I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài học sinh cần biết :
_ Đất trồng là gì ? Vai trò của đất đối với cây trồng. Đất gồm những thành phần gì?
_ Từ đó, HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Chuẩn bị cấn thiết.
1) Giáo viên:
_ Nghiên cứu SGK, tài liệu có liên quan, soạn giáo án.
_ Chuẩn bị tranh về vai trò của đất đối với cây trồng, sơ đồ thành phần của đất.
2) Học sinh :
_ Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 10)
1.Trồng trọt có vai trò như thế nào?
2.Nhiệm vụ của trồng trọt là gì ? cho ví dụ ?
3. Vào bài mới.
A. Mở bài :
Đất là tài nguyên thiên nhiên quý của quốc gia, là cơ sở cho sản xuất nông lâm nghiệp. Vỉ vậy, trước khi nghiên cứu các quy trình trồng trọt chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất trồng. Đất trồng gồm những thành phần nào.
88 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 1 - Trương Huỳnh Như, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Phần 1: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT.
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.
Bài 1 :
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài HS phải :
_ Hiểu được vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt.
_ Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt.
_ HS có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.
Phương tiện thiết bị cần thiết:
Giáo viên :
_ Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu soạn giáo án.
_ Chuẩn bị tranh có liên quan nội dung bài dạy.
Học sinh : xem bài trước ở nhà.
Hoạt động dạy và học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Vào bài mới: ( 3’)
Mở bài :
Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy, trồng trọt có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Các hoạt động học tập.
Nội dung
Phương pháp dạy và học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 1 :
Tìm hiểu vai trò của trồng trọt
Vai trò của trồng trọt.
_ Cung cấp lương thực, thực phẩm.
_ Nguyên liệu cho công nghiệp.
_ Thức ăn cho chăn nuôi.
_ Cung cấp nông sản xuất khẩu.
_ Treo tranh hình 1:
? Hãy quan sát tranh vẽ và trả lời: trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế.
? Hằng ngày con người ăn những loại thức ăn gì.
_ Giảng cho HS hiểu thế nào là cây lương thực phẩm.
? Hãy kể một số loài cây lương thực, thực phẩm ở địa phương.
? Nêu một số nông sản ở nước ta xuất khẩu sang thị trường thới giới.
=> Gọi HS nêu 4 vai trò của trồng trọt.
_ HS pt tranh
nêu vai trò của trồng trọt.
_ HS trả lời cá nhân
_ Lắng nghe.
_ Tra ûlời cá nhân.
_ Trả lời cá nhân.
_ HS nhắc lại và ghi ý chính.
15’
Hoạt dộng 2 :
Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt.
10’
Nhiệm vụ của trồng trọt
Đảm bảo lương thự & thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
? Người ta sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn để làm gì.
? Trồng rau, đậu, vừng lạc. Đó là thức ăn cho ai.
? Nhiệm vụ 3 ( SGK) có phải là nhiệm vụ của trồng trọt không? Vì sao?
yêu cầu HS thảo luận nhóm.
Hoàn thành bài tập
GV nhận xét kết luận. ( 1, 2,4,6 )
? Nhiệm vụ trồng trọt ở địa phương em là gì.
_ HS thảo luận nhóm -> đại diện nhóm trình bày.
=>HS nhóm khác bổ sung.
=> HS ghi bài.
Hoạt động 3 :
Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt.
10’
Cần sử dụng những biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ trong trồng trọt.
_ Khai hoang, lấn biển để tăng diện tích đất canh tác.
_ Tăng vụ để tăng lượng nông sản.
_ Aùp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến để tăng năng suất cây trồng.
_ Tìm hiểu các biện pháp của ngành trồng trọt.
? Em hiểu khai hoang lấn biển là gì.
Mục đích đó để làm gì?
? Tăng vụ trên diện tích đất trồng là gì?
Mục đích ?
_ Liên hệ thực tế
? Một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt là gì?
? Sử dụng giống mới năng suất cao, bón phân đầy đủ nhằm mục đích gì.
=>3 biện pháp vừa nêu nhằm mục đích chung là gì ?
=>GV tổng kết, bổ sung.
_ HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
_ HS phát biểu cá nhân
_ HS phát biểu cá nhân.
_ HS ghi bài.
Hoạt động 4:.
Tổng kết bài học.
_ Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố, đánh giá.
_ Trồng trọt có vai trò như thế nào?
