I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: Biết được phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi
Hiểu được khái niệm nhân giống thuần chủng vật nuôi
2. Kĩ năng: Biết vận dụng vào thực tế
3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham học hỏi tìm hiểu thực tế
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ
- Sưu tầm tranh ảnh chụp các giống vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chọn giống vật nuôi ? Cho ví dụ ?
Theo em muốn quản lí giống vật nuôi tốt thì cần phải làm gì ?
3. Bài mới:
25 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 30-47 - Hô Văn Tèn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI 6/12/2012
Tiết 29. Bài 30. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu được vai trò của chăn nuôi và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta
2. Kĩ năng: Biết áp dụng vào thực tế sản xuất của địa phương
3. Thái độ: Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh các loại vật nuôi
- Tranh ảnh các loại thức ăn, các sản phẩm chế biến từ chăn nuôi, sức kéo của vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: − Hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta?
− Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng?
3. Bài mới::
Hoạt động GV, HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, chăn nuôi phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho nhân dân và xuất khẩu. Vậy chúng ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.
? Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì?
? Sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa... có vai trò gì trong đời sống? (Cung cấp năng lượng nuôi sống con người...)
GV: Treo tranh H 50 SGK cho HS quan sát và hoạt động nhóm nêu vai trò của chăn nuôi.
? Hiện nay còn cần sức kéo từ vật nuôi không?
? Em hãy cho biết những loại vật nuôi nào có thể cho sức kéo?
? Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng? (Làm cho đất tơi xốp, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển)
?Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễm vì phân của vật nuôi? (Xử lí phân như: ủ nóng, ủ nguội, làm bi ô ga)
? Em hãy kể những đồ dùng được làm từ sản phẩm chăn nuôi?
? Em hãy cho biết ngành y ngành dược dùng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi để làm gì ? Cho ví dụ?
? Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta?
HS : Trả lời GV: Nhận xét kết luận
I. Vai trò của chăn nuôi.
a. Cung cấp thực phẩm cho con người.
b. Cung cấp sức kéo
c. Cung cấp phân bón cho cây trồng.
d. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
GV: Dùng các tranh ảnh đã chuẩn bị để dẫn dắt học sinh xây dựng bài.
GV: Gợi ý học sinh trả lời nội dung các câu hỏi sau:
? Nước ta có những loại vật nuôi nào?
? Em hãy kể 1 số vật nuôi ở quê em?
? Phát triển chăn nuôi gia đình có lợi gì? Em kể ra một vài ví dụ?
? Em hiểu thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch?
? Hưng dũng có trang trại chăn nuôi nào không? Thế nào là chăn nuôi trang trại?
? Hưng dũng em có cán bộ thú y không? Cán bộ thú y có nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 7 SGK mô tả nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta thời gian qua
HS: Quan sát sơ đồ mô tả GV: Nhận xét kết luận
II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
+ Phát triển chăn nuôi toàn diện.
- Đa dạng về loại vật nuôi
- Đa dạng về quy mô chăn nuôi
+ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. (giống, thức ăn, chăm sóc, thú y)
+ Đầu tư cho nghiên cứu và quản lí (về cơ sở vật chất, nănh lực...)
* Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4 Hệ thống củng cố bài: − GV: Hệ thống lại Kiến thức: toàn bài.
− Gọi 2−3 học sinh đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học ở nhà: − Làm bài tập SGK. − Đọc trước bài 32.
_______________________________________
Tiết 30. Bài 31. GIỐNG VẬT NUÔI 13/12/2012
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi và vai trò của giống trong chăn nuôi.
2. Kĩ năng: Biết cách phân loại giống vật nuôi, biết áp dụng vào thực tế sản xuất của địa phương
3. Thái độ: Có ý thức say xưa học tập kĩ thuật chăn nuôi
II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh các loại vật nuôi
- Tranh ảnh các loại thức ăn, các sản phẩm chế biến từ chăn nuôi, sức kéo của vật nuôi.
- Sưu tầm tranh ảnh các giống vật nuôi có giới thiệu ở hình 51, 52, 53 (SGK)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh té nước ta ?
