Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Hữu Hiền

I- Mục tiêu bài dạy:

 Học xong bài này học sinh phải nắm được:

 - Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lý , biết được các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

 - Có ý thứcbảo vệ , chăm sóc tài nguyên môi trường đất .

II- Chuẩn bị:

 1- Chuẩn bị nội dung :

- Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 6.

- Các tài liệu liên quan đến ngành trồng trọt.

 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

 - Tranh ảnh có liên quan để minh họa bài học

III- Hoạt động dạy học:

 1. ổn định tổ chức lớp

 2 . Kiểm tra bài củ :

 - Em hãy cho biết thành phần cơ giới của đất là gì ?

 - Cần làm gì để đất luôn phì nhiêu ?

 - Độ pH bao nhiêu là đất chua ?

3 . Giới thiệu bài học:

 Nhu cầu của con người là đất luôn luôn có độ phì nhiêu, nghĩa là có đủ chất dinh dưỡng, nước , không khí, đồng thời không có chất độc hại cho cây trồng, nhưng thực tế lại luônluôn mâu thuẩn, ngược lại do thiên nhiện và canh tác mà đất luôn bị rữa trôi xói mòn? Làm thế nào có năng suất cao mà độ phì nhiêu luôn phát triển , bài học hôm nay sẻ giải quyết vấn đề này

 