_ Nhiệm vụ của trồng trọt là gì?
5.Hướng dẫn học tập ở nhà.
_ Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK.
_ Xem trước bài 2.
6.Rút kinh nghiệm.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
Bài 2 :
Mục tiêu bài học:
Học xong bài học sinh cần biết :
_ Đất trồng là gì ? Vai trò của đất đối với cây trồng. Đất gồm những thành phần gì?
_ Từ đó, HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
Chuẩn bị cấn thiết.
Giáo viên:
_ Nghiên cứu SGK, tài liệu có liên quan, soạn giáo án.
_ Chuẩn bị tranh về vai trò của đất đối với cây trồng, sơ đồ thành phần của đất.
Học sinh :
_ Nghiên cứu bài trước ở nhà.
Hoạt động dạy và học.
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: ( 10’)
1.Trồng trọt có vai trò như thế nào?
2.Nhiệm vụ của trồng trọt là gì ? cho ví dụ ?
Vào bài mới.
Mở bài :
Đất là tài nguyên thiên nhiên quý của quốc gia, là cơ sở cho sản xuất nông lâm nghiệp. Vỉ vậy, trước khi nghiên cứu các quy trình trồng trọt chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất trồng. Đất trồng gồm những thành phần nào.
Các hoạt động học tập.
1.Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về đất trồng.
Khái niệm về đất trồng.
Đất trồng là gì?
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏTrái Đất trên đó thực vật có thể sinh sống và cho sản phẩm.
Vai trò của đất đối với cây trồng.
Đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây khỏi đổ.
_ Theo em hiểu biết đất trồng là gì?
* Cho HS đọc mục 1 phần I SGK.
_ GV nêu câu hỏi cho HS phân biệt giữa đất trồng và các vật thể tơi xốp khác.
_ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
+Lớp than đá tơi xớp có phải là đất trồng không? Vì sao ?
+Đất có phải là đá không? Đất trồng khác với đá ở điểm nào?
=>HS kết luận.
=>GV nhận xét.
_ GV cho từng nhóm nhận xét thí nghiệm, quansát hình 2.
+ Trống cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau ?
+ Đất có vai trò như thế nào đối với cây trồng? Vì sao?
+ Cây sống được trong môi trường đất, chúng còn có thể sống trong môi trường nào? ( nước )
Cho ví dụ ? ( cây phát tài )
=>GV nhận xét, bổ sung giải thích thêm.
_ HS trả lời cá nhân.
_ HS thảo luận nhóm.
=>Đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác bổ sung.
_ HS ghi bài.
_ HS thảo luận, nhóm trả lời các câu hỏi.
-> đại diện nhóm trình bày.
-> HS nhóm khác bổ sung.
_ HS ghi ý chính.
15’
2.Hoạt động 2 : Tìm hiểu về thành phần của đất.
Thành phần của đất.
Đất gồm 3 thành phần: rắn, lỏng, khí.
_ Yêu cầu Hs nhìn vào sơ đồ SGK cho biết:
+ Đất gồm những thành phần nào?
+ Không khí có chứa các chất khí nào ( O2 , CO2 , N2 )?
+ Oxi có vai trò như thế nào đối với đời sống cây trồng ? ( cần cho cây hô hấp )
+ Phần rắn bao gồm những thành phần nào? ( Khoáng hữu cơ )
+ Thành phần khoáng chiếm tỉ lệ bao nhiêu của phần rắn ? ( 92%- 98% )
+ Phần rắn chứa các chất nào? (N, P , K )
+ Thành phần hữu cơ của đất bao gồm những thành phần nào?
( SV sống, xác động thực vật )
+ Phần lỏng của đất là gì?
_ Yêu cầu hs dựa vào sơ đồ, thảo luận nhóm điền vào bảng vai trò từng thành phần của đất.
=> GV nhận xét, bổ sung, giải thích thêm.
_ HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
->HS khác bổ sung.
_ HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
_ H S thảo luận nhóm hoàn thành bảng.
-> đại diện 1-2 nhóm trình bày.
->nhóm khác nhận xét bổ sung.
_ HS ghi ý chính.
15’
Các thành phần của đất
Vai trò đối với cây trồng
_ Phần khí : Nitơ, oxi, cacbonic,..
_ Phần rắn gồm : chất khoáng, hữu cơ.
_ Phần lỏng : là nước trong đất.