3 . Bài mới::
Hoạt động GV, HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Trong chăn nuôi muốn đạt năng xuất cao, chất lượng tốt thì trước hết chúng ta phải quan tâm đến giống vật nuôi. Vậy để biết như thế nào là giống vật nuôi tốt. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 2: Khái niệm về giống vật nuôi.
? Muốn chăn nuôi trước hết ta phải có gì ?(Giống. Nuôi giống vật nuôi nào cũng phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ hiểu biết về kĩ thuật)
GV: Treo tranh các loại vật nuôi và phân tích để học sinh nắm được khái niệm.
GV: Lấy một số ví dụ và các số liệu về các vật nuôi. Để nhận biết vật nuôi của một giống cần chú ý:
- Đặc điểm và ngoại hình, các số liệu về năng suất và sản lượng
- Sự ổn định về di truyền các đặc điểm của giống về đời sau.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở bảng phụ.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ a,b,c SGK rồi đưa ra khái niệm về giống vật nuôi
GV: Nhận xét kết luận
GV: Cho HS làm bài tập SGK
HS: Làm bài tập
? Theo em giống vật nuôi được phân loại theo những cách nào? Cho ví dụ minh hoạ?
GV: Đưa ra một số ví dụ SGK dẫn chứng cho HS
? Để công nhận là giống vật nuôi cần phải có những điều kiện nào?
GV: Nhận xét kết luận
GV: Lấy thêm ví dụ minh họa cho từng điều kiện.
I. Khái niệm về giống vật nuôi.
1. Thế nào là giống vật nuôi.
- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra
- Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau
- Có năng suất chất lượng sản phẩm như nhau
- Có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
2. Phân loại giống vật nuôi.
a. Theo địa lí.
b. Theo hình thái, ngoại hình.
c. Theo mức độ hoàn thiện của giống.
d. Theo hướng sản xuất.
3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi. (không bắt buộc)
- Có nguồn gốc chung.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau.
- Có đặc điểm di truyền ổn định.
- Có số lượng cá thể đông và phân bố trên một địa bàn rộng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
GV: Qua các ví dụ ở SGK chúng ta thấy rõ giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng suất và sản lương chăn nuôi.
? Trong chăn nuôi muốn có năng suất cao chất lượng tốt ta phải làm gì ?
GV: Cho HS quan sát bảng 3 SGK và giải thích
GV: Đưa ra ví dụ SGk
Từ đó học sinh thấy rõ được vai trò của giống về việc không ngừng chọn lọc và nhân tạo giống ra giống tốt.
IV. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
1. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng xuất chăn nuôi khác nhau.
2. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
4. Hệ thống củng cố bài. - GV: Hôm nay em đã được học những gì?
- Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học ở nhà. - Làm bài tập SGK.
- Đọc trước bài: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
____________________________________________
Tiết 31. Bài 32. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 15/12/2012
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm, đặc điểm về sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
Hiểu được các yếu tổ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
2. Kĩ năng: Nhận biết được thế nào là sự sinh trưởng, sự phát dục của vật nuôi
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có hứng thú chăn nuôi
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ
- Bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài của một số vật nuôi
- Sơ đồ về đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: − Thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ ?
− Nêu điều kiện được công nhận là một giống vật nuôi ?
3. Bài mới:
Hoạt động GV, HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Từ khi vật nuôi được hình thành đến khi vật nuôi sinh ra lớn lên và già đi trong quá trình đó vật nuôi trải qua một số quá trình biến đổi cả bên ngoài và bên trong đó là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Vậy thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
GV: Treo bảng phụ và phân tích, giảng giải cho học sinh thấy sự thay đổi về khối lượng của ngan con so với ngày tuổi. Sự thay đổi về cơ thể về lượng (tăng cân, dài thêm) là biểu hiện của sự sinh trưởng sự lớn lên và phân chia tế bào, các tế bào sinh ra giống hệt các tế bào đã sinh ra nó, thì sự phát dục là sự thay đổi về chất, các tế bào sinh ra sau khác với tế bào đã sinh ra nó.
