I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.
- Hiều nhân giống thuần chủng vật nuôi là gì và cách nhân giống thuần chủng đạt yêu cầu tốt nhất.
2. Kĩ năng:
- Áp dụng thực tế vào sản xuất nông nghiệp của ở gia đình.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập.
- Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa.
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 34-37 - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 34. Nhân giống vật nuôi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.
- Hiều nhân giống thuần chủng vật nuôi là gì và cách nhân giống thuần chủng đạt yêu cầu tốt nhất.
2. Kĩ năng:
- áp dụng thực tế vào sản xuất nông nghiệp của ở gia đình.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập.
- Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa.
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Muốn duy trì nòi giống và có nhiều giống vật nuôi tốt thì đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức cơ bản về nhân giống vật nuôi. Vậy có những cách thức nhân giống vật nuôi nào? và làm thế nào để đạt kết quả cao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề đó
Bài 34. Nhân giống vật nuôi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu về chọn phối
- GV: Cho hs đọc phần I1 và nêu câu hỏi
+ Thế nào là chọn phối, chọn phối như thế nào?
+ Mục đích của việc chọn phối là gì?
- HS: Trả lời
- GV: Cho HS Đọc phần II.2 và nêu câu hỏi
+ Có mấy phương pháp chọn phối giồng?
+ Nêu ví dụ cụ thể?
- HS: trả lời
- GV: Gà ri - rốt có cùng giống bố mẹ không?
- HS: Trả lời
HĐ2.Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng.
- GV: Dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi.
- Nhân giống thuần chủng là gì?
- HS: Trả lời
- GV: Làm rõ định nghĩa và mục đích.
- GV: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt hiệu quả?
- HS: Trả lời
- GV: Rút ra kết luận
I. Chọn phối.
1.Thế nào là chọn phối.
- Chọn ghép đôi giữa con đực và con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.
- MĐ: Phát huy tác dụng của chọn lọc giống tạo ra giống sau có chất lượng cao hơn bố mẹ
2.Các phương pháp chọn phối.
- Có 2 phương pháp
+ Chọn ghép con đực và con cái trong cùng giống đó để nhân lên một giống tốt.
+ Chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau để lai tạo giống.
- VD: Lợn ỉ đực với lợn ỉ cái==> lợn ỉ
- VD: Gà trống Rốt với gà ri mái ==> Lai rốt ri
II. Nhân giống thuần chủng.
1.Nhân giống thuần chủng là gì?
- Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.
- Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh đặc tính của giống đã có.
- Bài tập ( SGK )
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
- Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
4. Củng cố:
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Hướng dẫn học sinh phân biệt giữa nhân giống thuần chủng và lai tạo.
5. Nhắc nhở:
- Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk
- Chuẩn bị trước:
Bài 35. Nhận biết và chọn một số giống gà qua
quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 35. thực hành
Nhận biết và chọn một số giống gà qua
quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Chọn được giống gà tốt và hợp với khí hậu và điều kiện chăm sóc
2. Kĩ năng:
- áp dụng thực tế vào sản xuất nông nghiệp của ở gia đình.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập.
- Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa.
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Bài 35. thực hành
Nhận biết và chọn một số giống gà qua
quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1. Giới thiệu bài thực hành.
- Giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của bài
- Nêu nội quy và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong khi thực hành, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Chia học sinh theo nhóm tuỳ thuộc vào mẫu vật đã chuẩn bị và xắp xếp vị trí thực hành cho từng nhóm.
HĐ2.Thực hiện quy trình thực hành.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát để nhận biết các giống gà.
- Dùng tranh vẽ hướng dẫn học sinh quan sát thứ tự, hình dáng toàn thân. nhìn bao quát toàn bộ con gà để nhận xét:
- Màu sắc của lông da.
- Tìm đặc điểm nổi bật, đặc thù của mỗi giống.
- GV: Hướng dẫn học sinh đo khoảng cách giữa hai xương háng.
- Đo khoảng cách giữa hai xương lưỡi hái và xương háng gà mái.
- HS: Thực hành theo nhóm dựa vào nội dung trong SGK và sự hướng dẫn của học sinh theo các bước trên.
- GV: Theo dõi và uốn nắn.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- ảnh, tranh vẽ vật nhồi
II. Quy trình thực hành.
Bước 1. Nhận xét ngoại hình.
- Hình dáng toàn thân.
- Mầu sắc lông, da
Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái.
- Làm báo cáo
Giống vật nuôi
Đặc điểm quan sát
Kết quả đo
Ghi chú
Rộng háng
Rộng xương lưỡi hái-
4.Củng cố.