_ Cung cấp oxi cho câ hô hấp, CO2 cho cây quang hợp.
_ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
_ Cung cấp nước cho cây.
Tổng kết bài học: Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
4.Củng cố đánh giá : (3’)
1.Thế nào gọi là đất trồng ?
2.Đất có vai trò như thế nào đối với cây trồng?
3.Đất gồm các thành phần nào ? Nêu vai trò của từng thnàh phần?
5.Dặn dò:
_ Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK.
_ Xem trước bài 3.
Nhận xét lớp.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
Bài 3 :
Mục tiêu bài học :
_ HS phải biết thế nào là thành phần cơ giới của đất ?Thế nào là độ chua, độ kiềm, trung tính. Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng, biết thế nào là độ phì nhiêu của đất.
_ Rèn kĩ năng phân tích, so sánh.
_ Qua bài học, HS có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Chuẩn bị cần thiết.
1.Giáo viên.
_ Nghiên cứu SGK, tài liệu soạn giáo án.
_ Chuẩn bị tranh ảnh có liên quan đến bài dạy.
2.Học sinh.
Xem bài trước ở nhà.
Hoạt động dạy và học :
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ : ( 10’)
1.Thế nào gọi là đất trồng ?
2.Đất có vai trò như thế nào đối với cây trồng ?
3. Đất gồm có các thành phần nào vá nêu vai trò của từng thành phần?
Vào bài mới:
Mở bài:
Phần lớn cây trồng sống và phát triển trong đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Muốn sử dụng đất một cách hợp lí phải biết được đặc điểm và tính chất của đất. Các em vào bài mới.
Hoạt động dạy và học.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Hoạt động 1 :
Tìm hiểu vế thành phần cơ giới của đất
Thành phần cơ giới của đất là gì?
_Tỉ lệ % các hạt cát, bột, sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
_ Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất chia đất thành 3 loại: đất cát, đất thịt, đất sét.
_ Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào?
_ Thành phần khoáng bao gồm các loại hat nào? ( Cát,bột, sét)
=>Tỉ lệ giữa các loại hạt này tạo nên thành phần cơ giới của đất.
_ Dựa vào tỉ lệ người ta chia đất thành mấy loại? ( 3 loại : cát, bột, sét.)
=>GV nhận xét, giải thích thêm.
_ GV cho HS xem bảng tỉ lệ các loại hạt trong đất. ( SGK / T.10)
+ Tỉ lệ hạt như thế nào gọi là đất cát, thịt ,sét.?
=>GV nhận xét, bổ sung, gải thích thêm.
_ HS trả lời cá nhân.
_ Dựa vào thông tin -> HS trả lời cá nhân.
_ HS suy nghĩ trả lời.
_ HS ghi ý chính.
_ HS suy nghĩ trả lời.
_ HS ghi ý chính.
2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu thế nào là độ chua, độ kiềm của đất
Thế nào là độchua, độ kiềm của đất.
Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành đất chua, đất kiềm, đất trung tính.
_ Người ta dùng đơn vị gì để đo độ chua, độ kiềm của đất? ( pH)
_ Trị số pH dao động trong khoảg bao nhiêu ?
_ Căn cứ vào độ pH người ta chia đất làm mấy loại?
=>GV nhận xét, giải thích.
_ Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính ?
_ Vì sao phải xác định độ pH của đất?
_ Đối với đất chua người ta thường cải tạo đất bằng cách nào? ( Bón vôi )
_ HS tham khảo SGK -> trả lời.
_ HS thảo luận nhóm, trả lời những câu hỏi.
_ HS ghi ý chính
_ HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
7’
3.Hoạt động 3 : Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
_ Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, bột, sét và chất mùn.
_ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất sét là tốt nhất, đất cát kém nhất.
_ Nhờ đâu đất giữ được nước và chất dinh dưỡng ? ( Nhờ hạt cát, bột, sét )
_ Đất có đặc điểm gì để giữ nước và chất dinh dưỡng tốt? ( Đất chứa nhiều mùn, hạt có kích thước bé )
_ Theo em loại đất nào có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất ( sét) và kém nhất ( cát)?
_ GV liên hệ thực tế ở địa phương.
=>Gọi HS nhắc lại vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
_ HS trả lời cá nhân.
_ HS thảo luận trả lời 2 câu hỏi này.
_ HS trả lời cá nhân.
_ HS ghi ý chính
7’
4.Hoạt động4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất là gì ?
_ Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa chất độc hại cho cây.
_ Ngoài ra, năng suất cây trồng còn phụ thuộc vào giống tốt, chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi.
_ Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời:
+ Độ phì nhiêu của đất là gì ?
=>Gv nhận xét, bổ sung, giải thích thêm.
+ Để cây trồng đạt năng suất cao, ngoài điều kiện đất phì nhiêu còn phải cần điều kiện nào nữa.
=>GV nhận xét, bổ sung, giải thích thêm.
_ HS thảo luận nhóm -> đại diện nhóm trình bày
-> hs nhóm khác bổ sung.
_ HS ghi ý chính
_ HS suy nghĩ trả lời.
->HS khác bổ sung.
_ HS ghi ý chính.
7’
Tổng kết bài : Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
4.Củng cố, đánh giá:
1. Thế nào gọi là thành phần cơ giới của đất ? dựa vào thành phần, người ta chia đất thành mấy loại.
2.Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính ?
3.Độ phì nhiêu của đất là gì/ Vì sao đất giữ được nước vá chất dinh dưỡng ?
5.Dặn dò :
_ Vế nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK.
_ Xem trước bài 4
_ GV dặn hs đem mẫu đất để làm thực hành.
=> Nhận xét lớp, rút kinh nghiệm giờ dạy.
THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN
( Vê tay)
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 4 :
Mục tiêu bài học :
_ Hs phải biết cách xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
_ Qua đó rèn luyện HS kỹ năng thực hành quan sát.
_ TỪ đó có ý thức lao động cẩn thận, cính xác.
Chuẩn bị cần thiết.
1.Giáo viên :
_ Xem bài, soạn giáo án.
_ Làm thử phần thực hành ở nhà.
_ Đem dụng cụ, mẫu đất để thực hành.
2.Học sinh :
_ Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật cho buổi thực hành ( đất).
_ Tiến hành thực hành tại lớp hoặc phòng thí nghiệm.
Phương pháp: thực hành, quan sát.
Yêu cầu của mẫu vật, dụng cụ: Mẫu đất phải khô và hơi ẩm.
+ Hơi ẩm : cầm mẫu đất thấy mát tay.
+ Aåm : ấn mạnh ngón tay lên mẫu đất thấy có dấu vân tay
+ Rất ẩm : cầm đất thấy nước dính tay.
+ Ướt : cầm đất thấy có giọt nước chảy ra.
_ Chú ý : tránh làm bẩn lớp học, sách vở.
Hoạt động dạy và học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: ( 10 ‘)
Thành phần cơ giới của đất là gì?
Thế nào là độ chua độ kiềm của đất ?
Nêu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất ?
Độ phì nhiêu của đất là gì ?
3.Vào bài mới:
Mở bài :
Để xác định được thành phần cơ giới của đất thì ta tiến hành thực hành bằng phương pháp vê tay.
Tiết thực hành yêu cầu phải gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, không làm mất trật tự gây ảnh hưởng giờ học các lớp bên cạnh.
Các hoạt động học tập.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1 :
Giới thiệu bài thực hành
2.Hoạt động 2:
Tổ chức thực hành
3.Hoạt động 3 :
Quy trình thực hành
4.Hoạt dộng 4:
Đánh giá kết quả
_ GV nêu mục tiêu yêu cầu về nội dung của bài.
_ Yêu cầu về vệ sinh trong tiết thực hành.
_ GV kiểm tra dụng cụ và mẫu đất của HS.
_ Phân công việc cho HS hoạt động cá nhân.
_ GV thao tác mẫu.
_ Gọi HS nhắc lại các bước thao tác.
_ Hướng dẫn HS thực hành.
-> GV quan sát, nhắc nhở HS thao tác thực hành theo trình tự các bước như đã học.
_ GV yêu cầu HS báo cáo kết quả
_ Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành.
_ GV đánh giá kết quả thực hành và nhận xét giớ thực hành
+ Chuẩn bị của HS
+ Thực hiện quy trình
+ An toàn lao động vệ sinh môi trường
+ Đánh giá, cho điểm.
_ HS lắng nghe.
_ HS để mẫu đất cho GV kiểm tra.
_ HS quan sát
_ 1-2 HS nhắc lại các bước.
_ HS thực hành cá nhân theo trình tự các thao tác.