GV: Lấy thêm ví dụ khác về sự dài ra, cao thêm của lợn
? Thế nào là sự sinh trưởng ?
? Thế nào là sự phát dục ?
GV: Phân tích ví dụ sự sinh trưởng và sự phát dục của buồng trứng để học sinh phân biệt được 2 quá trình này.
GV: Gợi ý, học sinh phân tích sự phát triển tinh hoàn con đực.
GV: Cho học sinh làm bài tập vào vở các hiện tượng đã cho trong sách giáo khoa.
Sau đó giáo viên củng cố lại khái niệm s.trưởng và p.dục. (dùng bảng phụ)
I. Khái niệm về sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi.
1. Sự sinh trưởng.
Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
2. Sự phát dục.
Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi (Không dạy)
GV: Dùng sơ đồ đã chuẩn bị ở bảng phụ để hướng dẫn HS thảo luận tại lớp.
? Em hãy quan sát sơ đồ và cho biết sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có những đặc điểm nào?
? Em hãy quan sát sơ đồ trên và chọn xem các ví dụ ở SGK (Ghi vào bảng phụ) minh hoạ cho đặc điểm nào.
? Em hãy nêu VD về sự sinh trưởng không đồng đều ở vật nuôi (sự tăng cân, chiều cao, chiều rộng của cơ thể không như nhau ở các lứa tuổi ?
? Cho VD về sự phát triển theo giai đoạn(trong thai, ngoài thai)?
? Cho VD về sự phát triển theo chu kì?
GV: Nhận xét kết luận
II. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Có 3 đặc điểm:
+ Không đồng đều.
+ Theo giai đoạn.
+ Theo chu kỳ (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí).
Ví dụ:
a. Minh họa cho đặc điểm không đồng đều.
b. Minh họa cho đặc điểm theo giai đoạn.
c. Minh họa cho đặc điểm theo chu kỳ
d. Minh họa cho đặc điểm theo giai đoạn.
H đ 4:Tìm hiểu về sự tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
? Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
GV: Dùng sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vật nuôi đã chuẩn bị ở bảng phụ để hướng dẫn HS nhận biết các yếu tố đó.
GV: Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng, con người có thể tác động điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo hướng có lợi cho người dùng.
III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Thức ăn
Vật nuôi Chuồng trại, chăm sóc.
Khí hậu.
Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài
(Đ2 di truyền) (Các đk ngoại cảnh)
4. Hệ thống củng cố bài: - GV: − Hôm nay em đã học được những gì?
− Gọi 2 - 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà. - Trả lời các câu hỏi cuối bài học. − Chuẩn bị bài 33.
_________________________________________
Tiết 32. Bài 33. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC 19/12/2012
VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm, về chọn lọc giống vật nuôi.
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống và quản lý giống vật nuôi.
2. Kĩ năng: Biết cách chọn giống vật nuôi
3. Thái độ: Ham học hỏi yêu thích môn học
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
Bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài của một số vật nuôi
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết các đặc điểm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi? Mỗi đặc điểm lấy 1 ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới:
Hoạt động GV, HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Giống có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi cần phải chọn lọc ra những giống tốt đồng thời phải biết quản lý giống để sử dụng lâu dài. Có nhiều phương pháp chọn giống vật nuôI, trong bài này chỉ giới thiệu 2 phương pháp chọn giống hiện nay đang được dùng ở nước ta
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi
GV: Trong chăn nuôi con người luôn muốn có giống vật nuôi ngày càng tốt hơn. Vì vậy phải thường xuyên chọn giống vạt nuôi. GV dùng tranh ảnh để nêu VD trong SGK rồi dẫn tới định nghĩa
? Em hãy nêu ví dụ khác để chọn giống vật nuôi ?
? Thế nào là chọn giống vật nuôi?
GV: Nêu khái niệm như SGK.
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi.
Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống là chọn giống vật nuôi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi
GV: Lấy các VD về số liệu sữa sản xuất của một số giống vật nuôi ở địa phương. GV gợi ý để HS nắm được VD và chọn giống hàng loạt mà gia đình và địa phương em đã áp dụng.