doc85 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Hữu Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Phần i : Trồng trọt Chương I : Đại cương về kỷ thuật trồng trọt Tiết: 1 Bài 1. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt Bài 2. Khái niệm về đất trồng & thành phần của đất trồng I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: Nêu được vai trò và tầm quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế. Nêu các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai hiện nay . Chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ . Nêu được các dấu hiệu, bản chất của đất trồng, từ đó phân biệt được thành phần khác không phải là đất. Nêu được vai trò của đất đối với cây trồng, trình bày được thành phần của đất đối với cây trồng . II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 1 ,2 . Các tài liệu liên quan đến ngành trồng trọt. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Khay nhựa : 01 - Một ít đất - Một ít đá III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Xác định vai trò của đất trồng GV cho học sinh nghiên cứu bảng và nêu câu hỏi: - Các hình vẽ trên cho biết trồng trọt có vai trò gì ? - Học sinh quan sát tranh vẽ ở SGK thảo luận sau đó trã lời: * Trồng trọt cungcấp lương thực , thực phẩm cho con người. * Cung cấp thức ăn cho vật nuôi * Cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp * Cung cấp nông sản cho xuất khẩu . Hoạt động 2 . Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt và các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ - Em hãy nêu 2 nhiệm vụ chủ yếu của trồng trọt / - Sản lương cây trồng trong một năm phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Vậy để tăng sản lượng lương thực , thực phẩm ,cây công nghiệp cần thực hiện nhiệm vụ , biện pháp gì ? - Cung cấp lương thực , thực phẩm cho nhân dân và phát triển chăn nuôi . - Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu . - Năng suất cây trồng của một vụ . Số vụ trồng trong một năm và tổng diện tích gieo trồng . - Khai hoang lấn biển để tăng diện tích đất trồng - Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ . - Sử dụng kỷ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất , chất lượng cây trồng . Hoạt động 2 . Tìm hiểu khái niệm về đất trồng - Cho học sinh quan sát và hỏi - Thế nào gọi là đất trồng ? - Giáo viên nêu câu hỏi để thấy rỏ vai trò của đất trồng. - Vai trò của đát trồng là gì ? - Học sinh thảo luận và trã lời câu hỏi: - Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của võ trái đất ,ở đó cây trồng có thể sinh trưởng phát triển cho ra sản phẩm . - Học sinh nghiên cứu thảo luận và trã lời câu hỏi của giáo viên: - Cung cấp các điều kiện cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt như : nước, oxy, chât dinh dưỡng . - Giữ cho cây đứng vững . Hoạt động 3 . Tìm hiểu thành phần của đất trồng Giáo viên treo hình vẽ về thành phần của đất và yêu cầu học sinh - Thành phần của đất có mấy chất ? - Quan sát hình vẽ trên bảng , nghiên cứu sơ đồ 1 trang 7 và nội dung trang 8 của sách giáo khoa rồi làm bài tập . - Chất khí , lỏng, vô cơ , hữu cơ, - Gồm có 3 thể : Thể rắn ,lõng , khí . Hoạt động 5 . Tổng kết bài học Cho học sinh trả lời câu hỏi ở phần cuối bài . - Gọi 1 ,2 học sinh đọc phần ghi nhớ . - Hệ thống lại nội dung bài học . - Dặn dò HS đọc trước bài 3 - Trả lời câu hỏi của giáo viên - Đọc phần ghi nhớ - Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 29-8-2010 Ngày giảng: 31-8-2010 Tiết: 2 Bài 3. Một số tính chất chính của đất trồng I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: - Nhằm giúp học sinh biết được thành phần cơ giới của đất là gì ? - Hiểu được thế nào là đất chua , đất kiềm và đát trung tính . - Hiểu được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất củng như độ phì nhiêu của đất . II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 3 . Các tài liệu liên quan đến ngành trồng trọt. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh có liên quan để minh họa bài học - Đất sét - Đất thịt - Đất cát III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2 . Kiểm tra bài củ : - Em hãy cho biết khái niệm về đất trồng ? - Nêu nhiệm vụ của trồng trọt ở nước ta trong tình hình hiện nay ? 3. Giới thiệu bài học : - Hiện nay củng như trong tương lai , cây trồng vẩn chủ yếu sinh trưởng, phát triển trên đất, người trồng trọt cần hiểu về đất để có những biện pháp kỷ thuật phù hợp với đặc điểm của đất và cây trồng. Bài hôm nay nghiên cứu một số tính chất chính của đất . 