I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối. Phân biệt được chọn phối và chọn giống vật nuôi.
- Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và về phương pháp. Lấy được ví dụ minh họa.
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.
- Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
2. Kỹ năng:
- Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và trao đổi nhóm.
3. Thái độ: Vận dụng vào thực tế chăn nuôi ở gia đình, có thái độ bảo vệ các giống, loại vật nuôi quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ phương pháp nhân giống.
2. Học sinh: Xem trước bài 34 phần I. Chọn phối.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 34: Nhân giống vật nuôi - Trường THCS Thường Thới Hậu A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn:
Ngaøy daïy:..
Tuaàn 23
Tieát 35
BÀI 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối. Phân biệt được chọn phối và chọn giống vật nuôi.
- Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và về phương pháp. Lấy được ví dụ minh họa.
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.
- Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
2. Kỹ năng:
- Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và trao đổi nhóm.
3. Thái độ: Vận dụng vào thực tế chăn nuôi ở gia đình, có thái độ bảo vệ các giống, loại vật nuôi quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng.
- Bảng phụ phương pháp nhân giống.
2. Học sinh: Xem trước bài 34 phần I. Chọn phối.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
6’
12’
10’
5’
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
I. Chọn phối:
1. Thế nào là chọn phối:
Chọn phối là từ những con đực, con cái tốt đã được tạo ra từ chọn giống vật nuôi cho ghép đôi giao phối như thế nào để được đời con tốt nhất.
2.Các phương pháp chọn phối:
- Muốn nhân lên một giống tốt thì ghép con đực với con cái trong cùng một giống.
- Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau.
II. Nhân giống thuần chủng:
1. Nhân giống thuần chủng là gì?
Chọn phối giữa con đực với con cái cùng một giống để cho sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng.
Nhân giống thuần chủng nhằm tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
- Phải có mục đích rõ ràng.
- Chọn được nhiều cá thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, biết được quan hệ huyết thống để tránh giao phối cận huyết.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại bỏ những vật nuôi không tốt.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
- Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta.
- Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?
à Giới thiệu bài mới: Giống vật nuôi sau khi được chọn lọc kĩ thì được nhân giống và đưa vào sản xuất.Vậy nhân giống vật nuôi là gì? Và làm thế nào để nhân giống đạt kết quả? Vào bài mới ta sẽ hiểu được vấn đề này.
* Hoạt động 1
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là chọn phối? Lấy ví dụ minh họa.
+ Chọn phối nhằm mục đích gì?
- Em hãy phân biệt được chọn phối và chọn giống vật nuôi.
+ Hãy cho một số ví dụ về chọn phối :
- Giáo viên bổ sung, ghi bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin I.2 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Dựa vào cơ sở nào mà có phương pháp chọn phối thích hợp?
+ Có mấy phương pháp chọn phối?
+ Muốn nhân lên một giống tốt thì phải làm sao?
- Giáo viên giải thích ví dụ
+ Muốn tạo được giống mới ta phải làm như thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ và hỏi:
+ Vậy gà Rốt-Ri có cùng giống bố mẹ không?
- Giáo viên chia nhóm thảo luận
+ Em hãy lấy hai ví dụ khác về:
+Chọn phối cùng giống:
+Chọn phối khác giống
- Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và về phương pháp. Lấy được ví dụ minh họa.
- Giáo viên tiểu kết, ghi bảng
* Hoạt động 2
- Yêu cầu học sinh, đọc thông tin mục II.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là nhân giống thuần chủng ?
+ Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ và giáo viên giải thích thêm.
- Em hãy phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.
- Giáo viên treo mẫu bảngvà gọi HS trả lời - Giáo viên sửa chữa, ghi bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi:
+ Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt ta phải làm gì?
+ Thế nào là giao phối cận huyết?
+ Giao phối cận huyết gây ra hiện tượng gì?
+ Tại sao phải loại bỏ những vật nuôi có đặc điểm không mong muốn?
- Giáo viên giải thích về các tiêu chí, tiểu kết ghi bảng.
- Lớp trưởng báo cáo
- HS trả lời
- Lắng nghe và suy nghĩ
- Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
à Là chọn con đực ghép đôi con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi
à Chọn phối nhằm mục đích phát huy tác dụng của chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối có đúng hay không đúng.
- HS trả lời
à Học sinh suy nghĩ cho ví dụ:
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Dựa vào mục đích của công tác giống mà có những phương pháp chọn phối khác nhau
à Có 2 phương pháp chọn phối:
+ Chọn phối cùng giống
+ Chọn phối khác giống
à Thì chọn ghép con đực với con cái trong cùng một giống.
- Học sinh lắng nghe.
à Chọn ghép con đực với cái khác giống nhau
- Học sinh đọc và trả lời:
à Không.
- Nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
à Học sinh cho ví dụ:
- HS trả lời
- Học sinh ghi bài
- Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
à Là chọn ghép đôi giao phối con đực con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống bố mẹ
à Là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó
- Học sinh đọc và nghe
- Mục đích nhân giống thuần chủng là tạo ra số lượng đàn con tăng lên so với ban đầu, giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó. Những con đực, con cái mới được tạo ra có thể được dùng làm bố, mẹ để nhân giống thuần chủng tiếp hay dùng để lai giống, cũng có thể dùng làm thương phẩm.
- Quan sát và trả lời
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Phải có:
+ Mục đích rõ ràng.
+ Chọn được nhiều cá thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, biết được quan hệ huyết thống để tránh giao phối cận huyết.
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi không tốt.
à Là giao phối giữa bố mẹ với con cái hoặc các anh, chị em trong cùng một đàn.
à Gây nên hiện tượng thoái hoá giống.
à Tránh gây tổn hại đến số lượng và chất lượng vật nuôi.
- Học sinh lắng nghe và ghi bài.
4’
4. Củng cố:
- Nội dung hoạt động 1
- Nội dung hoạt động 2
- Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống.
- Em cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng.
- Trả lời nội dung hoạt động 1
- Trả lời nội dung hoạt động 2
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Ghi trước nội dung bài thực hành 35 SGK. Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_34_nhan_giong_vat_nuoi_truong_th.doc