? Trong một đàn ngan em sẽ chọn những con như thế nào để làm giống ?
? Vậy thế nào là phương pháp chọn lọc hàng loạt ?
GV: Nêu VD: Để chọn lợn đực và lợn cái giống thì căn cứ vào tăng khối lượng, mức tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng để chọn con tốt nhất sau khi nuôi từ 90->300 ngày tuổi, với cùng một tiêu chuẩn định trước.
? Thế nào là phương pháp kiểm tra năng suất ?
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
1. Chọn lọc hàng loạt.
Chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất để làm giống
2. Kiểm tra năng suất.
Vừa nuôi vừa kiểm tra định kì và so sánh với chất lượng chuẩn con nào đạt chuẩn thì giữ lại làm giống
Hoạt động 4: Tìm hiểu việc quản lí giống vật nuôi.
? Quản lí giống vật nuôi bao gồm những công việc gì ?(tổ chức và sử dụng giống vật nuôi)
? Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì ?
? Em hãy cho biết những biện pháp trong sách giáo khoa? Biện pháp nào là cần thiết trong việc quản lí giông vật nuôi?
GV: Giải thích ý nghĩa của mỗi biện pháp để giúp HS hiểu rõ hơn về vai trò của công tác quản lí giống vật nuôi.
+ Đăng kí Quốc gia là đặc biệt cần thiết đối với các cơ sở nhân giống. Qua kiểm tra thành tích, các vật nuôi giống có thành tích xất xắc, vượt chuẩn quy định sẽ được ghi vào sổ giống Quốc gia qua đó giúp cho việc ghép đôi giao phối được thuận lợi
+ Phân vùng chăn nuôi nhằm mục đích (Giúp chu việc quản lí các giống vật nuôi được thuận lợi và phát huy được thế mạnh chăn nuôi ỏ mỗi vùng)
+ Chính sách chăn nuôi đúng sẽ khuyến khích chăn nuôi ↑.
III. Quản lí giống vật nuôi.
(Không dạy sơ đồ 9 và bài tập ứng dụng. Chỉ giới thiệu cho học sinh nội dung và mục đích quản lí giống vật nuôi.)
- Mục đích: Giữ và nâng cao bản chất của giống.
- Biện pháp:
+ Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi.
+ Phân vùng chăn nuôi.
+ Chính sách chăn nuôi.
+ Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
4. Hệ thống củng cố bài:
- Giáo viên:
- Hệ thống lại toàn bộ Kiến thức: của bài học.
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Đọc trước bài Nhân giống vật nuôi.
____________________________________-
Tiết 33 Ôn tập học kì I 19/12/2012
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Hệ thống hoá Kiến thức: đã học trong học kỳ I: Về trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi.
- Làm được một số khâu trong qui trình sản xuất lâm nghiệp.
- Biết áp dụng các Kiến thức: đã học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị: - Học sinh chuẩn bị Kiến thức: của phần: trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Giáo viên: chuẩn bị câu hỏi để học sinh trả lời.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hệ thống hoá những nội dung chính trong của phần trồng trọt.
GV: Nêu câu hỏi HS: Trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
Câu 2: Làm đất nhằm mục đích gì? Nêu các công việc lầm đất?
Câu 3: Phòng trừ sâu, bệnh hại, các biện pháp canh tác để phòng trừ sâu, bệnh hại, tác dụng của các biện pháp đó?
Câu 4: Nêu các biện pháp chăm sóc cây trồng?
Hoạt động II: Hệ thống hoá những nội dung chính của phần lâm nghiệp.
GV: Nêu câu hỏi HS: trả lời các câu hỏi.
Câu 5: Cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?
Câu 6: Em hãy cho biết nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì?
Câu 7: Nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu nào?
Câu 8: Nêu thời vụ trồng cây rừng ở nước ta?
Câu 9: Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì ?
Hoạt động III: Hệ thống hó một số kiến thức về phần chăn nuôi.
GV: Nêu câu hỏi HS: trả lời các câu hỏi.