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần cơ giới - Em hãy cho biết đất trồng được tạo bởi những thành phần gì ? - Phần vô cơ ( phần rắn gồm có những hạt gì ? - Dựa vào kích thước em hãy cho biết các hạt đo khác nhau như thế nào ? - Thành phần cơ giới của đất là gì ? - Từ những kiến thức đã học ở bài trước và trả lời; - Gồm có 3 phần: Rắn, lỏng , khí . . Phần rắn gồm có chất hữu cơ và vô cơ. - Trong phần vô cơ có các hạt như : Hạt cát , hạt sét và hạt limon - Học sinh đọc sách giáo khoa để tìm hiểu số liệu về kích thước của các hạt trên . - Kích thước của các hạt : Hạt cát lớn nhất , hạt sét nhỏ nhất . - Là tỉ lệ phần trăm các hạt cát , limon , sét có ở trong đất . Hoạt động 2 . Tìm hiểu độ chua kiềm của đất - Làm thế nào để đo được độ chua , độ kiềm của đất? - Độ chua ,độ kiềm của đất được đo bằng độ pH : * Đất có độ pH < 6,5 là đất chua Đất có độ pH 6,6--> 7,5 là đất trung tính Đất có pH > 7,5 là đất kiềm Hoạt động 3 . Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất - Đất sét , đất thịt , đất cát đất nào giữ nước tốt hơn ? - Đất sét giữ nước tốt nhất - Đất thịt giữ nước trung bình - Đất cát giữ nước kém nhất Khả năng giữ chất dinh dưỡng của từng loại đất giống như khả năng giữ nước . Hoạt động 4 . Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất - Độ phì nhiêu có đủ đặc điểm như thế nào ? - Để đất luôn phì nhiêu cần phải làm gì ? - Học sinh đọc sách giáo khoa sau đó trả lời câu hỏi: - Đất phì nhiêu là phải cung cấp đủ nước ,chất dinh dưỡng ô xycho cây trồng và không chứa các chất độc hại cho cây trồng . - Thường xuyên cải tạo đất chăm sóc cho đất được tơi xốp . - Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất . Hoạt động 5 . Tổng kết bài học - Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học . - Học sinh đọc phần ghi nhớ ở cuối bài - Trả lời các câu hỏi ở cuối bài - Đọc trước bài 6 - Về nhà làm bài tập - Chuẩn bị cho bài mới. - Rút kinh nghiệm giờ dạy : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 05-9-2010 Ngày giảng: 0-9-2010 Tiết: 3 Bài 6. Biện pháp sữ dụng cải tạo và bảo vệ đất I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: - Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lý , biết được các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất - Có ý thứcbảo vệ , chăm sóc tài nguyên môi trường đất . II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 6. Các tài liệu liên quan đến ngành trồng trọt. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh có liên quan để minh họa bài học III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2 . Kiểm tra bài củ : - Em hãy cho biết thành phần cơ giới của đất là gì ? - Cần làm gì để đất luôn phì nhiêu ? - Độ pH bao nhiêu là đất chua ? 3 . Giới thiệu bài học: Nhu cầu của con người là đất luôn luôn có độ phì nhiêu, nghĩa là có đủ chất dinh dưỡng, nước , không khí, đồng thời không có chất độc hại cho cây trồng, nhưng thực tế lại luônluôn mâu thuẩn, ngược lại do thiên nhiện và canh tác mà đất luôn bị rữa trôi xói mòn? Làm thế nào có năng suất cao mà độ phì nhiêu luôn phát triển , bài học hôm nay sẻ giải quyết vấn đề này 4. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Vì sao phải sữ dụng đất hợp lý  - Giáo viên hướng dẩn học sinh đọc phần I sau đó nêu câu hỏi để học sinh trả lời : - Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở ở bốn ý trong mẩu bảng SGK giúp học sinh hiểu được mục đích của các biện pháp sử dụng đất . - Vì sao phải cần cải tạo đất ? - Vì sao cần bảo vệ đất ? - Vì sao cần phải sử dụng đất hợp lý ? - Do nhu cầu lương thực , thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng có hạn vì vậy phải sử dụng đất hợp lý. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên theo thứ tự * Không để dất trống trong thời gian hai vụ thu hoạch tăng lượng sản phẩm thu hoạch được. * Không bỏ đất hoang nhằm tăng diện tích đất trồng . * Chọn cây phù hợp với đất , nhằm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. * Vừa sử dụng vừa cải tạo , giúp cho đất ngày càng tốt. - Nhằm biến đổi đất kém phì nhiêu thành đất phì nhiêu . - Nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất . - Nhằm để cho năng suất cây trồng và duy trì được độ phì nhiêu . Hoạt động 2 . Một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất - Giáo viên cho học sinh độc phần II ở SGK - Giáo viên giới thiệu một số loại đất cần cải tạo ở nước ta : + Đất phèn + Đất xám bạc màu + Đất mặn - Giáo viên hướng dẩn học sinh làm bài tập theo bảng - Cho học sinh nghiên cứu phần II để nhận thức được mục đích của việc cải tạo, bảo vệ và sử dụng hợp lý đất. Cần cày sâu kết hợp với phân bón để tăng lớp bề mặt đất trồng . Các biện pháp này áp dụng