Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi - Trường THCS Thường Thới Hậu A

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi.

 - Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang dùng ở nước ta.

 - Hiểu được vai trò của quản lí giống vật nuôi.

 2. Kỹ năng: Có được một số kỹ năng chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.

 3. Thái độ: Có ý thức trong việc chọn và quản lí giống vật nuôi.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường.

 - Sơ đồ 9 SGK phóng to.

 2. Học sinh: Xem trước bài 33 phần II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi - Trường THCS Thường Thới Hậu A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. Ngày dạy:.. Tuaàn 23 Tieát 34 BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang dùng ở nước ta. - Hiểu được vai trò của quản lí giống vật nuôi. 2. Kỹ năng: Có được một số kỹ năng chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc chọn và quản lí giống vật nuôi. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường. - Sơ đồ 9 SGK phóng to. 2. Học sinh: Xem trước bài 33 phần II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 15’ 1’ 5’ 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra 15 phút: 3. Bài mới: I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo - Phát đề kiểm tra à Giới thiệu bài mới: Để có được một giống vật nuôi tốt có năng suất cao, chất lượng tốt thì phải tiến hành chọn lọc. Khi chọn lọc xong muốn duy trì được những giống tốt nhất cho thế hệ sau và loại bỏ những giống không tốt ta phải biết cách quản lí giống.Vậy làm thế nào để chọn và quản lí tốt giống vật nuôi? Ta vào bài mới. * Hoạt động 1 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.SGK và trả lời các câu hỏi: + Thế nào là chọn giống vật nuôi? - Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK - Giáo viên giải thích ví dụ trong SGK và giải thích cho học sinh hiểu thêm về chọn giống vật nuôi: như chọn giống gà Ri ngày càng tốt hơn hoặc nêu vấn đề về chọn giống như: chọn lợn giống phải là: con vật tròn mình, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở,Em có thể nêu 1 ví dụ khác về chọn giống vật nuôi : - Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng - Lớp trưởng báo cáo - HS làm bài kiểm tra - Lắng nghe và suy nghĩ - Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi: à Là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống. - Đọc ví dụ SGK à Học sinh suy nghĩ và cho ví dụ. - Học sinh nghe và ghi bài. 5’ 8’ II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: 1. Phương pháp chọn lọc giống hàng loạt: Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước và sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống. 2. Phương pháp kiểm tra năng suất : Các vật nuôi được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn” trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống. * Hoạt động 2 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK và trả lời các câu hỏi: + Thế nào là chọn lọc hàng loạt? + Em có thể cho một số ví dụ về chọn lọc hàng loạt? - GV nhận xét ví dụ, lấy ví dụ thêm minh họa cụ thể. + Thế nào phương pháp kiểm tra năng suất? + Hiện nay người ta áp dụng phương pháp kiểm tra năng suất đối với những vật nuôi nào? + Trong phương pháp kiểm tra năng suất lợn giống dựa vào những tiêu chuẩn nào? + Nêu lên ưu và nhược điểm của 2 phương pháp trên. - Giáo viên giảng thêm: Có nhiều phương pháp chọn giống khác nhau nhưng sử dụng phổ biến là phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất. - Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. - Học sinh đọc và trả lời: à Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống. à Học sinh cho ví dụ - Lắng nghe và chú ý bài à Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem ra so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ làm giống. à Đối với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn 90 - 300 tuổi ngày. à Căn cứ vào cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mở lưng để quyết định chọn lọn giống. à Phương pháp: + Phương pháp chọn lọc hàng loạt có: * Ưu điểm là đơn giản, phù hợp với trình độ kỹ thuật còn thấp. * Nhược điểm là độ chính xác không cao. + Phương pháp kiểm tra năng suất có: * Ưu điểm là có độ chính xác cao hơn * Nhược điểm là khó thực hiện. - Học sinh lắng nghe. -Học sinh ghi bài. 5’ III. Quản lí giống vật nuôi: - Quản lí giống vật nuôi - Mục đích: nhằm giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi. * Hoạt động 3 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục III SGK và trả lời các câu hỏi: + Quản lí giống vật nuôi bao gồm những công việc gì? + Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? - Giáo viên giải thích, kết luận - Học sinh đọc và trả lời: - Tổ chức va sử dụng giống vật nuôi - Nhằm mục đích giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi. - Học sinh lắng nghe. 4’ 4.Củng cố: - Nội dung hoạt động 2 - Nội dung hoạt động 3 - Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta. - Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì? - HS trả lời nội dung hoạt động 2 - HS trả lời nội dung hoạt động 3 5. Dặn dò: (1 phút) - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 34 phần I. Chọn phối.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_33_mot_so_phuong_phap_chon_loc_v.doc