Câu 10: Hãy cho biết vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta ?
Câu 11: Hiểu thế nào là một giống vật nuôi ? Giống vật nuôi có ảnh hưởng gì đến chăn nuôi?
Câu 12: Nêu đặc diểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trởng và phát dục của vật nuôi.
Câu 13: Hãy cho biết các phương pháp chọn lọc gióng vật nuôi đang được dùng ở nước ta ?
Hưỡng dẫn trả lời
Câu 5:
* Vai trò của rừng
- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.
- Phòng hộ: Phòng gió bão hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất.
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu.
- Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt văn hoá khác như tồn tại hệ sinh thái.
Câu 6: Nhiệm vụ của trồng rừng
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
+ Trồng rừng để phòng hộ. Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
+ Trồng rừng đặc dụng. Vườn Quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên, để nghiên cưu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.
3. Hướng dẫn học ở nhà.
Về nhà học kỹ các phần: Lâm nghiệp và chăn nuôi để kiểm tra Học kì I.
Tiết 34 Kiểm tra học kì 1 22/12/2012
1- Mục tiêu: Kiểm tra để đánh giá việc học tập tiếp thu kiến thức của học sinh, rút kinh nghiệm giảng dạy.
2- Chuẩn bị: Ma trận, đề ra và đáp án. Học sinh ôn tập 2 chương phần II và phần đầu phần III.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Rừng có vai trò trong đời sống và sản xuất của xã hội
2đ
1
2đ
Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới
2đ
1
2đ
Thời vụ trồng cây rừng ở nước ta
2đ
1
2đ
Vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta
2đ
1
2đ
Đặc diểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trởng và phát dục của vật nuôi.
1đ
1đ
1
2đ
Tổng
3
5đ
2
3đ
1
2đ
10
10đ
3- Đề ra:
Câu 1: Nêu vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta?
Câu 2: Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ?
Câu 3: Ở Nghệ an thường trồng rừng rừng vào những giai đoạn nào? Vì sao phải trồng rừng trong những thời gian đó?
Câu 4 Hãy cho biết vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta ?
Câu 5: Nêu đặc diểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trởng và phát dục của vật nuôi.
4- Đáp án biểu điểm:
Câu 1: Vai trò của rừng: Hút giữ bụi, chất độc, giảm thiệt hại thiên tai lũ lụt, cung cấp nguồn nước cho hoạt động sống, cung cấp gỗ, động vật, tài nguyên khác, tạo bầu khí quyển trong lành (2đ)
Câu 2: Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ?
Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta: Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 20 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. (2đ)
Câu 3: Ở Nghệ an thường trồng rừng rừng vào những giai đoạn giữa xuân và cuối thu (1 đ)
Phải trồng rừng trong những thời gian đó vì khi đó thời tiết có mưa bảo đảm độ ẩm cho cây phát triển và nhiệt độ không nóng, không lạnh giá làm cho cây phát triển thuận lợi. (1 đ)
Câu 4: Vai trò của ngành chăn nuôi ở nước ta cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác. (1đ)
Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi là phát triển toàn diện; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật trong chăn nuôi; đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (1đ)
Câu 5: Đặc diểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi không đồng đều, theo giai đoạn và theo chu kì. (1đ)
Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trởng và phát dục của vật nuôi: các đặc điểm về di truyền, các diều kiện ngoại cảnh như khí hậu, thức ăn, chuồng nuôi .. (1đ)
Tiết 35. Bài 34. NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI 29/12/2012
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: Biết được phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi
Hiểu được khái niệm nhân giống thuần chủng vật nuôi
2. Kĩ năng: Biết vận dụng vào thực tế
3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham học hỏi tìm hiểu thực tế
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ
- Sưu tầm tranh ảnh chụp các giống vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chọn giống vật nuôi ? Cho ví dụ ?
Theo em muốn quản lí giống vật nuôi tốt thì cần phải làm gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động GV, HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Nêu mục tiêu của bài.
- Sự phối hợp để phát huy tác dụng của chọn lọc. Tuỳ mục tiêu nhân giống mà chọn phối con đực và con cái cùng giống hay khác giống.