4’
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau : ( 3’)
_ Đọc trước bài 5, chuẩn bị mẫu đất, dụng cụ thực hành.
_ Ôn lại phần II của bài 3 độ chua, độ kiềm của đất.
=>Rút kinh nghiệm trong giờ thực hành.
Thực hành :
XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 5:
Mục tiêu bài học :
_ HS biết xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
_ Qua bài thực hành, rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, so sánh thực hành và ý thức lao động chính xác, cẩn thận.
Thiết bị cần thiết:
1.Giáo viên.
_ Nghiên cứu SGK, tài liệu, soạn giáo án.
_ GV làm kĩ vài lần cho HS quen thao tác.
_ Chuẩn bị mỗi bàn 1lọ chỉ thị màu tổng hợp, một bộ thang màu chuẩn, một thìa nhỏ.
2. Học sinh :
_ Chuẩn bị mẫu đất.
_ Xem bài trước ở nhà.
Hoạt động dạy và học.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Vào bài mới.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1:
Giới thiệu bài thực hành.
2.Hoạt động 2 :
Tổ chức thực hành
3.Hoạt động 3:
Thực hiện quy trình
4.Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả
Gv đánh giá giờ thực hành về :
+ Sự chuẩn bị của HS
+ Thực hiện quy trình
+ An toàn lao động và vệ sinh môi trường
+ Kết quả thực hành.
_ GV nêu mục tiêu của bài
+ Về nội dung : HS biết cách xác định độ pH bằng phương pháp so màu.
+ Yêu cầu vế trật tự, VS gọn
gàng, sạch sẽ ngăn nắp.
_ Giới thiệu quy trình thực hành.
_GV kiểm tra dụng cụ, mẫu đất của HS, Phân nhóm.
_ GV phân phát dụng cụ, mẫu vật
( thang màu, chất chỉ thị, thìa ).
_ GV thao tác mẫu theo quy trình.
_ Yêu cầu 1-2 HS thao tác lại.
_ HS thao tác, Gv nhắc nhở, uốn nắn cho HS.
_ Yêu cầu HS báo cáo kết quả của nhóm.
_ Yêu cầu Hs thu dọn dụng cụ, vệ sinh.
_ Yêu cầu HS tự đánh giá kết quả thực hành.
->GV đánh giá ghi điểm cho HS.
_ HS lắng nghe
_ 1-2 HS nhắc lại quy trình thực hành
_ HS để mẫu đất cho GV kiểm tra.
_ Đại diện nhóm lên nhận.
_ HS quan sát.
_ Cả lớp quan sát
_ HS thao tác theo nhóm.
_ HS báo cáo kết quả của nhóm mình.
_ Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
5’
5’
15’
20’
4’
4.Hướng dẫn chuẩn bị bài sau : ( 1’)
_ Nghiên cứu trước bài 6.
_ Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ cải tạo đất ở địa phương.
=>Rút kinh nghiệm giờ thực hành.
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 6 :
Mục tiêu bài học :
_ HS hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí. Biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
_ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
Chuẩn bị cần thiết.
1.Giáo viên:
_ Nghiên cứu SGK, tài liệu, soạn giáo án.
_Chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
2.Học sinh :
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Vào bài mới.
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải sử dụng đất hợp lí
Nội dung
Hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Vì sao phải sử dụng đất hợp lí ?
_ Do nhu cầu lương thực phẩm hằng ngày càng tăng mà diện tích đất trồng có hạn.
Vì vậy : phải sử dụng đất một cách hợp lý.
_ Vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lí ?
->GV nhận xét, bổ sung, giải thích thêm.
_ Liên hệ tình hình KT- XH hiện nay
_ Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ Thâm canh tăng vụ có nghĩa là gì ? Có tác dụng gì ?
+ Trồng cây phù hợp với đất có tác dụng tác dụng gì đối với cây?
+ Biện pháp vừa sử dụng vừa cải tạo nhằm mục đích gì?
=>GV nhận xét, bổ sung, giải thích thêm?
_ HS trả lời cá nhân.
_ HS ghi ý chính.
_ Lắng nghe.
_ HS thảo luận nhóm.
->Đại diện nhóm trình bày.
->Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
_ Hs ghi ý chính.
15’
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
_ Thâm canh, tăng vụ.
_ Không bỏ đất hoang.
_ Chọn cây trồng phù hợp với đất.
_ Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo đất.
_ Không để đất trống giữa hai vụ.
