Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng (Bản đẹp)

1. MỤC TIÊU:

1.1) Kiến thức:

 - HS biết: Biết được thành phần cơ giới của đất .

 - HS hiểu: Một số tính chất chính của đất trồng, độ phì nhiêu của đất

1.2) Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản.

- HS thực hiện thành thạo: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

1.3) Thái độ:

- Thói quen: Có ý thức bảo vệ môi trường đất.

 - Tính cách: Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.

- Độ phì nhiêu của đất

3. CHUẨN BỊ:

 3.1) GV: Bảng SGK/9, Giấy pH, Bảnh so màu pH

3.2) HS: Tìm hiểu một số tính chất chính của đất trồng

Tìm hiểu về khả năng giữ nước và chất dd của đất? Độ phì nhiêu của đất là gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 2 Tuần 2 ND:....................... Bài: 3 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG 1. MỤC TIÊU: 1.1) Kiến thức: - HS biết: Biết được thành phần cơ giới của đất . - HS hiểu: Một số tính chất chính của đất trồng, độ phì nhiêu của đất 1.2) Kĩ năng: - HS thực hiện được: Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản. - HS thực hiện thành thạo: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 1.3) Thái độ: - Thói quen: Có ý thức bảo vệ môi trường đất. - Tính cách: Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: -Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. - Độ phì nhiêu của đất 3. CHUẨN BỊ: 3.1) GV: Bảng SGK/9, Giấy pH, Bảnh so màu pH 3.2) HS: Tìm hiểu một số tính chất chính của đất trồng Tìm hiểu về khả năng giữ nước và chất dd của đất? Độ phì nhiêu của đất là gì? 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1- Ổn định – tổ chức và kiểm diện:GV kiểm tra SS HS (1p) 4.2- Kiểm tra miệng: Em hãy hoàn thành sơ đồ sau: (10đ) (1) (4) Thành phần của Đất trồng (2) (6)........ (3) (5) Đáp án: (1) Phần khí (2) Phần rắn (3) Phần lỏng (4) Chất hữu cơ (5) Chất vô cơ (6) hạt cát, sét, limon. 4.3- Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV:Giới thiệu Hiện nay cũng như trong tương lai, cây trồng vẫn chủ yếu sinh trưởng và phát triển trên đất, người trồng trọt cần hiểu về đất để có những biện pháp kĩ thuật phù hợp với đđ của đất và cây trồng. Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu 1 số tính chất chính của đất. HS: ghi tựa bài học HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất (8p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức:HS biết được thành phần cơ giới của đất - Kỹ năng: Lắng nghe tích cực ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: không (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: - GV cho HS xem lại sơ đồ về thành phần của đất và thông báo tiếp: trong phần vô cơ (phần rắn) lại gồm những hạt có kích thước khác nhau, đó là: hạt cát, hạt limon, hạt sét. Sau đó GV yêu cầu HS độc lập nghiên cứu thông tin SGK và tìm số liệu về kích thước của từng loại hạt trên. - HS độc lập nghiên cứu thông tin để tìm ra kích thước của từng loại hạt trên - GV: Dựa vào kích thước, các em hãy cho biết: hạt cát, hạt limon, hạt sét khác nhau như thế nào ? - Dựa vào thông tin SGK HS có thể trả lời được: Hạt cát: = 0,05 - 2mm Hạt limon: = 0,002 – 0,05mm Hạt sét: < 0,002mm - 1 – 2 HS báo cáo, các HS khác thảo luận bổ sung Bước 2: - GV nhận xét, kết luận câu trả lời của HS, sau đó thông báo tiếp: tỉ lệ % các loại hạt nêu trên tạo nên thành phần cơ giới của đất. Căn cứ tỉ lệ % các loại hạt đó trong đất mà người ta chia đất thành: đất sét, đất thịt, đất cát. Tỉ lệ các hạt này trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất - HS ghi nhận thông tin vào vở I.Thành phần cơ giới của đất là gì? - Phần rắn của đất được hình thành từ TPVC và TPHC. Phần vô cơ của đất gồm hạt cát, limon, sét. - Tỉ lệ các hạt này trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất - Dựa vào TPCG, Người ta chia đất thành: Đất cát, đất thịt, đất sét. Ngoài ra, giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian (cát pha, thịt nhẹ...) HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đất chua, đất kiềm của đất (7p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: HS hiểu thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính? - Kĩ năng: Phân tích, so sánh, vận dụng vào thực tế. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: Giấy pH, Bảnh so màu (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: - GV thông báo: người ta thường dùng trị số độ pH để đánh giá độ chua, độ kiềm của đất. Để đo độ chua, kiềm của đất người ta lấy dd đất để đo độ pH, từ đó xác định độ chua của đất. (Giới thiệu giấy pH, thang màu.) Bước 2: - GV tóm tắt và ghi bảng: + Đất có pH < 6,5 là đất chua + Đất có pH = 6,6 à 7,5 là đất trung tính + Đất có pH > 7,5 là đất kiềm * Giáo dục môi trường : - Khi đất bị chua hay kiềm đều không thích hợp cho các loại cây trồng. vì vậy phải làm gì để bảo vệ đất,cải tạo đất chua kiềm. - Bón vôi làm giảm độ chua của đất, bón liên tục một số phân hóa học làm giảm độ kiềm của đất. Biết được độ pH của đất sẽ lựa chọn được cây trồng thích hợp. Ví dụ: lúa phát triển tốt nhất khi pH bằng 5-6,5. Mạ gieo trên đất pH là 5 thì ít sâu bệnh. Đất thích hợp với khoai lang có độ pH là 5,5 – 6,5 với đậu tương là 6-7. Bông t/h đất có độ pH lớn hơn 7. Giữ và duy trì pH gần 7 là nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp. Nói chung cây trồng không thể sinh trưởng hoặc – hấp thụ một số chất khoáng trong đất (lúa chua hoặc kiềm) II- Thế nào là đất chua, đất kiềm của đất: Độ chua, kiềm của đất được đo bằng độ pH: - Đất có pH < 6,5 là đất chua - Đất có pH = 6,6 à 7,5 là đất trung tính - Đất có pH > 7,5 là đất kiềm HOẠT ĐỘNG 4:Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất (10p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức:HS hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất - Kỹ năng: Phân tích, liên hệ thực tế. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Phương tiện dạy học: không (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: - GV nêu vấn đề: đất sét, đất thịt, đất cát, đất nào giữ nước và chất DD tốt hơn? làm thế nào xác định được? Bước 2:Giải quyết vấn đề - GV cho HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: ? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? (nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn) - Dựa vào thông tin HS có thể trả lời được. - Tiếp theo GV yêu cầu HS so sánh khả năng giữ nước và chất DD của các loại đất bằng việc điền bảng SGK/Tr.9. GV nhấn mạnh: Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé thì khả năng giữ nước và chất DD càng tốt. - HS hoạt động cá nhân để điền bảng: Đáp án: + Đất cát: kém+ Đất thịt: trung bình+ Đất sét: tốt III- Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé thì khả năng giữ nước và chất DD càng tốt. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất.(10p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: HS hiểu độ phì nhiêu của đất. - Kĩ năng: liên hệ thực tế ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: không (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: GV đặt vấn đề: Ở nơi đất thiếu nước và chất dinh dưỡng, cây phát triển như thế nào? HS: Cây yếu, còi cọc, có thể chết * Trực quan về đất có độ phì nhiêu (liên hệ thực tế) HS: Quan sát rút ra được: Đất tốt cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây. Bước 2: GV: Đất mặn, đất chua có nhiều chất dinh dưỡng mà lúa vẫn chết. Vì sao? HS: Vì có chất độc HS: Rút ra khái niệm độ phì nhiêu của đất GV: Hiện nay ở nước ta, đất bị giảm độ phì nhiêu một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân do đâu? HS: Do chăm bón không hợp lí, chặt phá rừng bừa bãi, gây rửa trôi, xói mòn IV- Độ phì nhiêu của đất. - Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao. Ngoài ra còn các điều kiện như: đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: ? Đất sét và đất thịt loại nào giữ nước tốt hơn? Vì sao? (Đất sét, vì hạt sét < hạt Limon) ? Tính chất chính của đất là gì? (chua, kiềm, giữ nước, giữ chất dinh dưỡng.) 5.2/ Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: *Xem trước bài TH : Xác định thành phần cơ giới của đất – Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu. + Các mẫu đất khác nhau, để riêng từng mẫu + Quy trình thực hiện xác định thành phần cơ giới của đất. +Quy trình thực hiện xác định độ pH của đất. 6. PHỤ LỤC:SGV, chuẩn KTKN.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_3_mot_so_tinh_chat_chinh_cua_dat.doc
Giáo án liên quan