- Nhân giống thuần chủng để tạo ra nhiều cá thể của giống đã có để giữ vững hoàn chỉnh phẩm giống
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chọn phối
? Thế nào là chọn phối?
? Chọn phối nhằm mục đích gì ?
GV: Dùng tranh ảnh để giới thiệu 2 VD về chọn phối giữ con đực và con cái cùng giống để nhân giống thuần chủng, chọn giống giữa con đực và con cái khác giống cho lai tạo.
GV: Cho HS đọc VD SGK
? Vậy gà Rốt Ri có cùng bố mẹ không?
? Hãy tìm các ví dụ khác về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?
? Thế nào là chọn phối cùng giống và khác giống ?
I. Chọn phối.
1. Thế nào là chọn phối?
Chọn phối là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
Mục đích
- Nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống
- Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối có đúng hay không đúng
2. Các phương pháp chọn phối.
- Chọn phối cùng giống (nhân giống thuần chủng).
- Chọn phối khác giống. (giống lai)
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân giống thuần chủng
? Nhân giống thuần chủng là gì?
? Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
GV: Lấy ví dụ và tranh ảnh để minh họa cho định nghĩa và mục đích của phương pháp này.
GV: Cho HS nêu thêm ví dụ khác dùng bảng phụ (ghi bảng ở SGK).
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập đánh dẫu (x) vào cột 3 hoặc cột 4 ở bảng.
HS: Làm bài tập SGK
? Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao phải có những điều kiện gì?
GV: Có thể nêu ví dụ khi nhân giống thuần chủng gà Ri thì những cá thể nào có sản lượng trứng thấp, có tính ấp bóng mạnh kéo dài bị loại bỏ.
II. Nhân giống thuần chủng.
1. Nhân giống thuần chủng là gì?
+ Định nghĩa: Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực và con cái cùng một giống
+ Mục đích: Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh thộc tính đã có.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
+ Có mục đích rõ ràng.
+ Có số lượng lớn vật nuôi đực và cái của giống thuần chủng tham gia vào ghép đôi giao phối.
+ Nuôi dưỡng chăm sóc tốt bao gồm cả việc phát hiện, loại thải kịp thời những đặc điểm không mong muốn
4. Hệ thống củng cố bài. – Hôm nay em đã được học những gì?
− Gọi 2 - 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà - Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
____________________________________
Tiết 36. Bài 35. THỰC HÀNH 30.12/2012
NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT
NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: - Nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngại hình và đo kích thước một số chiều đo.
II. Chuẩn bị: - Mô hình, vật nuôi thật giống gà ri, ga lơ go, gà Đông cảo, gà Hồ, gà Ta vàng
- Thước đo.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Bài cũ: Chọn phối là gì ?
Em hãy lấy ví dụ về chon phối cùng giống và chọn phối khác giống?
Em hãy cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?
3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Ổn định lớp.
- Nhắc nhỡ học sinh một số điều cần chú ý trong thực hành.
- GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành.
- Chia nhóm: 2 bàn 1 nhóm
Hoạt động 2: Tổ chức bài thực hành
- GV phân công cụ thể và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, yêu cầu HS phải trật tự
Hoạt động 3: Thực hiện qui trình.
a. Quan sát ngoại hình.
- GV treo ảnh, tranh vẽ các vật nuôi (ga).
- GV: hướng dẫn học sinh quan sát theo thứ tự
+ Hình dáng toàn thân: nhìn bao quát con gà để nhận xét hướng trứng, thịt.
+ màu sắc của lông da: Màu lông ở thân cổ, cánh, đuôi để tìm ra đặc điểm trứng giống.
- Quan sát màu sắc của da ở toàn thân, da ở chân ga
+ Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống ở phần đầu ( mào) chân (chiều cao, số lông vàng của vùng ống chào) để phân biệt giữa các giống
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo một số chiều đo để chọn gà mái (không bắt buộc)
GV dùng tranh vẽ, vật mẫu để hướng dẫn học sinh cách đo.
+ Đo
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_30_47_ho_van_ten.doc