I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm chung của nước ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước.
- Nêu được tính chất chính của nước nuôi thủy sản.
- Nêu được sự phát triển của một số loài sinh vật phù du và sinh vật đáy dùng làm nguồn thức ăn tự nhiên của cá, tôm và một số vi sinh vật gây bệnh cho cá.
- Nêu được những biện pháp cải tạo nước ao nhằm đảm bảo mặt nước có được đặc điểm chung và đặc điểm lí, hóa, sinh phù hợp yêu cầu nuôi tôm, cá.
- Nêu được biện pháp cải tạo đất đáy ao để tăng nguồn thức ăn tự nhiên của cá, tôm nuôi, đồng thời đảm bảo tính chất lí, hóa của nước phù hợp đối tượng nuôi.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.
- Thực hiện cải tạo nước nuôi thủy sản của gia đình mình.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ nước nuôi thủy sản không bị ô nhiễm.
- Có ý thức vận dụng để cải tạo nguồn nước ao nuôi cá ở gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng.
- Đĩa sếch xi, nhiệt kế, giấy quỳ tím.
2. Học sinh: Xem trước bài 50.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 50: Môi trường thủy sản - Nguyễn Tín Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 17
Tieát 22
Ngaøy soaïn:
Ngaøy daïy:..
BAØI 50: MOÂI TRÖÔØNG NUOÂI THUÛY SAÛN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm chung của nước ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước.
- Nêu được tính chất chính của nước nuôi thủy sản.
- Nêu được sự phát triển của một số loài sinh vật phù du và sinh vật đáy dùng làm nguồn thức ăn tự nhiên của cá, tôm và một số vi sinh vật gây bệnh cho cá.
- Nêu được những biện pháp cải tạo nước ao nhằm đảm bảo mặt nước có được đặc điểm chung và đặc điểm lí, hóa, sinh phù hợp yêu cầu nuôi tôm, cá.
- Nêu được biện pháp cải tạo đất đáy ao để tăng nguồn thức ăn tự nhiên của cá, tôm nuôi, đồng thời đảm bảo tính chất lí, hóa của nước phù hợp đối tượng nuôi.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.
- Thực hiện cải tạo nước nuôi thủy sản của gia đình mình.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ nước nuôi thủy sản không bị ô nhiễm.
- Có ý thức vận dụng để cải tạo nguồn nước ao nuôi cá ở gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng.
- Đĩa sếch xi, nhiệt kế, giấy quỳ tím.
2. Học sinh: Xem trước bài 50.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
15’
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới :
I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản:
- Có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ
- Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt độ của nước .
- Thành phần khí oxi thấp và khí cacbonic cao.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
à Giới thiệu bài mới: Nước là môi trường sống của thủy sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là các loài thủy sản nuôi. Ảnh hưởng đó như thế nào? Ta vào bài mới.
* Hoạt động 1
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I và trả lời các câu hỏi:
+ Để một nắm tay muối và phân đạm vào chậu nước thấy hiện tượng gì xảy ra ?
+ Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước ?
+ Dựa vào khả năng này của nước, người ta đã làm gì ?
- Giáo viên giảng thêm: Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn.
+ Nói chung nước có khả năng hòa tan những chất gì?
+ Tại sao khi trời nóng các em lại muốn đi tắm?
+ Trên tivi hoặc phim xứ lạnh người ta đục băng để câu cá, điều đó nói lên điều gì?
+ Nước có khả năng gì?
+ Theo em, oxi trong nước do đâu mà có?
+ Trong nước, oxy và khí cacbonic chất nào có tỉ lệ nhiều hơn?
- Giáo viên giảng thêm: So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước ít hơn 20 lần so với khí cacbonic thì nhiều hơn.
- Giáo viên tiểu kết ghi bảng.
- Lớp trưởng báo cáo
- Lắng nghe và suy nghĩ
- Đọc thông tin và trả lời
à Muối, đạm tan nhanh
à Nước có khả năng hoà tan các chất đạm, muối.
à Người ta bón phân hữu cơ và vô cơ để tăng sự tạo thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản nuôi.
- Học sinh lắng nghe.
à Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ.
à Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí
à Lớp nước bên dưới băng có nhiệt độ ấm hơn không khí, nước không đóng băng nên các loài cá nói riêng và các loài thủy sản nói chung có thể sống được.
à Điều hoà nhiệt độ.
à Do oxi không khí hoà tan vào nước.
à Khí cacbonic nhiều hơn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi bài .
5’
II. Tính chất của nước nuôi thủy sản:
1. Tính chất lí học:
a. Nhiệt độ:
b. Độ trong:
c. Màu nước:
d. Sự chuyển động của nước:
2. Tính chất hóa học:
a) Các chất khí hòa tan: khí O2 và CO2
b) Các muối hòa tan: (đạm, lân, sắt.. )
c) Độ pH:
3. Tính chất sinh học:
* Hoạt động 2
- Để cá sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước phải đảm bảo các tính chất chính sau :
1. Tính chất lí học:
a. Nhiệt độ:
b. Độ trong:
c. Màu nước:
d. Sự chuyển động của nước:
2. Tính chất hóa học:
a) Các chất khí hòa tan: khí O2 và CO2
b) Các muối hòa tan: (đạm, lân, sắt.. )
c) Độ pH:
3. Tính chất sinh học:
- Chú ý và lắng nghe
18’
III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao:
1. Cải tạo nước ao:
Bằng các biện pháp như trồng cây chắn gió, thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh...
2. Cải tạo đáy ao:
Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp:
- Đáy ao có ít bùn thì tăng cường bón phân hữu cơ.
- Nhiều bùn thì phải tát ao, vét bùn.
* Hoạt động 3
- Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Những ao nào cần được cải tạo?
+ Cải tạo nước nhằm mục đích gì?
+ Nêu các biện pháp cải tạo nước ao mà em biết?
- Giáo viên hỏi:
+ Ở địa phương em cải tạo đáy ao bằng cách nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi bảng và nhấn mạnh: Cải tạo nước và đáy ao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: do đó phải tiến hành đầy đủ mới phát huy được tác dụng của mặt nước đối với tôm, cá.
- Giáo viên chốt ý, ghi bảng.
- Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Những ao ở miền núi, trung du, ao có nhều thực vật thủy sinh, ao có bọ gạo...
à Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ...cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt.
à Học sinh suy nghĩ trả lời:
Vd: thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh...
- Học sinh trả lời:
- Dét bùn đáy ao, bón vôi,
- Chú ý lắng nghe
- Học sinh lắng nghe, ghi bảng.
4’
4. Củng cố:
- Nội dung hoạt động 1
- Nội dung hoạt động 3
- Nước nuôi thủy sản có đặc điểm gì?
- Trình bày các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao
- Trả lời nội dung hoạt động 1
- Trả lời nội dung hoạt động 3
5. Dặn dò: (1 phút) Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước và ghi bài thực hành 51.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_50_moi_truong_thuy_san_nguyen_ti.doc