- GV: Cho học sinh thu dọn mẫu vật, vệ sinh sạch sẽ
- Nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, về vệ sinh an toàn lao động, kết quả thực hành, thực hiện quy trình.
5. Nhắc nhở
- Về nhà học bài, đọc và xem trước bài 36
Bài 36. Thực hành
Nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
Ngày soạn: .
Ngày dạy: .
Tiết: ..
Bài 36. Thực hành
Nhận biết một số giống lợn qua quan sát
ngoại hình và đo kích thước các chiều
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Chọn được giống lợn tốt, phù hợp với điều kiện chăm sóc ở gia đình
2. Kĩ năng:
- áp dụng thực tế vào sản xuất nông nghiệp của ở gia đình.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê học tập.
- Có ý thức ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa.
2. Học sinh:
Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.
III. Nội dung:
1. ổn định lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Bài 36. thực hành: Nhận biết một số giống lợn qua quan sát
ngoại hình và đo kích thước các chiều
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1. Giới thiệu bài học.
- GV: Phân công và dao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ học sinh trong khi thực hành và sau khi thực hành.
- Nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
HĐ2.Tổ chức thực hành.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát ngoại hình của một số giống lợn theo thứ tự:
- Quan sát hình dáng chung của lợn con ( Về kết cấu toàn thân, đầu, cổ, lưng, chân).
- Quan sát màu sắc của lông, da.
- Tìm các đặc điểm nổi bật, đặc thù của mỗi giống.
- GV: Hướng dẫn học sinh đo trên mô hình lợn hoặc trên con lợn giống ở cơ sở chăn nuôi.
- Đo chiều dài thân.
- Đo vùng ngực.
- HS: Thực hành theo sự phân công của giáo viên.
Kết quả quan sát và đo kích thước các chiều, học sinh ghi vào bảng.
4.Đánh giá kết quả:
- HS: Thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành, tự đánh giá kết quả.
- GV: Nhận xét đánh giá chung về vệ sinh an toàn lao động kết quả thực hành.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- SGK
II. Quy trình thực hành.
Bước1: Quan sát đặc điểm ngoại hình.
Bước2: Đo một số chiều đo:
Giống vật nuôi
Đặc điểm quan sát
Kết quả đo
Dài thân (m)
Vòng ngực (m)
5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà học bài và làm bài tập SGK.
- Đọc và xem trước bài 37 SGK.
Tuần: 22
Soạn ngày: 10/ 02 /2006
Giảng ngày://2006
Tiết: 44
Bài 37. thức ăn vật nuôi
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
- Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- - GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
- - HS: Đọc SGK,tham khảo tranh vẽ.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức 2/:
- Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
- Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng:
Hoạt động của - GV và - HS
T/g
Nội dung ghi bảng
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV: ở địa phương em thường dùng những loại thực vật nào cho chăn nuôi?
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới
HĐ1.Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- GV: Trong chăn nuôi thường có những loại vật nuôi nào?
- HS: Trả lời
- GV: Các vật nuôi ( Trâu, lợn, gà) thường ăn những thức ăn gì?
- HS: Trả lời
- GV: Để phù hợp với đặc điểm sinh lý của vật nuôi thì vật nuôi có những loại thức ăn nào?
- HS: Quan sát hình 64 tìm nguồn gốc của thức ăn, phân loại.
HĐ2.Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- GV: Treo bảng thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV: Có bao nhiêu loại thức ăn cho vật nuôi?
- HS: Trả lời
- GV: Các loại thức ăn đều có đặc điểm chung nào?
- HS: Trả lời
- GV: Vẽ 5 hình tròn yêu cầu học sinh nhận biết tên của từng loại thức ăn được hiển thị.
4.Củng cố:
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Tóm tắt nội dung chính của bài bằng cách đặt câu hỏi:
- Nguồn gốc của mỗi loại thức ăn vật nuôi?
- Trong mỗi loại thức ăn vật nuôi gồm những thành phần nào?
5/
20/
13/
+
3/
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
1. Thức ăn vật nuôi.
- Các loại vật nuôi: Trâu, lợn và gà
- Trâu bò ăn được rơm vì có hệ sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
- Gà ăn thóc rơi vãi trong rơm, còn lợn không ăn được vì không phù hợp với sinh lý tiêu hoá
KL: Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng.
2.Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Trong bảng có 5 loại thức ăn.
+ Thức ăn động vật giàu prôtin: bột cá.
+ Thức ăn thực vật: Rau xanh
+ Thức ăn củ: Khoai lang
+ Thức ăn có hạt: Ngô
+ Thức ăn xơ: Rơm, lúa.
- Trong thức ăn đều có nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.
- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau.
5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 38 SGK
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_34_37_vu_quang_vinh.doc