Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 29-31 - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Nêu được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nề kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương.

- Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới.

- Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi, biết cách phân loại giống vật nuôi.

- Hiểu được vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 30, 31 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, sưu tầm các loại vật nuôi và các loại thức ăn cho vật nuôi.

HS: Tìm hiểu trước bài 30, 31 SGK, sưu tầm các loại vật nuôi và các loại thức ăn cho vật nuôi.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định lớp.

2- Kiểm tra bài cũ.

3- Bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 29-31 - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25. Tuần 22 Thứngàythángnăm 200 Bài 29. Bảo vệ và khoanh nuôi rừng. A- Mục tiêu. Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Biết được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Có ý thức bảo vệ và phát triển rừng. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu SGK, SGv và các tài liệu tham khảo, chuẩn bị các tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học. HS: Đọc trước bài 26, tìm hiểu và sưu tầm các tranh ảnh về các khu rừng. C- Tiến trình dạyhọc. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Có những biện pháp khai thác rừng như thế nào? Mỗi cách có những đặc điểm gì giống và khác nhau? ? Nếu không áp dụng các biện pháp phục hồi rừng sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Chúng ta đã biết rừng ở nước ta đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Vậy chúng ta cần phải làmgì để phục hồi rừng như trước. Đó chính là nội dung bài học hôm nay: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Hoạt động 2: ý nghĩa. Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa như thế nào trong việc phục hồi rừng? HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận chung. Bảo vệ rừng là chống lại mọi sự gây hại đến rừng, giữ gìn tài nguyên và đất rừng. Khoanh nuôi rừng nhằm phục hồi lại rừng đã mất. Hoạt động3: Bảo vệ rừng. GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau: Những nội dung nào sau đây được coi là mục đích bảo vệ rừng? Vì sao? Cấm hành động phá rừng. Tổ chức định canh định cư. Giữ gìn tài nguyên thực vật. Giữ gìn tài nguyên động vật. Giữ đất rừng hiện có. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển. HS hoàn thành bài tập. GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng nhất. GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau: Những nội dung nào sau đây được coi là biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả nhất. Tuyên truyền rừng là tài nguyên quý. Tuyên truyền luật bảo vệ rừng. Xử lí những hành động vi phạm luật bảo vệ rừng. Nuôi động vật rừng. Tạo thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế. Cần có chính sách phù hợp để cho nhân dân tự giác bảo vệ rừng. Xây dựng lực lượng đủ mạnh để bảo vệ, chống mọi hành động gây hại rừng. HS hoàn thành bài tập. GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng nhất. Mục đích. - Mục đích của việc bảo vệ rừng là các nội dung: c, d, e, f. Biện pháp.. - Biện pháp bảo vệ rừng là các nội dung: b, e, f, g. Hoạt động 4: Khoanh nuôi rừng. ? Mục đích của việc khoanh nuôi rừng là gì? ? Những nơi nào còn khả năng phục hồi thành rừng? HS trả lời. Gv nhận xét và khẳng định đó chính là đối tượng khoanh nuôi rừng. ? Để khoanh nuôi rừng chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì? Mục đích. Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi rừng đã mất phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao. Đối tượng khoanh nuôi. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất rừng. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dầy trên 30cm. Biện pháp. Bảo vệ. Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới quanh gốc câygiống và trồng bổ sung. Tra hạt hay trồng cây vào nơi có khoảng trống lớn. 4- Củng cố. Gv yêu cầu học sinh nhắc lại mục đích và các biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng. GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài. 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và hoàn thành các câu hỏi cuối bài. Đọc và chuẩn bị trước bài 30, 31 SGK. Phần III. Chăn nuôi. Chương I: Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi. Tiết 26. Tuần 22. Thứngàythángnăm 2008 Bài 30+Bài 31. Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. Giống vật nuôi. Mục tiêu. Nêu được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nề kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương. Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới. Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi, biết cách phân loại giống vật nuôi. Hiểu được vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 30, 31 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, sưu tầm các loại vật nuôi và các loại thức ăn cho vật nuôi. HS: Tìm hiểu trước bài 30, 31 SGK, sưu tầm các loại vật nuôi và các loại thức ăn cho vật nuôi. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. Hoạt động 1: Vai trò của chăn nuôi. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 50- SGK và nêu ra vai trò của chăn nuôi. HS quan sát hình vẽ và trả lời. GV nhận xét và kết luận chung. Vai trò: Cung cấp thịt, cá, trứng, sữa, có nhiều chất dinh dưỡng cho con người. Cung cấp sức kéo cho ngành giao thông, ngành nông nghiệp. Cung cấp phân bón cho ngành nông nghiệp. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và vắc xin cho nghành y . Hoạt động 2: Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin sơ đồ 7 và hỏi: Ngành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ chính? Trình bày nội dung của mỗi nhiệm vụ? ? Qua những nhiệm vụ của ngành chăn nuôi hãy phát biểu về mục tiêu của ngành chăn nuôi ở nước ta? Có 3 nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta. (Sơ đồ 7 SGK) Mục tiêu: Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Hoạt động 3: Khái niệm về giống vật nuôi. GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ và hoàn thành bài tập trong SGK. HS làm bài tập. GV nhận xét và khẳng định bài tập trên chính là khái niệm về giống vật nuôi. GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ về giống vật nuôi và điền vào bảng theo mẫu trong SGK. ? Theo em có mấy cách để phân loại giống vật nuôi? ? Để được công nhận là một giống vật nuôi cần có những điều kiện gì? Khái niệm. Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. Phân loại giống vật nuôi. Theo địa lí. Theo hình thái, ngoại hình. Theo mức độ hoàn thiện của giống. Theo hướng sản xuất. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi. Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc. Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau. Có tính di truyền ổn định Đạt đến một số lương cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng. Hoạt đông 4: Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. GV yêu cầu học sinh đọc nội dung thông tin trong SGK và cho biết giống vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất và chất lượng của sản phẩm chăn nuôi. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 4- Củng cố. GV nhấn mạnh trọng tâm bài học: Vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi và vai trò của giống vật nuôi. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài. 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và hoàn thiện câu hỏi cuối bài. Đọc và chuẩn bị trước bài32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hết tuần 22.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_29_31_doan_thi_thanh.doc
Giáo án liên quan