Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản - Trường THCS Mong Thọ B

I/ MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản .

+ Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh

- Thái độ: Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái

II/ CHUẨN BỊ:

GV: Hình 76, 77, 78 SGK phóng to, bảng phụ. Giới thiệu các t/c chính ở mục II. T/c của nước nuôi thuỷ sản

HS: Xem trước bài 50

III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1/KT bài cũ:

_ Nuôi thủy sản có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội? 4đ

_ Ba nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì? 6đ

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản - Trường THCS Mong Thọ B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Mong Thọ B Tuần 32 - Tiết 45 Ngày soạn: 2/ 4/ 2013 Bài 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN I/ MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản . + Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh - Thái độ: Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái II/ CHUẨN BỊ: GV: Hình 76, 77, 78 SGK phóng to, bảng phụ. Giới thiệu các t/c chính ở mục II. T/c của nước nuôi thuỷ sản HS: Xem trước bài 50 III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1/KT bài cũ: _ Nuôi thủy sản có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội? 4đ _ Ba nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì? 6đ 2/ Bài mới: *GTB: HĐGV HĐHS ND _ Giáo viên y/c hs nghiên cứu tt mục I và trả lời các câu hỏi: + Để một nắm tay muối và phân đạm vào chậu nước thấy hiện tượng gì xảy ra? Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước ? + Dựa vào khả năng này của nước, người ta đã làm gì ? _ Giáo viên giảng thêm Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn. + Nói chung nước có khả năng hòa tan những chất gì? + Tại sao khi trời nóng các em lại muốn đi tắm? + Trên tivi hoặc phim xứ lạnh người ta đục băng để câu cá, điều đó nói lên điều gì? + Nước có khả năng gì? + Theo em, oxi trong nước do đâu mà có? + Trong nước, oxy và khí cacbonic chất nào có tỉ lệ nhiều hơn? _ Giáo viên giảng thêm: So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước ít hơn 20 lần so với khí cacbonic thì nhiều hơn. _ Giáo viên chốt lại kt. _ Học sinh nghiên cứu và trả lời câu hỏi: à Muối, đạm tan nhanh. Nước có khả năng hoà tan các chất đạm, muối à Người ta bón phân hữu cơ và vô cơ để tăng sự tạo thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản nuôi. _ Học sinh lắng nghe. à Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ. à Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí à Lớp nước bên dưới băng có nhiệt độ ấm hơn không khí, nước không đóng băng nên các loài cá nói riêng và các loài thủy sản nói chung có thể sống được. à Điều hoà nhiệt độ. à Do oxi không khí hoà tan vào nước. à Khí cacbonic nhiều hơn. _ Học sinh lắng nghe. I.Đặc điểm của nước nuôi thủy sản: _ Có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ _ Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt độ của nước . _ Thành phần oxi thấp và Cacbonic cao. HĐGV HĐHS ND _ Giáo viên y/c hs đọc tt và trả lời + Tính chất của nước nuôi thủy sản gồm những tính chất nào? _ Giáo viên giới thiệu t/c của nước nuôi thủy sản _ Học sinh đọc tt và trả lời: à Hs trả lời _ Học sinh lắng nghe. II. Tính chất của nước nuôi thủy sản: (giới thiệu) 1. Tính chất lí học: a. Nhiệt độ b. Độ trong c. Màu nước d. Sự chuyển động của nước 2. Tính chất hóa học: a. Các chất khí hòa tan b. Các muôi hòa tan 3. Tính chất sinh học: HĐGV HĐHS ND _ Giáo viên yc hs nghiên cứu tt SGK và trả lời các câu hỏi: + Những ao nào cần được cải tạo? + Cải tạo nước nhằm mục đích gì? + Nêu các biện pháp cải tạo nước ao mà em biết? _ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt, ghi bảng. _ Giáo viên hỏi: + Ở địa phương em cải tạo đáy ao bằng cách nào? _ Giáo viên nhận xét, ghi bảng và nhấn mạnh: Cải tạo nước và đáy ao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: do đó phải tiến hành đầy đủ mới phát huy được tác dụng của mặt nước đối với tôm,cá. _ Hs nghiên cứu và trả lời: à Những ao ở miền núi, trung du, ao có nhều thực vật thủy sinh, ao có bọ gạo... à Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ...cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt. à Học sinh suy nghĩ trả lời: Vd: thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh... _ Học sinh lắng nghe, ghi bảng. _ Học sinh trả lời: à Học sinh suy nghĩ trả lời. _ Học sinh lắng nghe, ghi bảng. III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao: 1. Cải tạo nước ao: Bằng các biện pháp như trồng cây chắn gió, thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh... 2. Cải tạo đáy ao: Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp: _ Đáy ao có ít bùn thì tăng cường bón phân hữu cơ. _ Nhiều bùn thì phải tát ao, vét bùn. 3/ Củng cố luyện tập: - Trả lời câu 1, 5 sgk 4/ Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo câu hỏi SGK. Đọc “Em có biết” - Xem trước bài 5/ BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_50_moi_truong_nuoi_thuy_san_truo.doc