đất vừa bón phân Bón lót bằng nhiều cách khác nhau: rải trên mặt, bón vào hốc, bón theo hành, sau đó vùi phân vào đất. Dẫn dắt học sinh trả lời được ý sau: Trộn phân lân với phân chuồng vào đất trước khi gieo trồng. IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc “Ghi nhớ” Đúng hay Sai Mục đích của làm đất là tạo lớp đất mới trên bề mặt. Mục đíc của việc làm đất là để dễ bón phân Mục đích của việc làm đất là để tăng chất dinh dưỡng Mục đích của việc làm đất là để tạo điều kiện thhuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Mục đích của việc làm đất là tạo cho đất tơi xốp Điền vào chỗ trống từ thích hợp Yêu cầu kỹ thuật của việc cày đất là: Yêu cầu kỹ thuật của việc bừa đất là: Yêu cầu kỹ thuật của việc lên luống là: Yêu cầu kỹ thuật của việc bón lót là: Nối nội dung cột A với cột B cho phù hợp A B I.Mục đích làm đất II.Cày đất III.Bừa đất IV.Lên luống 1-Làm đất nhỏ và thu gom cỏ dại 2-Dễ thoát nước, dễ chăm sóc 3-Lật đất sâu lên bề mặt 4-Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại và mầm sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển B.Đánh giá C.Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Học bài 15 3. Nghiên cứu trước bài 16 Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_15_lam_dat_va_bon_phan_lot_nguye.doc