_ Tăng lượng sản phẩm thu được.
_ Cây sinh trưỏng, phát triển tốt, năng suất cao.
_ Để sớm có thu hoạch và cải tạo đất.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
_ GV thông tin SGK.
_ Treo tranh hình 3, 4, 5. Yêu cầu HS quan sát và ghi nội dung câu trả lời vào vở bài tập.
+ Mục đích của các biện pháp đó ?
+ Biện pháp đó dùng cho loại đất nào ?
=>GV nhận xét giải thích thêm.
_ GV giới thiệu một số loại đất cần cải tạo ớ nước ta : đất xám bạc màu, đất phèn, mặn
_ HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
_ Đại diện nhóm lên bảng làm.
->Nhóm khác nhận xét bổ sung.
_ HS ghi ý chính
20’
_ GV giải thích thuật ngữ :
+ Cài nông : không xới lớp đất phèn ở tầng dưới lên.
+ Bừa sục : hoà tan chất phèn trong nước.
+ giữ nước liên tục : để tạo môi trường yếm khí làm các hợp chất chứa lưu huỳnh không bị oxi hoá tạo thành axit sunfuaric ( H2SO4).
+ Thay nước thường xuyên : thoá nước phèn, thay bằng nước ngọt.
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Aùp dụng cho loại đất nào
_ Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
_ Làm ruộng bậc thang
_ Cày nông, bừa sục giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên..
_ Biện pháp bón vôi.
_ Tăng bề dày lớp đất trồng.
_ Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế sói mòn, rửa trôi.
_ Tháo chua, rửa mặn, sổ phèn.
_ Khử chua.
_ Đất có tầng đất mỏng nghèo dinh dưỡng.
_ Đất dốc và các vùng khác để cải tạo đất.
_ Aùp dụng cho đất phèn
_ Đất chua.
Tổng kết : Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
4.Củng cố, đánh giá : ( 5’)
1.Vì sao phải cải tạo đất ?
2.Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất ?
3.Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em.
5.Dặn dò :
_ Về nhà học bài.
_ Xem trước bài 7.
=>Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
Bài 7 :
Mục tiêu bài học:
_ HS biết các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón đối với đất, cây trồng.
_ HS có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ ( thân, cành, lá ) cây hoan dại để làm phân bón.
Chuẩn bị cần thiết:
1.Giáo viên:
_ Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
_ Chuẩn bị tranh vẽ có liên quan đến bài dạy.
2.Học sinh : Nghiên cứu bài trước ở nhà.
Hoạt động dạy và học.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ ( 7’)
1.VÌ sao phải sử dụng đất hợp lí ?
2.Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất?
3.Vào bài mới : ( 3’)
Mở bài : từ xa xưa ông cha ta đã nói :
“ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu tục ngữ này đã phần nào nói lên tầm quan trọng của phân bón tron trồng trọt. Bài học này sẽ làm rõ vấn đế này.
Các hoạt động học tập.
1.Hoạt động 1 :Tìm hiểu khái niệm về phân bón
Nội dung
Hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phân bón là gì ?
_ Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng.
_ Phân chứa các chất dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali và một số vi lượng khác.
_ Phân bón chia làm ba nhóm.
_ Theo em, phân bón là gì ?
_ Dựa vào thông tin SGK định nghĩa phân bón.
+ Thế nàolà phân bón ?
+ Phân bón gồm mấy nhóm chính.
+Phân hữu cơ gồm các loại phân nào?
+Phân hoá học, phân vi sinh ?
=>GV nhận xét, giải thích thêm.
_ GV treo bảng phụ ( phần bài tập ) yêu cầu HS thảo luận nhóm -> hoàn
thành.
=>GV nhận xét, bổ sung, giải thích thêm.
_ Liên hệ thực tế địa phương.
*Gia đình em sử dụng loại phân bón nào cho cây ?
_ HS trả lời theo hiểu biết của mình.
_ HS trả lời cá nhân.
_ HS ghi ý chính
_ HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập ->trình bày.
->HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
_ HS trả lời cá nhân.
15’
Nhóm phân bón
Loại phân bón
_ Phân hữu cơ : phân chuồng, phân bắc, phân rác , phân xanh , than bùn, khô dầu.
_ Phân hoá học : Đạm, Lân, Kali, phân đa yếu tố, phân vi lượng.
_ Phân vi sinh : phân chứa vi si
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_1_truong_huynh_n.doc