cho đất nghèo dinh dưỡng có tầng đất mỏng . - Làm ruộng bấc thang nhằm hạn chế dòng chảy, xói mòn rữa trôi , áp dụng cho vùng đất dóc ,đồi trọc . - Trồng xen cây nông , lâm nghiệp nhằm tăng độ che phủ của đất . hạn chế xói mòn . Biện pháp thủy lợi: Thay chua rữa mặn. Bón phân nhằm bổ sung chất dinh dưởng cho đất. - Quan sát bảng và làm bài tập theo sự hướng dẩn của giáo viên. Hoạt động 3 . Tổng kết bài học - Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học , nhấn mạnh các biện pháp cải tạo đất cho các em hiểu để áp dụng tại địa phương mình sau này. - Gọi 1 ,2 học sinh đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. - Nêu các câu hỏi củng cố bài học cho học sinh khắc sâu hơn. Dặn dò công việc về nhà: - - Đọc phần ghi nhớ SGK - Trả lời câu hỏi của giáo viên - Về nhà làm các bài tập ở vỡ bài tập - Đọc trước bài 7 “ tác dụng của phân bón .....” - Rút kinh nghiệm giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: - 9 -2010 Ngày giảng: - 9 -2010 Tiết:4 Bài 7. tác dụng của phân bón trong trồng trọt I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: - Nêu được những đặc điểm cơ bản của phân bón, phân biệt được một số loại phân bón thông thường. - Giải thích được vai trò của phân bón đối với đất trồng, với năng suất và chất lượng sản phẩm. - Từ vai trò của phân bón với đất, cây trồng mà cân nhắc chọn liều lượng, chủng loại phân bón phù hợp với loại cây loại đất, phát triển tư duy kỷ thuật và tư duy kinh tế . - Có ý thức để tận dụng phân bón và sử dụng phân bón để phát triển sản suất. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 7. Các tài liệu liên quan đến ngành trồng trọt. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh có liên quan để minh họa bài học . - Chuẩn bị các loại phân hóa học , mổi thứ 100 g , có ghi chú đóng gói. - Hình vẽ một số loại cây làm phân xanh . III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2 . Kiểm tra bài củ : - Kiểm tra vở bài tập của một số em để biết được về nhà các em có làm thực hành hay không ? 3 . Giới thiệu bài học: Qua việc tìm hiểu những loại phân ở địa phương thường dùng, em hảy cho biết dùng những loại phân đó có tác dụng gì ? Tại sao phân bón là một biện pháp cải tại đất trồng ? 4. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm , bản chất của phân bón _ Giáo viên cho học sinh đọc SGK sau đó nêu câu hỏi: - Tại sao em cho đây là phân bón ? - Phân bón có sẳn trong tự nhiên hay do con người cung cấp ? - Giáo viên tổng kết và đưa ra khái niệm : - Phân bón gồm những loại nào? - Phân bón hữu cơ gồm những loại nào ? - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh sắp xếp 12 loại phân bón có nêu trong SGK ? - Học sinh đọc phần 1 SGK sau đó vẽ những thứ mà các em cho là phân bón . Trả lời câu hỏi chủa GV: - Cung cấp những thứ cần thiết làm thức ăn cho cây trồng. - Phân bón là do con người tạo ra và cung cấp cho đất và cây trồng nhằm tăng chất dinh dưỡng cho đất. - Phân bón là thức ăn do con người tạo ra và cung cấp cho cây trồng. - Phân bón bao gồm : Phân hữu cơ , phân hóa học , phân vi sinh . - Nhóm phân hữu cơ bao gồm các loại : Phân chuồng , phân bắc , phân rác , phân xanh , than bùn . . . Phân hữu cơ: a,b,e,g,k,l,m Phân hóa học: c,d,h,n, Phân vi sinh: i Hoạt động 2 . Tìm hiểu tác dụng của phân bón - Treo hìh vẽ lên bảng và hỏi: - Phân bón có tác dụng như thế nào đối với cây trồng ? - Em hảy cho ví dụ ? - Các mủi tên ở hình 6 SGK thể hiện điều gì ? Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi của GV: - Phân bóngiúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt , cho năng suất cao . - Quả cam thiếu phân bón , quả nhỏ ít nước , ăn nhạt. - Mủi tên chỉ hình bên trái và bên phải thể hiện vai trò của phân bón đối với năng suất và chất lượng sản phẩm. Mủi tên xuống hình dưới thể hiện vai trò của phân bón với đất. hai mủi tên nhỏ trong hình dưới cùng thể hiện do phân bón mà đất từ độ phì nhiêu thấp ( cây nhỏ) , làm cho đất có độ phì nhiêu cao( cây cao , to hơn). Chính đất có độ phì nhiêu cao mà tác động tới năng suất và chất lượng của cây trồng . Hoạt động 3 . Tổng kết bài học - Hệ thống lại bài học - Gọi 1,2 em học sinh độc phần ghi nhớ và phần “có thể em chưa biết” - Đưa ra công việc về nhà cho học sinh; - Đọc phần ghi nhớ - Trả lời câu hỏi ở cuối bài - Làm bài tập ở vỡ bài tập - Sưu tầm một số mầu phân bón hóa học mà địa phương em thường sử dụng - Đọc trước bài 9 SGK về cách dùng phân bón cho có hiệu quả. Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: - - 2010 Ngày giảng: - -2010 Tiết:5 Bài 9. cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: - Trình bày được các cách bón phân nói chung . - Nêu ra được các cách sử dụng phân bón và giải thích cơ sở của việc sử dụng đó một cách khái quát. - Xác định được cách bảo quản phù hợp với từng loại phân bón . - Vận dụng được đặc điểm của từng loại phân bón vào việc bón cho từng loại cây, trong từng giai đoạn và cách giữ đảm bảo chất lượng . - Rèn luyện tư duy khoa học trên cơ sở dựa vào đặc điểm của phân bón mà suy ra cách sử dụng, bảo quản hợp lý, chống ô nhiểm môi trường . II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 9. Các tài liệu liên quan đến ngành trồng trọt. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh có liên quan để minh họa bài học . - Chuẩn bị mẩu phân bón vi sinh, mổi loại một túi nilong. - Hình vẽ 7,8,9,10 trang 21 SGK phóng to . III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2 . Kiểm tra bài củ : - Em hảy cho biết tác dụng của phân bón đối với cây trồng ? 3 . Giới thiệu bài học: Các bài trước chúng ta đã làm quen với các loại phân bón. Bài này chúng ta sẻ học cách sử dụng cácloại phân bón sao cho hợp lý để thu được năng suất chất lượng nông sản cao . 4. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng phân bón - GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ , sau đó nêu ra câu hỏi : - Căn cứ vào thời kỳ bón phân người ta chia làm ấy cách bón phân ? - Có mấy cách bón phân ? - Giáo viên nêu ưu, nhược điểm của từng cách bón phân. - Học sinh quan sát hình vẽ trên bảng và nghiên cứu phần I để trả lời câu hỏi của giáo viên. - Căn cứ vào thời điểm ( kỳ ) người ta chia ra hai loại bón đó là bón lót và bón thúc. * Bón lót là bón vào đất trước khi gieo trồng * Bón thúc là bón vào cây trong thời gian sinh trưởng. - Quan sát vào bức hình đẻ trả lời: Có bốn cách bón phân: Bón theo hàng , bón theo hốc , bón vải , phun lên lá . - Học sinh nghiên cứu ghi vào vở Bón theo hàng : Ưu điểm: 1-9 ;nhược điểm 3 Bón hóc : Ưu điểm : 1-9 ; nhược điểm 3 Bón vải: Ưu điểm : 6-9 ; nhược điểm 4 Phun trên lá: Ưu điểm : 1-2-5 nhược điểm 7,8 Hoạt động 2. Tìm hiểu một số cách sử dụng các loại phân bón thông thường - GV nêu câu hỏi: - Đặc điểm chủ yếu của phân hữu cơ là gì ? - Phân hữu cơ thườngdùng để bón lót, phân đạm ka li phân hổn hợp thgường dùng để bón thúc, nếu bón lót thì bón với số lượng ít . - Phân lân dùng để bón lót . Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản các loại phân bón thông thường - Yêu cầu học học sinh đọc sách giáo khoa và đặt câu hỏi: - Khi bảo quản vì sao không để lẩn các loại phân với nhau ? - Vì sao dùng ao bùn để phủ kín đống phân ủ ? - Học sinh nghiên cứu , thảo luận và trả lời câu hỏi: - Nếu khi bảo quản các loại phân bón mà chúng ta để lẫn chúng với nhau sẻ xãy ra phản ứng làm giảm chất lượng của phân bón . - Làm như vậy tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải hạn chế các chất dinh dưỡng như đạm bay đi , giữ vệ sinh cho môi trường nâng cao năng suất , chất lượng phân bón . Hoạt động 4: Tổng kết bài học - Hệ thống lại nội dung bài học , nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. - Gọi 1,2 em học sinh đọc phần ghi nhớ. - Nêu câu hỏi củng cố bài - Đánh giá giờ học - Công việc về nhà : - Đọc phần ghi nhớ ở cuối bài - Trả lời câu hỏi của giáo viên Làm các bài tập trong vỡ bài tập Đọc trước bài 10 SGK Rút kinh nghiệm tiết dạy : .............................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 30-9-2010 Ngày giảng: 4 -10-2010 Tiết:6 Bài 10: vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải nắm được: - Nêu được vai trò của giống đối với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp - Hiểu được một số tiêu chí cơ bản đánh giá giống cây trồng tốt hiện nay - Hiểu được vai trò của giống cây trồng và phương pháp chọn tạo giống cây trồng - Có ý thức quý trọng và bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản suất ở địa phương . II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 9. Các tài liệu liên quan đến ngành trồng trọt. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh có liên quan để minh họa bài học ( hình 11,12,13 ) phóng to. III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2 . Kiểm tra bài củ : - Em hãy cho biết cách bảo quản phân bón thông thường ? 3 . Giới thiệu bài học: Kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ta đã phản ánh trong câu ca dao: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Ngày nay con người đã chủ động trong tưới tiêu,phân bón thì giống lại đặt lên hàng đầu. Vậy giống có vai trò như thế nào trong việc sản suất nhiệm vụ trồng trọt và làm như thế nào để có giống tốt ? Bài học hôm nay sẻ trả lờivấn đề này . 4. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng Giáo viên nêu vấn đề : ở địa phương A - Giáo viên tiếp tục nêu Yêu cầu học sinh quan sát hình 11 và hỏi: Giống có vai trò như thế nào đối với sản suất và trồng trọt ? - Trước đây câylúa cho gạo ăn không ngon, không dẻo. Ngày nay cây giống lúa khác cho gạo ăn thơm dẻo. Vậy có thể kết luận: giống có vai trò như thế nào đối với trồng trọt . Đó là tạo phẩm chất tốt . - Trước đây lúa chỉ cho năng suất 10 tấn/ ha/ vụ ngày nay trồng giống lúa mới( lúa lai) cho năng suất 12 tấn /ha/vụ . Vậy có thể kết luận giống có vai trò nữa lằtng năng suất cây trồng . - Quan sát và trả lời : Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng Làm tăng vụ thu hoạch trong năm Làm thay đôit cơ cấu cây trồng Hoạt động 2 . Tìm hiểu tiêu chí đánh giá giống cây trồng - Nghiên cứu các tiêu chí trong SGK em hãy nêu lần lượt các tiêu chí đó ? - Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời; Để có một giống tốt cần có các tiêu chí sau: Phát triển tốt trong điều kiện khí hậu , đất đai canh tác địa phương. Giống có nắng suất cao hơn so với giống củ Giống có chất lượng tốt: Đáp ứng nhu cầu kinh tế và những đặc điểm chất lượng đó ở địa phương chưa có hoặc có ở mức thấp; Có năng suất cao và ổn định : Qua một số năm vẩn giữ được năng suất xấp xỉ nhau. Chịu được sâu bệnh, ít bị sâu ăn trong điều kiện khác nhau qua các thời vụ . Hoạt động 3. Tìm hiểu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng - Em hãy cho biết có những phương pháp chọn tạo giống nào ? - Phương pháp chọn lọc có đặc điểm như thế nào ? - Phương pháp laicó đặc điểm như thế nào ? - Có 4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng được sử dụng phổ biến hiện nay: Phương pháp chọn lọc Phương pháp lai Phương pháp gây đột biến Phương pháp nuôi cấy mô - Từ giống khỏi đầu chọn cây có hạt giống tốt lấy hạt vụ sau gieo hạt mới chọn,so sánh với giống khởi đàu và giống đia phương nếu hơn về tiêu chí thì nhân giống đó cho sản xuất. - Lấy phấn hoa của cây làm bố thụ phấn cho nhụy của cây làm mẹ , lấy hật của cây làm mẹ gieo trồng sẻ có giống mới Hoạt động 4 . Tổng kết bài học Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - Nêu câu hỏi củng cố bài - Đánh giá giờ học - Dặn dò công việc về nhà cho học sinh: - Đọc phần ghi nhớ ở cuối bài Trả lời câu hỏi ở cuối bài Làm bài tập ở vỡ bài tập Đọc trước bài 11 SGK Rút kinh nghiệm giờ dạy : .............................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 09 -10 -2010 Ngày giảng: 11- 10 - 2010 Tiết: 7 Bài 11: sản suất và bảo quản giống cây trồng I- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học sinh phải: - Nêu được khái niệm sản xuất giống cây trồng và bảo quản hạt giống. - Nêu được quá trình sản xuất hạt hgiống và đặc điểm của từng giai đoạn - Nêu được cách nhân gióng vô tính như giâm , chiết , ghép và đặc điểm của mổi cách đó. - Vận dụng cách giâm cành , chiết hay ghép để nhân giống cây ăn quả ở gia đình II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu SGK, sách giáo viên bài 11. Các tài liệu liên quan đến ngành trồng trọt. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh có liên quan để minh họa bài học ( hình 15,16,17 ) phóng to. III- Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2 . Kiểm tra bài củ : - Em hãy nêu đặc điểm của các phương pháp chọn tạo giống cây trồng? 3 . Giới thiệu bài học: Trong trồng trọt hằng năm cần nhiều hạt giống có chất lượng hoặc cần nhiều cây giống tốt. Làm thế nào thực hiện được điều này, ta nghiên cứu bài hôm nay . 4. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống bằng hạt - Giáo viên giới thiệu sơ lược quy trình phục tráng giống cây trồng - Em hãy chobiết hạt giống nguyên chủng và hạt giống sản xuất đại trà khác nhau như thế nào? - Được tiến hành trong 4 năm Năm thứ nhất: Gieo hạt giống đã phục tráng vàchọn cây có đặc tính tốt Năm thứ 2 : Hạt của mổi cây tốt đem gieo trồng thành từng dòng, lấy hạt của những dòng tốt nhất đem hợp lại thành giống siêu nguyên chủng. Năm thứ 3 : Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng . Năm thứ tư : Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà . - Tiêu chuẩn chất lượng hạt nguyên chủng cao hơn nhiều hạt giống sản xuất đại trà số lượng hạn chế hơn. Hoạt động 2:Phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính - Thế nào là giâm cành , ghép mắt , chiết cành ? - Mổi cách có nhữngưu nhược điểm như thế nào ? - Giâm cành : Từ một đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm sau một thời gi

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_nguyen_huu_hie.doc